Có thể nói do tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, của toàn cầu hóa, của sử dụng thành tựu khoa học và công nghệ, khả năng lan tỏa những mối đe dọa ANPTT đối với con người rộng lớn hơn, sức uy hiếp mạnh hơn.
Mới đây, tại tọa đàm Tọa đàm "An ninh phi truyền thống và thách thức đặt ra", PGS.TS Hoàng Đình Phi- một nhà quản trị chiến lược, Hiệu trưởng Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội nêu quan điểm, chú trọng an ninh, an toàn là một trong nhưng yếu tố hàng đầu trong cuộc sống của người dân. Chúng ta phải chủ động phòng ngừa là chính, đồng thời ứng phó kịp thời, hiệu quả đối với các đe dọa an ninh phi truyền thống, an ninh xã hội, an ninh con người.
An ninh con người là một khái niệm rất lớn theo quan điểm của Liên Hợp Quốc, của các học giả, nhà khoa học quốc tế và an ninh con người bị chi phối bởi nhiều yếu tố. An ninh con người bị chi phối bởi rất nhiều rủi ro phi truyền thống đang đe doạ hằng ngày, nhất là những cá nhân, từ nhà ra đường, trường học, nhà máy, xí nghiệp…
Chúng ta thấy trẻ em, người già, người lao động đang đối diện với nhiều rủi ro, thương tật, chết chóc và số lượng công nhân bị thương, bị thiệt mạng, rồi trẻ em không may qua đời do rất nhiều nguyên nhân phi truyền thống như bạo lực gia đình, đuối nước, thiếu giáo dục đào tạo, thiếu kỹ năng. Rồi an ninh giao thông vô cùng phức tạo ở Hà Nội, TPHCM và các thành phố lớn khác. Như ở Bangkok, Jakarta, họ giải quyết vấn đề này nhiều năm nhưng đây là vấn đề rất lớn. Mỗi tháng chúng ta có trung bình 26-30 người chết vì tai nạn giao thông và bằng số đó là bị thương rất nặng. Đấy là mối đe doạ lớn.
Tiếp theo là an ninh môi trường, đất, nước, không khí, tiếng ồn đang bị ô nhiễm rất nặng, như ô nhiễm môi trường ở các doanh nghiệp Vedan, Formosa, bãi rác Nam Sơn Hà Nội hay ô nhiễm sông Tô Lịch, bao nhiêu năm qua nước đen và ô nhiễm nặng, chúng ta cũng chưa có giải pháp gì cụ thể. Hàng triệu ao, hồ ở Việt Nam nữa. Cho nên vấn đề an ninh môi trường cũng là vấn đề đe doạ an ninh con người ở Việt Nam. An ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh sức khoẻ do dịch COVID-19 hay còn nhiều dịch bệnh khác nữa gây ưng thư, lao phổi, những bệnh gây nhiễm khuẩn khác cho trẻ em. Tất cả những vấn đề đó sẽ đe doạ tới an ninh con người.
Ngoài ra còn an ninh giáo dục, an ninh mạng, an ninh kinh tế, tài chính… Như vậy an ninh phi truyền thống quyết định sự bền vững của mỗi cá nhân con người và chúng ta cần đối phó với nó, tức là phải xây dựng chiến lược, ứng phó với từng mối đe doạ an ninh phi truyền thống.
Thiên tai, địch họa là rủi ro mà chúng ta có thể phòng tránh được một phần và ứng phó tốt ở khía cạnh khác bằng các giải pháp khoa học công nghệ, quản trị, v.v… Thế nhưng, nếu chúng ta không có cách nhìn toàn diện, kiến thức, có công cụ quản trị, hoạch định được chính sách, kế hoạch phòng ngừa rủi ro phi truyền thống, để nó trở thành khủng hoảng thì rõ ràng một gia đình không thể phát triển được, một doanh nghiệp bị rơi vào khủng hoảng, mất khả năng thanh khoản.
Tất cả cách thức mà chúng ta nghiên cứu, học tập, nhận thức và chúng ta hành động cụ thể trong việc quản trị tốt rủi ro của mình, gia đình mình, doanh nghiệp mình, đất nước mình sẽ giúp giảm thiểu rất nhiều rủi ro và chỉ khi những rủi ro đấy không thể trở thành khủng hoảng nặng, không gây thiệt hại thì chúng ta mới phát triển bền vững được.
