{keywords}
{keywords}
{keywords}

Dưới triều Nguyễn, do nhu cầu phổ biến rộng rãi các chuẩn mực của xã hội, các điều luật bắt buộc thần dân phải tuân theo, để lưu truyền công danh sự nghiệp của các vua chúa, các sự kiện lịch sử..., triều đình đã cho khắc nhiều bộ sách sử và các tác phẩm văn chương để ban cấp cho các nơi. Quá trình hoạt động đó đã sản sinh ra một loại hình tài liệu đặc biệt, đó là mộc bản.

Đây là những tài liệu gốc, độc bản, có giá trị, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam thời cận đại. Giá trị của mộc bản còn mang tính văn bản, nghệ thuật và là dấu mốc cho sự phát triển nghề khắc ván in ở Việt Nam.

Bản khắc mộc bản là khối tài liệu đặc biệt quý hiếm, do giá trị về mặt nội dung, đặc tính về phương pháp chế tác và những quy định rất nghiêm ngặt về việc ấn hành và san khắc.

Đa phần những bộ sách chính văn, chính sử của triều đình đều do Quốc sử quán (được thành lập vào năm Minh Mạng thứ nhất 1820) thực hiện theo chỉ dụ của vua, những bộ sách của tư nhân khi thực hiện san khắc cũng phải xin giấy phép. Chỉ những người có trách nhiệm và thẩm quyền làm việc tại Quốc sử quán mới được tiếp xúc và làm việc với chúng.

{keywords}
{keywords}

Quy trình biên soạn được triển khai khá công phu, cẩn trọng trải qua thời gian dài. Có những bộ sách được biên soạn kéo dài đến 88 năm mới hoàn thành như bộ sách “Đại Nam Thực lục”.

Trước hết, hoàng đế ban dụ cho phép biên soạn sách. Sau đó cơ quan biên soạn dâng tấu xin được nghiên cứu châu bản để biên soạn, bản thảo hoàn thành dâng lên hoàng đế ngự lãm. Bản thảo được giao cho ban biên soạn bổ sung chỉnh sửa theo ý của hoàng đế. Tất cả nội dung các bản thảo được khắc trên mộc bản đều được hoàng đế trực tiếp phê duyệt bằng bút tích trước khi giao cho những người thợ tài hoa nhất trong cung đình khắc lên gỗ quý. 

Loại gỗ phổ biến nhất dùng làm ván khắc là gỗ thị. Loại gỗ này có ưu điểm là chất liệu gỗ rất dai, mềm và mịn, khó bị nứt nẻ nên chữ khắc trên đó sẽ không bị lệch. Còn theo sách Đại Nam nhất thống chí, mộc bản còn được chế tác từ "cây nha đồng, tục danh là sống mật, sớ gỗ trắng, sáng ngời như ngà voi".

{keywords}

Thợ khắc mộc bản được lựa chọn từ các địa phương trong cả nước có nghề chạm khắc gỗ nổi tiếng, kỹ thuật khắc hoàn toàn là thủ công.

Trong quá trình san khắc, đều có các viên quan có chức trách cao ở Viện Hàn lâm trông coi nên quá trình san khắc được đảm bảo đúng quy trình. Quá trình biên soạn, san khắc nghiêm ngặt như vậy nên những tác phẩm có tính pháp lý cao nhất, đó cũng là những ván khắc độc bản.

Mộc bản sau khi khắc xong được các quan dâng biểu xin cho in thành sách.

{keywords}

Năm Minh Mạng thứ 2 (1821), nhà Nguyễn thành lập Quốc Tử giám, nhà được xây dựng ở phía tây kinh thành, gồm Di luân đường và các dãy nhà Giám. Ngoài chức năng đào tạo, Quốc Tử giám còn tiếp nhận, bảo quản, tu bổ ván in sách được thu chuyển từ Quốc Tử giám (Hà Nội) về lưu trữ tại Quốc Tử giám (Huế) vào hai triều vua Minh Mạng và Thiệu Trị.

