{keywords}

Gần 2 năm kể từ khi đại dịch Covid-19 xâm nhập vào Việt Nam, chúng ta liên tiếp đối mặt với các làn sóng dịch gây nên bởi biến thể của virus SARS-CoV-2. Trong đó, biến thể Delta có tốc độ lây nhiễm nhanh, mạnh khó lường đã làm phá vỡ và đảo lộn tất cả thành tựu chống dịch. Hệ thống y tế gặp áp lực quá tải, toàn bộ đời sống của nhân dân, sự phát triển kinh tế, xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan, đặc biệt là Bộ Y tế đã nỗ lực triển khai rất nhiều giải pháp nhằm kiểm soát dịch bệnh. Trong đó, ngay từ thời gian đầu, Việt Nam xác định vắc xin là biện pháp hữu hiệu nhất giúp ứng phó với dịch Covid-19.

Chiến lược vắc xin của nước ta tập trung vào các nội dung: nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu để sản xuất và phát triển vắc xin trong nước. Thực hiện mục tiêu đó, Việt Nam tập trung tổng hợp nhiều biện pháp như tăng cường đàm phán, ngoại giao và huy động tài chính.

{keywords}
{keywords}

Bộ Y tế chính thức phê duyệt vắc xin Covid-19 đầu tiên cho  nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh, là vắc xin AstraZeneca, do Anh sản xuất vào ngày 1/2/2021. Hơn 3 tuần sau, vào ngày 24/2, chuyến bay mang 117.600 liều vắc xin Covid-19 AstraZeneca đầu tiên hạ cánh sân bay Tân Sơn Nhất, mang tới hy vọng mới trong cuộc chiến chống đại dịch của Việt Nam.

Lô vắc xin này nằm trong hợp đồng đặt mua 30 triệu liều giữa Công ty cổ phần Vắc xin Việt Nam (VNVC) với Tập đoàn AstraZeneca, sau đó được chuyển giao cho Bộ Y tế theo nguyên tắc phi lợi nhuận. Việt Nam trở thành một trong những nước đầu tiên của khu vực châu Á tiếp cận với vắc xin phòng Covid-19.

{keywords}

Trong năm 2021, Bộ Y tế phê duyệt khẩn cấp 9 loại vắc xin Covid-19 để đáp ứng điều kiện khẩn cấp, ngoài AstraZeneca còn có Sputnik V (phê duyệt ngày 23/3), Vero Cell (vắc xin Sinopharm, phê duyệt ngày 3/6), Pfizer (phê duyệt ngày 12/6),  Moderna (phê duyệt ngày 29/6), Janssen (phê duyệt ngày 15/7), Hayat-Vax (phê duyệt ngày 10/9), Abdala (phê duyệt ngày 17/9) và Covaxin (phê duyệt ngày 10/11).

Nhờ nỗ lực ngoại giao vắc xin, đến hết ngày 3/12, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 150 triệu liều vắc-xin các loại, trong đó có gần 71,5 triệu liều mua từ nguồn ngân sách Nhà nước và hơn 79 triệu liều từ nguồn viện trợ, tài trợ.

Các loại vắc xin Việt Nam đã tiếp nhận từ tháng 3/2021 đến ngày 5/12/2021:

+ Vắc xin AstraZeneca: 48.688.076 liều 

+ Vắc xin Pfizer và Moderna: 46.576.370 liều

+ Vắc xin Sinopharm: 48.700.000 liều 

+ Vắc xin Abdala: 5.150.000 liều 

+ Vắc xin Sputnik V: 1.508.998 liều

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu sản xuất vắc xin trong nước cũng được thúc đẩy mạnh mẽ. Sáng ngày 17/12/2020, những liều vắc xin Covid-19 “made in Vietnam” đầu tiên - vắc xin Nanocovax chính thức được thử nghiệm trên người. Ngày 15/3/2021, Việt Nam thử nghiệm trên người vắc xin Covid-19 thứ hai là Covivac. 

