"Theo truyền thống, siêu âm cho phép chúng ta nhìn thấy trái tim, nhưng nó không chi tiết như chúng ta có thể mong muốn. Chúng tôi đã sử dụng kỹ thuật để hình ảnh hóa trái tim hết lớp này đến lớp khác, gần giống một người giết mổ sử dụng dao, và sau đó ghép nối các lớp lại với nhau để thấy được toàn bộ bức tranh", ông Khandheria cho biết.
Tiến sĩ Khandheria và các đồng nghiệp tại Trung tâm y tế Aurora St Luke (Mỹ) vừa bắt đầu đưa vào sử dụng phần mềm "4D tột bực" cSound. Các hình ảnh rõ nét tới mức, nó cho phép các bác sĩ có thể thấy máu cuộn xoắn quanh những cục nghẽn ở các động mạch.
Phần mềm hoạt động bên cạnh một máy siêu âm, chuyên phóng các chùm sóng âm tần số cao vào cơ thể và sử dụng tiếng vang của chúng để dò tìm hình dáng của các cơ quan nội tạng. cSound có thể thu thập lượng lớn thông tin để tạo ra một hình ảnh về cơ thể người.
Thay vì loại bỏ dữ liệu không thể xử lý như phần cứng vẫn làm, phần sẽ lưu trữ nó ở bộ nhớ của máy. Các nhà chế tạo cũng phát triển những thuật toán sau đó sẽ xử lý và phân tích mọi dữ liệu lưu trữ trong bộ nhớ và chọn lựa các tín hiệu tốt nhất ở phạm vi từng điểm ảnh một.
Phần mềm chuyên dụng cSound mạnh tới mức nó có thể xử lý lượng lớn dữ liệu đủ để lấp đầy một DVD chỉ trong 1 giây, trong thời gian thực.
Ngoài việc mô hình hóa trái tim, phần mềm đặc biệt hữu ích trong việc quét hình ảnh các bệnh nhân mắc bệnh phổi hoặc những người bị béo phì hoặc trong tình trạng nguy kịch - những trường hợp rất khó soi kiểm hình ảnh theo cách thông thường. Theo tiến sĩ Khandheria, công nghệ mang tính đột phá này đã mang lại lợi ích cho 98% bệnh nhân của ông.
Tuấn Anh(Theo Daily Mail)