{keywords}

Ai cũng biết đến tài năng xuất chúng của Stephen Hawking, nhưng ít người có thể hiểu được nó. Thậm chí là cả những nhà thiên văn học hàng đầu.

Giáo sư Stephen Hawking – người vừa qua đời tại nhà riêng hôm nay 14/3 ở tuổi 76 – đã trở thành một gương mặt quen thuộc như một thiên tài khoa học. Ông từng xuất hiện trong bộ phim “Du hành giữa các vì sao: Thế hệ mới” (Star Trek: The Next Generation), lồng tiếng cho chính mình trong loạt phim hoạt hình “Gia đình nhà Simpson” (The Simpsons), là tác giả của cuốn sách nằm trong danh mục sách bán chạy nhất – “Lược Sử Thời Gian”. Ông bán được 9 triệu bản cuốn sách, mặc dù nhiều người không đọc hết nó. “Lược Sử Thời Gian” được gọi vui là “cuốn sách bán chạy nhất được đọc ít nhất”.

Theo một số cách, Hawking là người kế thừa bộ não thiên tài của Albert Einstein.

“Đóng góp của ông là thu hút công chúng theo cái cách chưa từng xảy ra kể từ thời của Einstein” – nhà thiên văn học nổi tiếng Wendy Freedman, giám đốc Viện Nghiên cứu Carnegie Observatories nhận xét. “Ông trở thành biểu tượng cho một trí tuệ vượt ra khỏi những con người bình thường… Người ta không hiểu chính xác những gì ông nói, nhưng họ biết ông xuất chúng. Có lẽ có một yếu tố con người trong cuộc đấu tranh của ông khiến mọi người dừng lại và chú ý”.

{keywords}
 

Với Einstein, hầu hết mọi người đều quen thuộc với công thức e=mc2. nhưng họ không biết nó có nghĩa là gì. Với Hawking, những gì ông nghiên cứu quá phức tạp đối với hầu hết mọi người, nhưng họ hiểu rằng những gì ông đang cố gắng tìm ra là những thứ cơ bản, thậm chí là nguyên sơ.

“Ông đặt câu hỏi và cố gắng giải quyết những câu hỏi lớn nhất mà chúng ta đang đặt ra như: sự ra đời của vũ trụ, hố đen, hướng thời gian” – nhà vũ trụ học Michael Turner tới từ ĐH Chicago bình luận. “Tôi nghĩ rằng điều đó thu hút sự chú ý của mọi người”.

Và ông đã làm điều đó một cách rất ma lanh. Ông tiếp cận với cả nhân loại mặc dù bị giam mình trên chiếc xe lăn vì căn bệnh ALS. Ông để cơ thể mình trôi nổi trên một chiếc máy bay không trọng lực. Ông cá cược công khai với các nhà khoa học khác về sự tồn tại của lỗ đen và bức xạ phát ra từ chúng. Ông thua trong cả 2 vụ cá cược đó và đã phải trả tiền cước điện thoại dài hạn cho một nhà khoa học và mua một cuốn bách khoa toàn thư về bóng chày cho người kia.

“Điều đầu tiên khiến bạn mắc kẹt là căn bệnh gây suy nhược và chiếc xe lăn. Nhưng sau đó, tâm trí và niềm vui được tham gia vào khoa học đã thống trị” – ông Turner nói. Và trong khi công chúng có thể không hiểu những gì ông nói, nhưng họ biết ông đang tìm kiếm những ý tưởng lớn.

Andy Fabian, nhà thiên văn học ở ĐH Cambridge, chủ tịch Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia, cho biết Hawking thường bắt đầu những bài giảng của ông dành cho giới không chuyên về hố đen với câu đùa: “Tôi giả định rằng tất cả các bạn đều đã đọc ‘Lược sử thời gian’ và hiểu nó viết gì”. Câu nói đùa ấy luôn khiến khán giả có một tràng cười lớn.

