Truyền hình Trung Quốc đưa tin, Thứ trưởng Ngoại giao Thương Nghiệp Toại đã triệu Đại sứ Mỹ Max Baucus, nói rằng hành động của Mỹ là "cực kỳ vô trách nhiệm".
Cùng ngày, phát biểu tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lục Khảng tuyên bố, Trung Quốc vô cùng bất bình trước hành động của Mỹ, vì đó là "mối đe dọa tới chủ quyền Trung Quốc".
Tuy nhiên, ông Lục Khảng từ chối cho biết liệu Trung Quốc có cân nhắc đáp trả quân sự hay không. "Tôi sẽ không trả lời câu hỏi giả định. Chúng tôi hy vọng phía Mỹ sẽ không có hành động gây phản tác dụng".
Ông Lục cảnh báo, "những hành động gây hấn" có thể dẫn đến khả năng Trung Quốc gia tăng xây dựng ở Biển Đông: "Đáng tiếc là chúng tôi nhận ra rằng cần phải củng cố và tăng tốc các hoạt động xây dựng" - người phát ngôn tuyên bố.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bày tỏ quan ngại: "Chúng tôi khuyến cáo phía Mỹ nên cân nhắc kỹ trước khi hành động, không nên có những hành vi liều lĩnh, thiếu suy nghĩ, không gây rối loạn vô cớ".
Trong khi đó, hành động của Mỹ đã nhận được sự hoan nghênh của giới chuyên gia và nhiều nước trong khu vực. Trả lời hãng tin Reuters, ông Ian Storey, một chuyên gia về Biển Đông tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Singapore giải thích: "Khi dùng đến một tàu khu trục có tên lửa dẫn đường, chứ không phải là một loại tàu nào khác nhỏ hơn, Mỹ đang gửi đi một thông điệp mạnh mẽ". Thông điệp này, theo chuyên gia Storey, lại càng rõ ràng hơn khi mà Washington khẳng định rằng sắp tới đây sẽ có thêm nhiều chiến dịch tương tự được tiến hành.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố trước báo chí: "Tôi nghĩ rằng mọi người đều hoan nghênh một sự thăng bằng quyền lực. Một khi chiến hạm Mỹ tuân theo các luật lệ quốc tế, chúng tôi không thấy có vấn đề gì trong việc các tàu không có ý định thù địch đi qua. Nếu nói ủng hộ tự do hàng hải mà lại tìm cách ngăn trở các tàu bè khác, thì có vẻ không phù hợp". Hãng tin AFP nhắc lại, vốn luôn phản đối Bắc Kinh, trước đó ông Aquino từng nói rằng Trung Quốc "gây sợ hãi cho thế giới".
Bộ Quốc phòng Australia ra thông cáo khẳng định: "Điều quan trọng cần phải thừa nhận là theo luật pháp quốc tế, mọi quốc gia đều có quyền tự do hàng hải và hàng không, kể cả tại Biển Đông. Australia mạnh mẽ ủng hộ các quyền này".
Hãng CNN cho biết, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga từ chối đưa ra lời bình luận về việc chiến hạm Mỹ đi vào khu vực 12 hải lý các đảo nhân tạo, nhưng nói rằng "Điều vô cùng quan trọng là cộng đồng quốc tế cùng ngồi lại với nhau để bảo vệ một đại dương rộng mở, tự do và yên bình". Được biết báo Nhật Sankei Shimbun dành bản tin đặc biệt cho vấn đề này.
Theo Laodong
Cùng ngày, phát biểu tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lục Khảng tuyên bố, Trung Quốc vô cùng bất bình trước hành động của Mỹ, vì đó là "mối đe dọa tới chủ quyền Trung Quốc".
Tuy nhiên, ông Lục Khảng từ chối cho biết liệu Trung Quốc có cân nhắc đáp trả quân sự hay không. "Tôi sẽ không trả lời câu hỏi giả định. Chúng tôi hy vọng phía Mỹ sẽ không có hành động gây phản tác dụng".
Ông Lục cảnh báo, "những hành động gây hấn" có thể dẫn đến khả năng Trung Quốc gia tăng xây dựng ở Biển Đông: "Đáng tiếc là chúng tôi nhận ra rằng cần phải củng cố và tăng tốc các hoạt động xây dựng" - người phát ngôn tuyên bố.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bày tỏ quan ngại: "Chúng tôi khuyến cáo phía Mỹ nên cân nhắc kỹ trước khi hành động, không nên có những hành vi liều lĩnh, thiếu suy nghĩ, không gây rối loạn vô cớ".
Trong khi đó, hành động của Mỹ đã nhận được sự hoan nghênh của giới chuyên gia và nhiều nước trong khu vực. Trả lời hãng tin Reuters, ông Ian Storey, một chuyên gia về Biển Đông tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Singapore giải thích: "Khi dùng đến một tàu khu trục có tên lửa dẫn đường, chứ không phải là một loại tàu nào khác nhỏ hơn, Mỹ đang gửi đi một thông điệp mạnh mẽ". Thông điệp này, theo chuyên gia Storey, lại càng rõ ràng hơn khi mà Washington khẳng định rằng sắp tới đây sẽ có thêm nhiều chiến dịch tương tự được tiến hành.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố trước báo chí: "Tôi nghĩ rằng mọi người đều hoan nghênh một sự thăng bằng quyền lực. Một khi chiến hạm Mỹ tuân theo các luật lệ quốc tế, chúng tôi không thấy có vấn đề gì trong việc các tàu không có ý định thù địch đi qua. Nếu nói ủng hộ tự do hàng hải mà lại tìm cách ngăn trở các tàu bè khác, thì có vẻ không phù hợp". Hãng tin AFP nhắc lại, vốn luôn phản đối Bắc Kinh, trước đó ông Aquino từng nói rằng Trung Quốc "gây sợ hãi cho thế giới".
Bộ Quốc phòng Australia ra thông cáo khẳng định: "Điều quan trọng cần phải thừa nhận là theo luật pháp quốc tế, mọi quốc gia đều có quyền tự do hàng hải và hàng không, kể cả tại Biển Đông. Australia mạnh mẽ ủng hộ các quyền này".
Hãng CNN cho biết, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga từ chối đưa ra lời bình luận về việc chiến hạm Mỹ đi vào khu vực 12 hải lý các đảo nhân tạo, nhưng nói rằng "Điều vô cùng quan trọng là cộng đồng quốc tế cùng ngồi lại với nhau để bảo vệ một đại dương rộng mở, tự do và yên bình". Được biết báo Nhật Sankei Shimbun dành bản tin đặc biệt cho vấn đề này.
Theo Laodong