Bẫy bả sinh học đặc biệt này là ý tưởng đặc của Linh Sỹ Hải, học sinh lớp 11A1, Trường THPT Võ Nhai (H.Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên). Hải cho biết ý tưởng của em xuất phát từ mong muốn tiêu diệt các loại sâu bọ đục cây ăn quả, gây hại cây trồng trên địa bàn.
“Vào những thời điểm sát ngày thu hoạch, nông dân sử dụng thuốc trừ sâu diệt côn trùng sẽ để lại ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Một lần tình cờ đọc bài báo biết thông tin về hạt na có độc dược, nếu biết ứng dụng sẽ có lợi ích lớn. Na lại là cây trồng quen thuộc ở địa phương nên mình thử mày mò tìm hiểu nghiên cứu để diệt công trùng”, Hải chia sẻ.
Nghe học trò chia sẻ ý tưởng, cô giáo Đinh Ngọc Hương, giáo viên giảng dạy môn Sinh học trường THPT Võ Nhai hào hứng đồng hành, hướng dẫn Hải trong quá trình nghiên cứu. Hai cô trò cần mẫn làm các thí nghiệm tìm cách chiết xuất chất độc từ vỏ na, đến thử nghiệm các mẫu bả khác nhau trên các vườn cây ăn quả tại địa phương. “Căng thẳng hồi hộp nhưng vui nhất ở công đoạn thử nghiệm. Khi côn trùng ăn hết veo mồi bả khẳng định thành công bước đầu của công trình nghiên cứu, chứng tỏ ý tưởng sáng tạo của Hải đi đúng hướng”, cô Hương nói.
Bẫy bả chua ngọt diệt công trùng của Linh Sỹ Hải nghiên cứu có ưu thế nổi trội hơn hẳn so với các loại bẫy bả đang có trên thị trường và có quy trình chế biến đơn giản. Nông dân dễ áp dụng.
Nguyên liệu đầu tiên chế biến bẫy bả là dung dịch dẫn dụ thu hút côn trùng thường được sử dụng như đường, mật ủ lên men trong 2 - 3 ngày. Để chiết xuất được độc tố trong vỏ hạt na, mang loại hạt này ngâm chung với rượu trắng nặng trong khoảng một tuần, xay nhuyễn để thêm một tuần nữa. Sau khoảng hai tuần, mang dung lịch lọc bỏ bã rồi trộn chung với nguyên liệu dẫn dụ, sẽ tạo thành hỗn hợp bả có tác dụng diệt côn trùng. Khi sử dụng trong các vườn cây ăn quả, nông dân chỉ cần chia loại bả này vào các khay nhỏ đặt trên thân cây, ở vị trí tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Khi công trùng ăn phải, chất độc trong bẫy bả sẽ phát tác để tiêu diệt chúng.
Linh Sỹ Hải cho biết, qua nghiên cứu thử nghiệm, loại bẫy bả chua ngọt này đạt hiệu suất cao trong tiêu diệt các loại côn trùng đục quả và đặc biệt, không gây ô nhiễm môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người hoặc để lại các chất tồn dư trên hoa quả. Đặc biệt, loại bả sinh học này sử dụng hạt na nguyên liệu sẵn có ở địa phương nên nông dân dễ dàng áp dụng để tự chế biến, giảm thiểu chi phí mua các loại thuốc diệt trừ sâu bệnh.
Sáng kiến của Linh Sỹ Hải đang được người nông dân hào hứng áp dụng vào thực tiễn khi trồng, bảo vệ các loại ăn quả trước sự tấn công của côn trùng để làm tăng năng suất, chất lượng nông sản. Đặc biệt, công trình nghiên cứu của Linh Sỹ Hải được Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tuyên dương, ghi danh bảng vàng và trao giải thưởng Trí thức vì sự nghiệp phát triển nông thôn năm 2015 tổ chức tại Hà Nội ngày 31.8.
Theo VTC16
“Vào những thời điểm sát ngày thu hoạch, nông dân sử dụng thuốc trừ sâu diệt côn trùng sẽ để lại ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Một lần tình cờ đọc bài báo biết thông tin về hạt na có độc dược, nếu biết ứng dụng sẽ có lợi ích lớn. Na lại là cây trồng quen thuộc ở địa phương nên mình thử mày mò tìm hiểu nghiên cứu để diệt công trùng”, Hải chia sẻ.
Nghe học trò chia sẻ ý tưởng, cô giáo Đinh Ngọc Hương, giáo viên giảng dạy môn Sinh học trường THPT Võ Nhai hào hứng đồng hành, hướng dẫn Hải trong quá trình nghiên cứu. Hai cô trò cần mẫn làm các thí nghiệm tìm cách chiết xuất chất độc từ vỏ na, đến thử nghiệm các mẫu bả khác nhau trên các vườn cây ăn quả tại địa phương. “Căng thẳng hồi hộp nhưng vui nhất ở công đoạn thử nghiệm. Khi côn trùng ăn hết veo mồi bả khẳng định thành công bước đầu của công trình nghiên cứu, chứng tỏ ý tưởng sáng tạo của Hải đi đúng hướng”, cô Hương nói.
Bẫy bả chua ngọt diệt công trùng của Linh Sỹ Hải nghiên cứu có ưu thế nổi trội hơn hẳn so với các loại bẫy bả đang có trên thị trường và có quy trình chế biến đơn giản. Nông dân dễ áp dụng.
Nguyên liệu đầu tiên chế biến bẫy bả là dung dịch dẫn dụ thu hút côn trùng thường được sử dụng như đường, mật ủ lên men trong 2 - 3 ngày. Để chiết xuất được độc tố trong vỏ hạt na, mang loại hạt này ngâm chung với rượu trắng nặng trong khoảng một tuần, xay nhuyễn để thêm một tuần nữa. Sau khoảng hai tuần, mang dung lịch lọc bỏ bã rồi trộn chung với nguyên liệu dẫn dụ, sẽ tạo thành hỗn hợp bả có tác dụng diệt côn trùng. Khi sử dụng trong các vườn cây ăn quả, nông dân chỉ cần chia loại bả này vào các khay nhỏ đặt trên thân cây, ở vị trí tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Khi công trùng ăn phải, chất độc trong bẫy bả sẽ phát tác để tiêu diệt chúng.
Linh Sỹ Hải cho biết, qua nghiên cứu thử nghiệm, loại bẫy bả chua ngọt này đạt hiệu suất cao trong tiêu diệt các loại côn trùng đục quả và đặc biệt, không gây ô nhiễm môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người hoặc để lại các chất tồn dư trên hoa quả. Đặc biệt, loại bả sinh học này sử dụng hạt na nguyên liệu sẵn có ở địa phương nên nông dân dễ dàng áp dụng để tự chế biến, giảm thiểu chi phí mua các loại thuốc diệt trừ sâu bệnh.
Sáng kiến của Linh Sỹ Hải đang được người nông dân hào hứng áp dụng vào thực tiễn khi trồng, bảo vệ các loại ăn quả trước sự tấn công của côn trùng để làm tăng năng suất, chất lượng nông sản. Đặc biệt, công trình nghiên cứu của Linh Sỹ Hải được Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tuyên dương, ghi danh bảng vàng và trao giải thưởng Trí thức vì sự nghiệp phát triển nông thôn năm 2015 tổ chức tại Hà Nội ngày 31.8.
Theo VTC16