{keywords}
 

“Bạn sẽ thấy một nhà thiên văn học bình thường như tôi thậm chí còn không theo dõi những lý thuyết huyền bí mà Hawking đã theo đuổi suốt 20 năm qua” – ông Fabian nói. “Tôi từng tới nghe những bài nói chuyện của Hawking và bản thân tôi cũng không thể theo kịp chúng”.

Hawking sinh sau ngày mất của Galileo 300 năm và sau ngày mất của Isaac Newton hơn 200 năm. Nhưng điểm chung là cả giới vật lý và thiên văn học đều coi họ như những thiên tài trong lĩnh vực của mình. Nhiều công trình của Hawking thuộc lĩnh vực vũ trụ học, một nhánh sâu của thiên văn học. Ở đó, ông cố gắng giải thích sự tổng thể của vũ trụ.

Chức danh của Hawking “không liên quan ở đây, điều quan trọng là cái mà bộ não của ông đã làm” – Neil deGrasse Tyson, giám đốc Bảo tàng Hayden Planetarium của New York cho hay. “Chúng tôi coi ông là một nhà thiên văn học vì phòng thí nghiệm của ông chính là vũ trụ”.

Công trình nghiên cứu về hố đen của Hawking vào giữa những năm 1970 tạo ra một liên kết quan trọng trong ngành vật lý. Cho tới khi Hawking khám phá ra bức xạ tới từ các hố đen – được đặt tên là “bức xạ Hawking”, 2 lý thuyết lớn trong ngành vật lý là thuyết tương đối tổng quát và cơ học lượng tử của Einstein thường gây tranh cãi. Hawking là người đầu tiên cho thấy chúng có liên quan tới nhau – cái mà Turner và các nhà khoa học khác đánh giá là một đột phá vào thời điểm đó.

Clip: Lời tiên tri về ngày tận thế của nhà khoa học vĩ đại Stephen Hawking

 

Những nội dung như bức xạ phát ra từ hố đen có thể làm thất vọng các tác giả dòng sách khoa học giả tưởng, nhưng lại truyền cảm hứng cho các nhà khoa học trẻ như Tyron.

Hawking cũng là người đi tiên phong trong lý thuyết lỗ đen “không tóc”, mà chúng rất đơn giản – chỉ có những vòng xoáy, khối lượng và điện tích.

Cả hai nội dung này đều là nền tảng của lý thuyết hố đen hiện tại.

Những nghiên cứu khác của Hawking vượt ra ngoài hố đen để đi vào những thứ nguyên sơ như nguồn gốc của vũ trụ.

{keywords}
Lễ cưới của Stephen Hawking với người vợ đầu (trái) và lễ cưới trong bộ phim về cuộc đời ông mang tên "Thuyết yêu thương" (The Theory of Everything)

Các đồng nghiệp thường nói về khiếu hài hước tuyệt vời, nụ cười rộng miệng và sự ngang bướng của ông.

Thậm chí, công chúng cũng quen với thái độ táo bạo của ông rất nhanh, Turner và Freedman nhận xét.

“Ông mang đến khoa học một khuôn mặt con người. Nó vượt ra khỏi chiếc xe lăn” – Turner chia sẻ.

Câu chuyện lớn hơn là cách mà công chúng bị hấp dẫn bởi người đàn ông nhỏ bé bị mắc kẹt trên chiếc xe lăn với một căn bệnh ngày càng tệ hơn, với một trí tuệ mà ít người có thể hiểu được.

Những hiểu biết của ông về bí ẩn của vũ trụ chỉ là một phần thưởng đi kèm.

 

{keywords}
 

Sinh ngày 9/1/1942 ở Oxford, Anh, Stephen William Hawking lớn lên trong một gia đình trí thức, có bố mẹ đều học ĐH Oxford. Ngày nhỏ, kết quả học tập của ông hầu như đứng ở nhóm cuối lớp. Mặc dù điểm số không tốt nhưng các giáo viên và bạn bè đều nhìn thấy tố chất thiên tài của ông. Biệt danh của ông ở trường là “Einstein”.

