{keywords}

Những năm gần đây, trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của nước ta, văn hóa truyền thống nói chung, trong đó có lễ hội truyền thống đã được phục hồi và phát huy, làm phong phú hơn đời sống văn hóa của Việt Nam.

Hiện nay cả nước ta có gần 8.000 lễ hội. Bên cạnh lễ hội truyền thống còn có lễ hội mới (lễ hội gắn với các sự kiện lịch sử hiện đại, cách mạng), lễ hội sự kiện (gắn với du lịch quảng bá du lịch, lễ hội nhân kỷ niệm những năm chẵn thành lập thành phố, tỉnh, huyện...)...; trong đó, lễ hội truyền thống có số lượng nhiều nhất, phạm vi phân bố rộng (cả nông thôn, đô thị, vùng núi các dân tộc), có lịch sử lâu đời nhất.

Cấu trúc của một lễ hội thường bao gồm phần lễ và phần hội, kèm theo yêu cầu về không gian, thời gian và nghi thức riêng. Lễ hội trở thành một phần của đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc, một nhu cầu thưởng thức văn hóa, tâm linh của con người.

{keywords}

Theo các nhà nghiên cứu, căn cứ vào nội dung của lễ hội mà các nhà nghiên cứu chia lễ hội thành các nhóm sau:

Lễ hội dân gian: Là lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh những người có công với đất nước, làng xã, cộng đồng; thờ cúng các vị thần, thánh và các biểu tượng có tính truyền thống tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho các giá trị truyền thống đạo đức, văn hóa, lịch sử xã hội… Cấp độ và phạm vi lễ hội dân gian có thể ở một tỉnh, một vùng, miền hoặc mang tính quốc gia. Chẳng hạn như Lễ hội Đền Hùng trở thành ngày hội của cả nước.

Lễ hội lịch sử cách mạng: Loại hình lễ hội này có vị trí quan trong trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc ta, gắn với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Lễ hội lịch sử cách mạng nhằm ghi lại những dấu ấn lịch sử, những sự kiện quan trọng của đất nước để tôn vinh những danh nhân, những vị anh hùng dân tộc, những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Hình thức tổ chức lễ hội này thường mang tính tri ân, thành kính, giáo dục lòng yêu nước, ý thức tự cường dân tộc và đề cao giá trị truyền thống cách mạng của dân tộc.

Lễ hội tôn giáo: Là hình thức lễ hội được tổ chức có nghi thức, lễ tiết chặt chẽ theo quy định của các tôn giáo, nhằm đáp ứng nhu cầu tôn giáo của cộng đồng xã hội, nhu cầu tâm linh, nhu cầu thưởng ngoạn, thăm quan du lịch và văn hóa của con người, đáp ứng nhu cầu tự do tín ngưỡng của nhân dân.

Lễ hội du nhập từ bên ngoài vào nước ta: Loại lễ hội do tổ chức của Việt Nam hay tổ chức người nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam tổ chức nhằm giới thiệu những giá trị đặc trưng văn hóa của nước ngoài tới công chúng người Việt. Sự du nhập củacác lễ hội này phải bảo đảm yêu cầu không trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Chẳng hạn như “Ngày tình yêu”(Valentins”s Day), Lễ hội Haloween (lễ hội hóa trang)…

Lễ hội Văn hóa, thể thao và du lịch: Là lễ hội được tổ chức để quảng bá về văn hóa, thể thao, du lịch như festival, liên hoan văn hóa, thể thao, du lịch; Tuần văn hóa thể thao và du lịch; Tháng văn hóa, thể thao và du lịch…Mục đích của các lễ hội này là nhằm quảng bá, phát triển du lịch thành ngành nghề kinh tế mũi nhọn, tiếp thị sản phẩm du lịch, xúc tiến du lịch, mời goị đầu tư, mở rộng giao lưu văn hóa…

Lễ hội ngành nghề: Là lễ hội được tổ chức theo từng ngành nghề nhất định nhằm giới thiệu, tôn vinh thương hiệu, sản phẩm đặc trưng của ngành nghề hoặc vùng miền nào đó trong đất nước.

{keywords}

Diễn ra hàng năm, sáu loại hình lễ hội như trên đã tạo nên diện mạo lễ hội nước ta hết sức đa dạng, nhiều bản sắc, thường tập trung vào những tháng đầu năm hoặc cuối năm. Bên cạnh những mặt tích cực, hiệu quả, hiệu ứng mà các lễ hội mang lại cho sự phát triển kinh tế, văn hóa tinh thần của xã hội cũng như mở rộng giao lưu, hội nhập, tiếp biến văn hóa khu vực và thế giới, làm cầu nối để mở rộng giao thương, hợp tác.

Thông qua lễ hội, mọi người cảm thấy tâm hồn thanh thản, thêm yêu quê hương, đất nước, mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, gia đình no đủ, hạnh phúc... Lễ hội còn là dịp mở rộng vòng tay kết nối cộng đồng, khơi dậy ý thức tôn tạo các công trình văn hóa, giáo dục con cháu tình yêu các môn nghệ thuật cổ truyền - một di sản có giá trị văn hóa lâu đời, như hát ca trù, quan họ, ví dặm, hát xoan; các màn biểu diễn tuồng, chèo, cải lương, đờn ca tài tử... Chính những biểu hiện phong phú ấy đã làm nên sự đa dạng, giàu bản sắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam; mà trong số đó, hàng chục di sản vật thể và phi vật thể đã được UNESCO trong những năm qua công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Khánh Hòa
Ảnh: Văn Dương
Video: Thúy Tình, Lệ Yên, Duy Tiến

15/11/2021 02:06