Tam giác Bermuda được biết đến là khu vực rộng 500.000km2 ở Bắc Đại Tây Dương, nơi khiến ít nhất 75 máy bay và hàng trăm con tàu mất tích bí ẩn hàng trăm năm qua.

Theo Mirror, một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học, những đám mây hình lục giác được cho là nguyên nhân của các vụ mất tích bí ẩn.

Theo tiến sĩ Steve Miller, nhà khí tượng vệ tinh tại Trường Đại học bang Colorado thì, những đám mây hình lục giác được phát hiện rất nhiều tại khu vực này. Khi sử dụng các vệ tinh để kiểm tra xem điều gì xảy ra bên dưới những đám mây này, các nhà khoa học thấy tốc độ gió tại vùng biển này lên tới 275km/h. Sức gió mạnh đủ để tạo ra những cột sóng cao hàng chục mét không khác gì những "quả bom khí" cuốn mọi thứ xuống đáy đại dương.

Nhà khí tượng học Randy Cerveny cho biết,  những đám mây hình lục giác xuất hiện trên đại dương được hình thành tương tự như hiện tượng thời tiết cực hiếm gọi là microburst, tạo nên những cột sóng cực lớn, nhấn chìm tàu thuyền xung quanh.

Tam giác quỷ Bermuda, Tam giác Bermuda, Bermuda, mây hình lục giác

Tam giác Bermuda nằm khoảng giữa Bahamas và đảo Bermuda.

Tam giác Bermuda là một khu vực từ phía đông của Bahamas đến phía tây của đảo Bermuda ở Bắc Đại Tây Dương, phía nam là đảo Puerto Rico thuộc Mỹ.

Những thông tin về Tam giác quỷ Bermuda lần đầu tiên xuất hiện năm 1492 khi nhà thám hiểm Christopher Columbus phát hiện ánh sáng lạ và la bàn bị chệch hướng do từ trường bất thường ở vùng biển này. Từ đó đến nay đã có rất nhiều vụ mất tích bí ẩn của máy bay và tàu thuyền tại vùng biển này nhưng vẫn chưa có lời giải thoả đáng.

Tam giác quỷ Bermuda, Tam giác Bermuda, Bermuda, mây hình lục giác

Các nhà khoa học cho rằng, những đám mây lục giác dày đặc tại khu vực Tam giác Bermuda trong khoảng 20-55 dặm
.

Trước đó, hồi đầu năm nay, nhiều nhà khoa học từng cho rằng, những vụ nổ khí methane khiến hố biển mở rộng nhiều khả năng đã gây rủi ro cho các phương tiên giao thông qua lại vùng biển này:

Microbursts thường xuất hiện trong cơn dông. Những cơn mưa bình thường hay mưa đá trong cơn bão hoà quyện với những dòng không khí khô, sau đó không khí khô hút ẩm từ không khí ướt, làm cho không khí ướt lạnh đi, và khi nó lạnh, nó bắt đầu chìm xuống. Nếu toàn bộ quá trình xảy ra đủ nhanh và trên một diện tích đủ lớn, dòng không khí nhanh tạo thành cột chìm xuống nhanh chóng và lan rộng ra trên mặt đất với sức mạnh cực kì khủng khiếp - đó là lúc microburst hình thành. Những cơn gió tạo ra có thể có vận tốc lên đến tới 170 dặm/giờ (hơn 270 km/giờ) và có thể quật ngã cả những cây cổ thụ vững chắc nhất. Microburst cũng có thể đi kèm với mưa thường được gọi là “bom mưa”, nhưng đây là hiện tượng tương đối hiếm.


VietNamNet