Sau đó, ông ngày càng chứng tỏ năng khiếu của mình với các môn khoa học tự nhiên.

Năm 17 tuổi, Hawking theo học tại ĐH Oxford. 18 tháng đầu tiên ông thấy chán học và cô đơn, vì phần lớn sinh viên đều nhiều tuổi hơn ông và vì ông thấy việc học hành “dễ một cách kỳ cục”.

Hawking ước tính rằng ông đã học khoảng 1.000 giờ trong 3 năm học ở Oxford (trung bình 1 giờ/ ngày). Điều này khiến ông gặp khó khăn trong các kỳ thi cuối kỳ. Trong khi đó, ông cần phải có tấm bằng hạng nhất để đăng ký học ngành Vũ trụ học của ĐH Cambridge như ông mong muốn. Kỳ thi diễn ra căng thẳng và kết quả nằm ở đúng điểm số ranh giới giữa hạng nhất và hạng nhì, và như thế cần có thêm buổi kiểm tra vấn đáp để phân hạng.

Hawking lo rằng sẽ bị xem là một sinh viên lười nhác và khó tính, nên tại buổi vấn đáp khi được yêu cầu mô tả kế hoạch tương lai của mình, ông trả lời "Nếu các vị trao cho tôi hạng Nhất, tôi sẽ tới Cambridge. Nếu tôi nhận hạng Nhì, tôi sẽ ở lại Oxford, vì vậy tôi hi vọng các vị cho tôi hạng Nhất." Kết quả ông được hạng Nhất ngoài mong đợi. Berman bình luận rằng giám khảo "đủ thông minh để nhận ra rằng họ đang nói chuyện với ai đó thông minh hơn nhiều phần lớn người trong số họ".Với bằng cử nhân hạng nhất tại Oxford, Hawking bắt đầu vào học bậc sau đại học tại Trinity Hall (Đại học Cambridge) từ tháng 10 năm 1962.

Đây cũng là những ngày tháng sức khỏe của ông bắt đầu suy giảm. Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh thần kinh vận động, ông được thông báo chỉ sống được thêm 2 năm nữa.

Hẳn nhiên, ông rơi vào trạng thái trầm uất và thất vọng. Tuy nhiên, cùng thời gian này, mối quan hệ của ông với Jane Wilde có những bước tiến triển. Hai người đính hôn vào tháng 10/1964. Sau này, Hawking nói rằng việc đính hôn đã "cho ông điều gì đó để sống vì nó”. Tình yêu giúp ông quay trở lại với công việc.

 

{keywords}
 
 
 

Sau 25 sống với Jane Wilde và có 3 người con, hai người ly dị năm 1995. Sau đó, Hawking kết hôn với nữ y tá chăm sóc ông tên là Elaine Mason.

Hawking có nhiều đóng góp lớn trong lĩnh vực khám phá vũ trụ, hố đen, thuyết tương đối và hấp dẫn lượng tử. Cùng với nhà vật lý người Anh Roger Penrose, Hawking cho rằng thuyết tương đối rộng của Albert Einstein mô tả thời gian và không gian bắt đầu từ vụ nổ Big Bang và kết thúc trong lỗ đen.

Những cuốn sách mà ông là tác giả và đồng tác giả: Lược sử thời gian, Chìa khóa vũ trụ của George, Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ, Thiết kế vĩ đại…

Hawking thích được người khác xem "trước hết như một nhà khoa học, thứ đến như một nhà văn phổ biến khoa học, và hơn hết là một người bình thường với cùng những ham muốn, nghị lực, ước mơ và tham vọng như những người xung quanh."

 

{keywords}
 

 Nguyễn Thảo (dịch và tổng hợp)

Đồ họa: Diễm Anh