Tới nay, Nanocovax đã thử nghiệm lâm sàng ở 3 giai đoạn trên khoảng 14.000 người, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh quốc gia đã thông qua báo cáo đánh giá giữa kỳ giai đoạn 3 hồi tháng 9.

Nước ta cũng tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin từ các nước với các vắc xin Sputnik V (Nga), Shionogi (Nhật Bản), ARCT-154 (Mỹ).

{keywords}

Các liều vắc xin Covid-19 đầu tiên về Việt Nam được ưu tiên phân bổ cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, các tỉnh tâm dịch, vùng có dịch. Sau này, khi vắc xin về nhiều hơn, chúng ta chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng trên phạm vi toàn quốc vào ngày 10/7.

Đây là chiến dịch có quy mô lớn nhất trong lịch sử tiêm chủng tại nước ta, huy động tổng lực cùng tham gia với hàng chục nghìn cơ sở y tế, hàng vạn cán bộ y tế và các lực lượng khác trong cả nước từ trung ương đến địa phương, gồm cả lực lượng dân y, quân y, công lập, tư nhân.

Trong buổi lễ phát động, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định: “Bộ Y tế cùng các Bộ quyết tâm, nỗ lực để thực hiện hiệu quả, thành công chiến dịch tiêm chủng với phương châm “tiêm đến đâu an toàn đến đó”, “không bỏ phí bất cứ một liều vắc xin nào” và “không lãng phí bất cứ đồng nào từ Quỹ Vắc xin phòng, chống Covid-19 của Việt Nam”.

{keywords}
{keywords}
{keywords}

Tại một số địa phương có diễn biến dịch căng thẳng, để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, phủ đủ vắc xin cho người dân, cán bộ y tế thực hiện tiêm chủng xuyên đêm suốt nhiều ngày. Ở tâm dịch TP.HCM, các bác sĩ đến từng nhà để tiêm cho những trường hợp người cao tuổi khó khăn trong đi lại, người bị bại liệt, không thể đến điểm tiêm.

“Chúng tôi muốn độ bao phủ của vắc xin đến được với tất cả người dân đủ điều kiện tiêm chủng trên địa bàn. Các cô chú cao tuổi và gia đình rất phấn khởi. Mới đầu, họ nghĩ mình không thể tiêm vì nằm một chỗ, không di chuyển được. Khi nhận tin đội tiêm lưu động tới, họ rất mừng”, bà Phan Hoàng Oanh, Phó Chủ tịch phường 1, quận Tân Bình, TP.HCM chia sẻ.

Khi TP Hà Nội bùng dịch, hàng nghìn nhân viên y tế từ 11 tỉnh, thành phố đã về Thủ đô để hỗ trợ Hà Nội thực hiện công tác tiêm chủng thần tốc. Nhờ đó, chỉ trong vòng 8 ngày, Hà Nội cơ bản tiêm phủ mũi 1 vắc xin cho người từ 18 tuổi trở lên.

{keywords}

Việt Nam có 14 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc xin cho 100% dân số từ 18 tuổi trở lên, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắk Nông, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Cần Thơ, Trà Vinh, Bình Phước (theo thống kê của Bộ Y tế đến ngày 30/11).

{keywords}
{keywords}

Bộ Y tế vẫn đang tiếp tục chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng cho người dân trong độ tuổi chỉ định. Đặc biệt, ưu tiên tiêm cho đối tượng là người từ 50 tuổi trở lên, người mắc bệnh nền.

Song song tiêm chủng cho nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên, Việt Nam cũng triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi, ưu tiên trước cho trẻ em các địa phương đang có dịch, đang thực hiện giãn cách xã hội, các địa phương có mật độ dân cư đông, có nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 cao, sau đó mở rộng dần. Điểm tiêm được đặt ngay tại trường học, trạm y tế hoặc bệnh viện.

