Đây là loài cá nước ngọt có tên khoa học là Lepisosteus oculatus Winchell, xuất phát từ Bắc Mỹ. Trải qua hàng nghìn năm, hình dáng của chúng gần như không có gì thay đổi. Kích thước của cá rất lớn.

ảnh 2

Vào khoảng những năm 2000, cá được nhập vào Việt Nam, chủ yếu từ chợ cá Quảng Châu, Trung Quốc, nuôi như một loại cá cảnh. Do chúng có cái mõm lởm chởm răng giống cá sấu, thân mình lại thuôn dài, nên được đặt tên tiếng Việt là Sấu hỏa tiễn.

ảnh 3

Sấu hỏa tiễn có nhiều phân loài. Chúng có lớp vảy nhỏ, cứng màu xám đen.

ảnh 4

Sấu hỏa tiễn gần như không có kẻ thù trong các dòng sông nước ngọt, trừ...con người

ảnh 5

Một cần thủ chinh phục được con Sấu hỏa tiễn lớn. Do tính ăn tạp, việc lừa chúng mắc câu không có gì khó, song việc đưa được chúng lên bờ lại là chuyện khác

ảnh 6

Đáng ngại nhất ở loài cá cảnh nhập ngoại này là bộ răng lởm chởm của chúng. Rất không may là Sấu hỏa tiễn lại khá dữ. Hầu hết các loại cá nhỏ hơn, nếu nuôi chung đều có nguy cơ biến thành mồi của chúng. Ngay cả chủ nuôi cũng phải cẩn thận khi làm vệ sinh bể. Đây chính là bộ răng của con Sấu hỏa tiễn Bạch tạng đang được một người chơi cá cảnh chuyên nghiệp nuôi tại Hà Nội.

ảnh 7

So với hàng nghìn đồng loại xám đen, con vật xứng đáng được gọi là dị ngư với màu trắng bao phủ toàn thân, trừ 2 tròng mắt. Dù không tiết lộ cụ thể, song chủ cá hé lộ: Giá để mang nó về Hà Nội đương nhiên cũng "dị".

Tuy nhiên Bạch ngư chưa phải là đỉnh cao của loài Sấu hỏa tiễn, ông vua của loài này phải là Hoàng ngư (ảnh), hàng triệu con may ra mới có một con đột biến kiểu này.

Theo ANTĐ