Đến thời điểm này, mới chỉ có 3 đề tài khoa học cấp Nhà nước nghiên cứu vấn đề chung, mang tính quan điểm chung của Đảng, Nhà nước về an ninh phi truyền thống. Chúng ta rất thiếu nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực, ví dụ như an ninh kinh tế, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh môi trường.
Chúng tôi tính có khoảng 20 vấn đề an ninh phi truyền thống rất cần nghiên cứu chuyên sâu ở Việt Nam. Những nghiên cứu này có thể sẽ huy động cho các ngành, các cấp, các bộ ngành, trong đó Đại học Quốc gia Hà Nội cũng là một trong những mũi nhọn đi tiên phong. Ngoài ra chúng ta phải tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
Tôi là một người may mắn vì trong 10 năm qua tôi được rất nhiều các thầy là giáo sư, tiến sĩ trong ngành công an, quân đội và đặc biệt là các thầy trong Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân trực tiếp tư vấn, trao đổi, chia sẻ, sáng tạo lên một trường phái học thuật mới của Việt Nam và có thể nói là mới của thế giới. Đó là trường phái học thuật của Việt Nam về quản trị an ninh truyền thống. Cụm từ MNS (Management of Non-Traditional Security) trên tất cả các trang mạng và cả các bài báo quốc tế xuất phát từ Viện An ninh truyền thống, Trường Quản trị kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và sáng tạo trên nền tảng kiến thức, kinh nghiệm hàng trăm năm của các nhà nghiên cứu khoa học về an ninh, các nhà quản trị về an ninh quốc gia và có cả nhà quản trị an ninh doanh nghiệp.
Tôi đi theo 2 trường phái là trường phái học thuật Quản trị an ninh truyền thống và trường phái Quản trị an ninh tích hợp. Chính vì thế, kinh doanh để phát triển kinh tế, kinh tế để phát triển quốc gia, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh quốc gia. Trong rất nhiều giải pháp thì giải pháp đầu tiên là giải pháp tuyên truyền chung. Cái này các kênh truyền thông của Nhà nước: báo, đài, tạp chí… đã và đang tuyên truyền. Tuy nhiên, chúng ta mới dừng lại ở mức độ nhận thức và mức độ kiểu như ta hô khẩu hiệu là cần phải nhưng làm thế nào để làm được là một câu chuyện vô cùng khó khăn và chúng ta phải quay trở lại câu kinh điển của thế giới: Giáo dục là thứ vũ khí mạnh nhất giúp chúng ta thay đổi thế giới này.
Phải có nghiên cứu căn cơ nhưng nghiên cứu không phải đánh giá chúng ta làm được cái gì, không làm được cái gì, thế giới làm gì, không làm gì mà chúng ta đánh giá rủi ro trong 5 năm tới, 10 năm tới lĩnh vực là gì. Điều đó khó thực sự, tầm nghiên cứu đưa ra được phương pháp định tính, định lượng hoặc phương pháp kết hợp để dự báo được những rủi ro có thể đến trong tương lai. Ví dụ sau COVID-19 thì sẽ có các dịch bệnh kiểu gì, virus truyền nhiễm kiểu gì, sau dịch cúm mùa là gì hoặc sau khủng hoảng môi trường này sẽ là khủng hoảng môi trường gì ở Việt Nam, ASEAN và thế giới? Đó là câu chuyện nghiên cứu, đánh giá thì dễ, nghiên cứu dự báo mới là khoa học và vô cùng khó trên thế giới.
Tôi nghĩ rằng nghiên cứu của thầy Yêm và các thầy trên Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các nhà khoa học tại Đại học Quốc gia Hà Nội đi sâu vào đánh giá và dự báo xu thế, các rủi ro diễn biến như thế nào trong tương lai. Các nghiên cứu đấy phải đưa vào đào tạo bởi vì quan trọng không phải dạy cái này là cái gì, an ninh truyền thống là gì mà vì sao chúng ta cần nó? Muốn có được an ninh phi truyền thống với tư cách là một sản phẩm của hạnh phúc thì chúng ta phải làm gì?
"Vai trò của giáo dục đào tạo vô cùng quan trọng", PGS.TS Hoàng Đình Phi khẳng định.
Diệu Thúy, Thu Hà, Xuân Long, Thanh Hùng, Ngọc Ánh, Đức Yên