{keywords}
{keywords}

Ngày 27/4 đánh dấu khởi đầu của làn sóng dịch thứ 4 tại Việt Nam, khi bệnh nhân đầu tiên xuất hiện trong khách sạn tại tỉnh Yên Bái. Từ đây, dịch bắt đầu lây lan ra Đà Nẵng, Hà Nội, Vĩnh Phúc, bùng phát ở Bắc Ninh, Bắc Giang, tấn công vào các khu công nghiệp.

Ngày 12/6, Việt Nam cán mốc 10.000 ca nhiễm Covid-19, trong khi cả 3 đợt trước đó chỉ ghi nhận 3.000 ca. Hơn 1 tháng sau, ngày 26/7, Việt Nam vượt ngưỡng 100.000 bệnh nhân Covid-19.

Đợt dịch do biến thể Delta gây ra có mức độ lây nhiễm nhanh và mạnh hơn; nồng độ virus trong dịch đường hô hấp gấp 1.000 lần so với chủng cũ.  “Biến chủng Delta đã làm đảo ngược các thành quả phòng chống dịch trên thế giới”, Bộ Y tế nhận định.

{keywords}
{keywords}
{keywords}

Đợt dịch thứ 4 tại TP.HCM bùng phát với chùm ca bệnh liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục Hưng vào ngày 26/5. Chỉ 1 tháng sau, TP.HCM chạm mốc 5.000 ca.

Ngày 2/6, TP.HCM ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì Covid-19 sau 3 đợt dịch “giữ sạch lưới”. Đây là bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối.Ngày 30/7, TP.HCM chạm mốc 1.000 người chết. Từ lúc này, TP luôn ghi nhận từ 200-300 ca tử vong/ ngày kéo dài liên tục.

“Sài Gòn ốm rồi”, “Sài Gòn ơi mau khoẻ nhé”, “Thương và nhớ Sài Gòn” … được người dân cả nước chia sẻ.

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM gọi đây là khoảng thời gian khó khăn đỉnh điểm, chưa từng có trong lịch sử. Tất cả các bệnh viện quá tải. Khu cách ly lây nhiễm chéo. Người bệnh khó gọi được xe cứu thương.

{keywords}

Những nữ bác sĩ kể lại, họ đã ôm nhau khóc vì bất lực, khi chứng kiến bệnh nhân chết liên tục ngay trước mắt. Bất chấp họ đã dùng toàn bộ sức lực giành giật với tử thần.

Dịch càn quét qua với tốc độ không thể kìm hãm. TP thành lập 32 bệnh viện dã chiến, chuyển đổi công năng 64 bệnh viện “đuổi theo dịch”. Mỗi ngày, ghi nhận thêm 1.000 ca nhiễm.

“TP xác định đếm số ca nhiễm không còn ý nghĩa lớn mà tập trung giảm số ca tử vong” – ông Phan Văn Mãi, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM khẳng định.

17.175 người dân TP.HCM đã mất trong đợt dịch thứ 4.

{keywords}
{keywords}

Đợt dịch thứ 4, Bộ Y tế huy động lực lượng chi viện cho miền Nam với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Hàng nghìn bác sĩ, điều dưỡng, sinh viên, giảng viên y khoa tình nguyện tham gia.

Bốn trung tâm hồi sức Covid-19 được thiết lập trong 1 tuần, với sự quản lý của Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, Trung ương Huế và Đại học Y dược TP.HCM.

Các đoàn y tế khác tỏa về khắp 312 xã, phường hỗ trợ công tác lấy mẫu, xét nghiệm, truy vết, tiêm vắc xin. Đã có những người bị lây nhiễm khi làm nhiệm vụ. Đã có những người không kịp về quê khi cha mẹ qua đời, phải lập bàn thờ bái vọng từ miền Nam.

{keywords}
{keywords}

Cùng với đó, lực lượng quân y thiết lập hơn 500 trạm y tế lưu động, gõ cửa từng nhà F0 để chăm sóc và phát thuốc. Hàng nghìn chiến sĩ quân đội đi chợ giúp dân, kiểm soát các chốt chặn, đảm bảo “ai ở đâu, ở yên đấy”.

Theo thống kê, TP.HCM đã nhận được sự hỗ trợ của hơn 25.000 cán bộ y tế từ khắp nơi trên cả nước, 135.000 cán bộ chiến sĩ từ Bộ Quốc phòng…

{keywords}
{keywords}
{keywords}

 

>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM mới nhất

Linh Giao