Quá trình triển khai tiêm chủng xảy ra một số vụ tai biến sau tiêm. Tuy nhiên theo các cơ quan y tế, nguyên nhân dẫn đến những diễn biến nặng của các bệnh nhân là phản vệ do phản ứng quá mẫn của cơ thể với vắc xin Covid-19, không do chất lượng vắc xin hay thực hành tiêm chủng. Tỷ lệ gặp sự cố, rủi ro và tử vong liên quan tới tiêm vắc xin tại Việt Nam thấp hơn nhiều nước trên thế giới, kể cả tại những nước phát triển như Mỹ.

{keywords}

Việc phủ rộng vắc xin đem đến những hiệu quả có thể nhìn thấy trước mắt. Ghi nhận tại một số trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng lớn nhất cả nước, các bác sĩ cho biết đa số F0 nặng nhập viện thời gian gần đây là người cao tuổi, người có bệnh nền chưa tiêm vắc xin hoặc mới tiêm 1 mũi.

Giám đốc một bệnh viện điều trị Covid-19 tại Hà Nội thông tin, nếu như trước đây, 20% bệnh nhân có triệu chứng trung bình và nặng thì bây giờ sau khi đã tiêm vắc xin, hơn 90% có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, chỉ còn 8-10% là có triệu chứng trung bình và nặng.

{keywords}

Thủ tướng Chính phủ khẳng định, đạt "zero Covid" là điều rất khó khăn, gần như “không thể”. Thay vào đó, chúng ta cần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh Covid-19 theo đúng công thức “5K + vắc xin, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các giải pháp khác”.

Trong Nghị quyết số 128 của Chính phủ, tiêm phủ đủ vắc xin là 1 trong 3 yếu tốt cốt lõi giúp các địa phương đạt tiêu chí “thích ứng an toàn” với dịch bệnh.

{keywords}

Tại cuộc họp với Bộ Y tế mới đây về vắc xin, thuốc điều trị Covid-19, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế đến ngày 15/12/2021 (chậm nhất đến 31/12/2021) phải cơ bản hoàn thành 100% việc tiêm 2 mũi cho người từ 18 tuổi trở lên; tích cực triển khai có lộ trình để hoàn thành sớm nhất việc tiêm cho người từ 12 đến 18 tuổi.

Đồng thời, đảm bảo đủ vắc xin tiêm mũi 3 cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên (phấn đấu trước tháng 6/2022); kiến nghị kịp thời việc tiêm mũi 3 cho trẻ em từ 12 đến 18 tuổi.

Gần đây, toàn thế giới quan ngại về biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có tên Omicron với tốc độ lây lan rất nhanh. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn hôm 7/12, giám đốc đáp ứng khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát biểu, dẫn dữ liệu sơ bộ từ Nam Phi cho thấy vắc xin "ít nhất đang duy trì khả năng bảo vệ". Quan chức WHO nhấn mạnh, trong cuộc chiến chống lại tất cả các biến chủng, "vũ khí tốt nhất chúng ta có ngay bây giờ là tiêm phòng".

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Minh Vũ ngày 5/12 thông tin, việc xuất hiện biến chủng mới Omicron đã làm dịch bệnh trên thế giới càng diễn biến phức tạp và khó lường, khó dự báo hơn. Tuy nhiên, các báo cáo cho thấy hiệu lực bảo vệ của các loại vắc xin đã được cấp phép vẫn cao và các hãng đang tiếp nghiên cứu để bảo đảm, nâng cao hơn nữa hiệu lực bảo vệ của vắc xin.

 

 >>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất

Nguyễn Liên

Tiêm mũi 2 vắc xin Moderna cho người đã tiêm mũi 1 Pfizer hoặc AstraZeneca

Tiêm mũi 2 vắc xin Moderna cho người đã tiêm mũi 1 Pfizer hoặc AstraZeneca

Ngày 12/12, Bộ Y tế có công văn khẩn cho phép tiêm mũi 2 bằng vắc xin Moderna cho người đã tiêm mũi 1 vắc xin khác.