{keywords}
{keywords}

Việt Nam là một quốc gia có nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng, với trên 80% dân số có đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo. Ngoài 14 tôn giáo đã được Nhà nước thừa nhận, Việt Nam còn có nhiều loại hình tín ngưỡng dân gian như thờ cúng tổ tiên, thờ anh hùng dân tộc, thờ thành hoàng, thờ mẫu, tín ngưỡng thờ cúng các tổ nghề, cúng thần của đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc, thờ cúng Yang của đồng bào các tộc người thiểu số Tây Nguyên…

Tín ngưỡng dân gian Việt Nam được hình thành từ hoạt động sản xuất của con người. Nó không chỉ phản ánh nguyện vọng của con người về một cuộc sống tốt đẹp hơn, mà còn phản ánh trình độ nhận thức của họ về tự nhiên xã hội và con người.

{keywords}

Chẳng hạn như, tự nhiên không phải là cái gì đó xa lạ với con người mà là không gian đang sống, là những yếu tố chi phối trực tiếp đến quá trình sản xuất nông nghiệp của họ. Đó là đất, nước, cây, các hiện tượng thời tiết. Theo họ, trời là không gian sinh sống của nhiều vị thánh thần); đất là Mẹ - Mẫu Địa; nước là yếu tố mang tính âm, là gốc của mọi sự sinh sôi nảy nở của các loài cây trồng….

Tín ngưỡng dân gian có nhiều hình thức. Mỗi một loại hình tín ngưỡng đều chứa đựng nhiều tư tưởng triết học. Nó không chỉ thỏa mãn nhu cầu tâm linh, hay văn hóa, mà còn góp phần lý giải các hiện tượng tự nhiên, xã hội và con người.

{keywords}

Theo phân tích của các nhà nghiên cứu tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống chứa đựng khát vọng và là nơi giải tỏa những ước muốn tâm linh của người nông dân trong xã hội xưa. Lễ hội làng được mở trước và sau mỗi mùa vụ sản xuất nhằm thiết lập sự cân bằng cần thiết trong quan hệ nhiều chiều giữa người và người; giữa người và vạn vật; người và thần linh; người và vũ trụ. Người dân đến với tín ngưỡng, lễ hội để bày tỏ sự tôn kính thần linh và mong ước về những điều tốt lành trong cuộc sống, vì vậy, lễ hội truyền thống mang tinh thần hướng thượng cao.

Bên cạnh việc tiếp nối phong tục tập quán hay thể hiện niềm tin tôn giáo, thực hành tín ngưỡng - tôn giáo trong gia đình còn nhằm góp phần tạo dựng văn hoá, giáo dục giá trị đạo đức, làm phương châm ứng xử cho các gia đình.

{keywords}

Ví dụ như, việc cúng giỗ tổ tiên thường là dịp để củng cố quan hệ huyết thống trong gia đình, dòng họ, là dịp để mỗi gia đình ngày nay đoàn tụ, về thăm lại nơi chôn rau, cắt rốn…, để từ đó hình thành khái niệm về tình cảm và trách nhiệm với người thân, với quê hương.

Ngày làng mở hội, toàn dân trong bản hạt đều có dịp mở mày mở mặt với nhau và với thiên hạ. Người ta đua nhau, thi với nhau về sản vật chăn nuôi, trồng cấy, cũng là ngày từ người chân lấm hàn vi nhất trong làng cũng có dịp được mặc manh áo mới để ngẩng mặt với hàng xóm, cũng là ngày dân thiên hạ nô nức tới/đi trảy hội để giao lưu, để đổi trao và cũng là để học hỏi, tìm hiểu nhau.

Ngày nay khi mà các vấn đề xã hội như: sự vô cảm, tệ nạn xã hội, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sự gia tăng tội phạm tuổi vị thành niên, sự vô trách nhiệm với nhau giữa các thành viên trong gia đình v.v… ngày càng bộc lộ nhiều diễn biến phức tạp, làm giảm sút niềm tin lẫn nhau giữa các thành viên trong xã hội thì vấn đề truy tìm lại những giá trị cốt lõi của dân tộc của tôn giáo đã và đang như một phương cách cần thiết, kịp thời để tái lập lại một số trật tự cũng như duy trì lối sống và văn hoá lành mạnh của gia đình người Việt Nam.

Điều này cho thấy dù cho ở phương diện nào đi nữa thì cũng khẳng định một vấn đề rằng tín ngưỡng dân gian nói chung, thực hành thờ cúng thần/ thánh nói riêng vẫn còn đóng vai trò quan trọng đối với nhiều cá nhân con người hiện đại ngày nay khi mà khả năng, nhận thức của họ không và chưa đủ kiểm soát được mọi  vấn đề của cuộc sống hiện đại.

{keywords}

Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận rằng thực hành tín ngưỡng dân gian hiện nay không chỉ hoàn toàn mang tính tích cực mà cũng tồn tại nhiều mặt tiêu cực, vì thế tín ngưỡng dân gian cũng có vai trò nhất định trong việc tạo ra/gây ra không ít các hệ lụy với gia đình như: việc phải thờ cúng tổ tiên; phụ nữ không được dâng lễ đến thần trong hậu cung… đã khiến đa số người Việt Nam mong muốn có con trai nối dõi tông đường, điều này đã dẫn đến tình trạng tỷ suất sinh chênh lệch giới giữa trẻ nam và trẻ nữ  đang ở mức báo động cho nhiều khu vực, nhất là vùng châu thổ Bắc bộ; Tình trạng mời thầy về cúng “phả độ gia tiên” ; “giải hạn”, “cầu may” cho việc làm ăn ở người Kinh; làm tang cho cha mẹ tới hàng trăm triệu đồng  ở người Chăm Balamon (Ninh Thuận) của nhiều gia đình đã cho thấy những chi phí cho hoạt động tín ngưỡng tôn giáo hay mang tính tôn giáo đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống tinh thần, vật chất của các gia đình Việt Nam hiện nay.

“Tắm mình”trong các nghi lễ cúng bái, thờ phụng, nhưng đừng để hồn dân tộc mất dần trong tín ngưỡng, lễ hội; trân trọng và gìn giữ quá khứ nhưng cũng cần phải ý thức một cách rõ ràng yêu cầu của thời đại. Tôn giáo tín ngưỡng có thể trợ giúp con người về khía cạnh tinh thần, tình cảm nhưng không thể làm thay pháp luật; khi con người ta ý thức được một cách rõ ràng về sự công bằng đã được tạo lập trong xã hội và có thể trông đợi vào chính thể và một chế độ an sinh xã hội chắc chắn, cũng như có một cuộc sống tâm lý an bình thì tôn giáo, tín ngưỡng dầu muốn hay không sẽ trở về đúng vị trí của nó là sự an ủi tinh thần. Chỉ khi đó những mặt tiêu cực của tôn giáo tín ngưỡng mới được hạn chế.

Vũ Lụa, Tư Giang, Minh Khuê

13/12/2021 08:55