60 phút làm ra 60 chiếc bánh chưng
Ông Xuân chia sẻ, mới đầu vào mỗi dịp Tết, gia đình ông chỉ làm giúp hàng xóm vài chiếc bánh. Lâu dần, mọi người thấy bánh ngon, đẹp nên đua nhau đặt, gia đình ông mới chuyển sang kinh doanh, phục vụ bà con ăn Tết.
Theo ông Xuân, bánh chưng ngon hay không là nhờ độ dẻo của gạo nếp quyện với độ bùi của đậu xanh và độ béo ngậy của thịt lợn, mùi thơm của lá dong. Để có được một chiếc bánh chưng “hoàn hảo” phải trải qua nhiều công đoạn, từ khâu chọn lá, chọn gạo, lựa thịt...
Lá dong gói bánh chưng phải xanh, mượt, không bị nát. Lá được rửa thật sạch trước 1-2 ngày, để ráo nước và lau sạch trước khi gói. Gạo nếp mẩy đều, thường là gạo nếp lương hay nếp nhung, cũng có thể dùng nếp cẩm. Gạo được ngâm trước qua một đêm để bánh không bị cứng. Sau khi vo sạch gạo, để ráo thì trộn đều gia vị vào để bánh đậm đà.
Thịt lợn được chọn theo yêu cầu của khách hàng, song phổ biến vẫn là thịt ba chỉ, thịt má nạc, thịt gối. Thịt được làm sạch sẽ, đảo qua cho chín tới, như vậy thịt sẽ không bị khô và nhanh chua; rồi ướp với muối và hạt tiêu vừa đủ.
Đỗ cũng được ngâm qua một đêm, đãi sạch vỏ, luộc đỗ cho đến khi tơi, cán nhuyễn, có nêm chút muối cho bánh được tròn vị.
Gia đình ông Xuân gói bánh không cần khuôn nhưng vẫn vuông và đẹp, đều tăm tắp, khi cầm chắc tay. Mỗi chiếc bánh lớn có giá từ 15.000 – 30.000 đồng; bánh nhỏ giá 5.000 đồng.
Mọi người trong gia đình ông Xuân đều có thể đạt được tốc độ gói bánh đáng nể là cứ mỗi phút gói xong 1 chiếc bánh.
Theo Dantri
Ông Xuân chia sẻ, mới đầu vào mỗi dịp Tết, gia đình ông chỉ làm giúp hàng xóm vài chiếc bánh. Lâu dần, mọi người thấy bánh ngon, đẹp nên đua nhau đặt, gia đình ông mới chuyển sang kinh doanh, phục vụ bà con ăn Tết.
Theo ông Xuân, bánh chưng ngon hay không là nhờ độ dẻo của gạo nếp quyện với độ bùi của đậu xanh và độ béo ngậy của thịt lợn, mùi thơm của lá dong. Để có được một chiếc bánh chưng “hoàn hảo” phải trải qua nhiều công đoạn, từ khâu chọn lá, chọn gạo, lựa thịt...
Lá dong gói bánh chưng phải xanh, mượt, không bị nát. Lá được rửa thật sạch trước 1-2 ngày, để ráo nước và lau sạch trước khi gói. Gạo nếp mẩy đều, thường là gạo nếp lương hay nếp nhung, cũng có thể dùng nếp cẩm. Gạo được ngâm trước qua một đêm để bánh không bị cứng. Sau khi vo sạch gạo, để ráo thì trộn đều gia vị vào để bánh đậm đà.
Thịt lợn được chọn theo yêu cầu của khách hàng, song phổ biến vẫn là thịt ba chỉ, thịt má nạc, thịt gối. Thịt được làm sạch sẽ, đảo qua cho chín tới, như vậy thịt sẽ không bị khô và nhanh chua; rồi ướp với muối và hạt tiêu vừa đủ.
Đỗ cũng được ngâm qua một đêm, đãi sạch vỏ, luộc đỗ cho đến khi tơi, cán nhuyễn, có nêm chút muối cho bánh được tròn vị.
Gia đình ông Xuân gói bánh không cần khuôn nhưng vẫn vuông và đẹp, đều tăm tắp, khi cầm chắc tay. Mỗi chiếc bánh lớn có giá từ 15.000 – 30.000 đồng; bánh nhỏ giá 5.000 đồng.
Mọi người trong gia đình ông Xuân đều có thể đạt được tốc độ gói bánh đáng nể là cứ mỗi phút gói xong 1 chiếc bánh.
Theo Dantri