Do tính chất cực kỳ quan trọng của mộc bản, dưới thời Minh Mạng, nhà vua từng có chỉ dụ: “Sai quan Bắc thành kiểm xét các ván in nguyên trữ tại Văn Miếu (Hà Nội) về các sách Ngũ Kinh, Tứ Thư Đại Toàn, Vũ Kinh Trực Giải cùng Tiền Hậu Chính Sử và Tứ Trường Văn Thể gửi về kinh để ở Quốc Tử Giám (Kinh đô Huế)”.

{keywords}{keywords}

Mộc bản đưa về bảo quản tại nhà Giám, do nhân viên Quốc Tử Giám coi giữ và thường xuyên kiểm tra, xem xét; đồng thời “Cho sinh viên ở quán xét xem những sách công cũ, những chữ in có chữ nào mất nét, ai lầm, cần phải khắc lại”. Qua đó cho thấy việc lưu trữ mộc bản của Quốc Tử giám được thực hiện khá chu đáo, từ khâu thu thập, lưu trữ đến bảo quản, tu bổ và in ấn để phục vụ nhu cầu giảng dạy và học tập của nhà trường và xã hội.

Từ năm 1976, mộc bản triều Nguyễn được Cục Lưu trữ (nay là Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) giao cho Kho Lưu trữ TW II (nay là Trung tâm Lưu trữ quốc gia II) quản lý và bảo quản tại Tòa nhà dòng Chúa Cứu thế. Năm 1988, mộc bản được chuyển về khu biệt điện Trần Lệ Xuân (cũ).

Từ tháng 8 năm 2006 đến nay, mộc bản triều Nguyễn được giao cho Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV (số 2 Yết Kiêu, Đà Lạt) quản lý, bảo quản và phát huy giá trị của tài liệu mộc bản. Hiện nay, Trung tâm đang bảo quản khối lượng lớn tài liệu mộc bản gồm 34.619 tấm bản gốc với 55.320 mặt khắc. Toàn bộ mộc bản đã được chỉnh lý khoa học, trên 9 chuyên đề như lịch sử, địa lý, quân sự, pháp chế, ngôn ngữ văn tự… gồm 152 đầu sách với 1.953 quyển.

{keywords}

Nội dung thông tin được khắc trên các tấm mộc bản rất phong phú, đa dạng:

Về lịch sử: có 30 bộ sách, gồm 836 quyển; ghi chép về lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương dựng nước cho đến triều Nguyễn.

Về địa lý: có hai bộ sách, gồm 20 quyển; ghi chép về địa lý đã thống nhất ở Việt Nam và ghi chép về Hoàng thành Huế.

Về chính trị - xã hội: có năm bộ sách, gồm 16 quyển; ghi chép về sách lược của các triều đại phong kiến Việt Nam.

Về quân sự: có năm bộ sách, gồm 151 quyển; ghi chép về việc đánh dẹp các cuộc nổi dậy ở Bắc Kỳ, Nam Kỳ, Bình Thuận và một số nơi khác.

Về pháp chế: có 12 bộ sách gồm 500 quyển; ghi chép về các điển chế và pháp luật triều Nguyễn.

Về tư tưởng, triết học, tôn giáo: có 13 bộ sách, gồm 22 quyển; ghi chép về phương pháp tiếp cận kinh điển Nho gia.

Về văn thơ: có 39 bộ, gồm 265 quyển; ghi chép thơ văn của các bậc đế vương và Nho gia nổi tiếng Việt Nam...

Về ngôn ngữ văn tự: có 14 bộ sách, gồm 50 quyển; giải nghĩa Luận ngữ bằng thơ Nôm.

Về quan hệ quốc tế: tài liệu mộc bản còn có giá trị khi tìm hiểu về lịch sử, văn hóa các nước khác trên thế giới như: Lào, Cam-pu-chia, Thái-lan, Trung Quốc, Pháp...

Với những giá trị đặc sắc về văn bản, nghệ thuật của mộc bản triều Nguyễn, ngày 31/7/2009, cùng với 34 tư liệu khác, Mộc bản triều Nguyễn là tư liệu đầu tiên của Việt Nam được công nhận là Di sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình ký ức Thế giới của UNESCO. 

Hà Yên
Ảnh: Minh Thúy
Video: Tuấn Anh, Thành Huế, Nguyễn Lâm

01/12/2021 06:38 (GMT+07:00)