{keywords}

Geisha hay theo cách nói của cố đô Nhật Bản, Kyoto là 'maiko' hay 'guiko' được biết đến với khuôn mặt trắng đặc trưng, đôi môi đỏ và kiểu tóc trau chuốt. Họ là những cô gái được đào tạo khả năng múa, hát, chơi nhạc cụ truyền thống, đặc biệt là cách nói chuyện và dẫn dắt câu chuyện trong các buổi tiệc của giới thượng lưu. Họ rất ít xuất hiện ngoài phố và không bao giờ sử dụng các phương tiện công cộng.

{keywords}

Theo Hiệp hội Du lịch Thành phố Kyoto (KCTA), nếu tình cờ bắt gặp, du khách quốc tế tới Nhật được khuyên không nên chặn đường hay hỏi xin chụp hình với Geisha. 'Đừng làm phiền họ hoặc lấy tay chạm vào trang phục truyền thống của họ' trang web của KCTA cho hay.

Thậm chí chính quyền Kyoto còn ban hành Manners Akimahen (Akimahen trong tiếng Nhật có nghĩa là 'Đừng làm') là 18 cảnh báo về những hành xử cần lưu ý khi ở Nhật như khuyên du khách đứng cách cửa taxi đủ xa để không bị cửa va vào người cho tới việc xả rác (du khách có thể bị phạt tới 30.000 Yên - tương đương 280 USD nếu xả rác bừa bãi). Ngoài ra, du khách đi xe đạp trong lúc say có thể bị phạt tù tối đa tới 5 năm.

{keywords}

Du khách di chuyển bằng tàu điện ngầm tại Nhật nên chuẩn bị tinh thần với tình trạng đông nghẹt. Vào giờ cao điểm, các nhân viên nhà ga có mặt để đẩy hành khách lên tàu, cố hết sức để giúp nhiều người nhất có thể giành một chỗ trên tàu.

Theo hướng dẫn du lịch của Văn phòng Công ước Tokyo, du khách không nên hiểu nhầm đây là hành vi thô lỗ hay hung hăng mà chỉ là hệ quả của cuộc sống xô bồ chốn đô thị đông đúc.

{keywords}

Ngoài ra, trang web Go Tokyo cũng khuyên du khách nên để điện thoại ở chế độ im lặng hay không nên nói chuyện điện thoại trên tàu điện ngầm.

Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản (JNTO) trực thuộc chính phủ cho biết 'Quy tắc ứng xử nơi công cộng được thực hiện hết sức nghiêm túc ở Nhật Bản. Việc tôn trọng những quy tắc này có lẽ là lý do chính giúp một siêu đô thị như Tokyo vận hành một cách trơn tru'.

{keywords}

{keywords}

Trang web của JNTO khuyên du khách tới Nhật ăn sushi bằng tay không, thay vì loay hoay dùng đũa hay dĩa, đặc biệt là tại những nhà hàng truyền thống. Đây cũng được coi là một hành động thể hiện sự tôn trọng văn hóa địa phương tại Nhật.

{keywords}

Theo trang web của KCTA, tại Nhật, đền chùa có thể là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách nhưng cũng là nơi thờ cúng linh thiêng của người dân bản địa. Do đó, du khách nên 'giữ im lặng và tỏ ra thành kính khi tới đền chùa tại Nhật'.

{keywords}

Ngoài ra, Hiệp hội du lịch Kyoto cũng khuyên du khách nên cởi mũ và kính râm khi ghé thăm các đền chùa.

Dai Miyamoto, người sáng lập công ty du lịch Tokyo Localized, cho biết ông thường xuyên thấy khách du lịch 'ngồi bừa bãi khắp mọi nơi bên trong các đền chùa'. Thậm chí, họ còn thản nhiên chụp ảnh tượng Phật hay những địa điểm cấm đã có biển cảnh báo.

{keywords}

Go Tokyo khuyên du khách nên tận hưởng 'trải nghiệm văn hóa trọn vẹn' tại các đền thờ Thần đạo bằng cách đi ở hai bên của con đường dẫn đến đền thờ vì lối đi trung tâm 'về mặt tâm linh là để dành riêng cho vị thần được tôn thờ'.

Tại lối vào các đền thờ, du khách nên súc miệng bằng 'nước lọc' trước khi vào sảnh chính. Tại đây, khách du lịch có thể hoàn thành nghi lễ truyền thống bằng cách 'cúi nhẹ, rung chuông, đặt một lễ vật nhỏ bằng tiền vào hộp, cúi người hai lần, vỗ tay hai lần và cúi đầu thêm một lần nữa'.

{keywords}

Nghỉ chân tại một nhà trọ truyền thống hay còn gọi là ryokan được coi là cách thức phổ biến nhất để trải nghiệm văn hóa Nhật Bản. Tuy nhiên, nơi này cũng có những quy tắc khác với các khách sạn.

Các Ryokan thường có giá không hề rẻ nhưng lại không đặc biệt sang trọng. Điều này có thể gây bất ngờ cho du khách, những người kỳ vọng được nghỉ trong phòng ngủ rộng rãi với tiện nghi sang trọng. Ryokan thường là phòng đơn được bài trí theo kiểu truyền thống và trải thảm tatami rơm.

{keywords}

KCTA cũng có một danh sách hướng dẫn cho khách nghỉ tại ryokan, bao gồm thay dép trước khi bước vào, lưu ý không để bánh xe của vali chạm vào nội thất hay không được để túi dựa vào gờ tường, nơi thường được trang trí hoa.

Tại ryokan, khách thường được phục vụ bữa ăn trong phòng và mặc những bộ kimono ở nhà, được gọi là yukata, để dùng bữa. Sau bữa tối, bát đĩa được dọn sạch nhường chỗ cho tấm nệm ngủ.

{keywords}

Trong sổ tay hướng dẫn phong tục địa phương dành riêng cho du khách của thành phố Tokyo, du khách được khuyên cởi bỏ toàn bộ quần áo khi tắm suối nước nóng onsen truyền thống tại Nhật.

{keywords}

Ngoài ra, du khách cũng phải tắm xả trước khi bước xuống khu tắm và tránh bơi lội, nhảy hoặc lặn xuống nước. Tóc và khăn không nên chạm vào nước.

{keywords}

Trong sổ tay ứng xử của Tokyo, việc giữ chỗ cho bạn bè hay người thân ở những địa điểm công cộng được coi là hành động bất lịch sự. Du khách cũng nên tránh đi bộ khi sử dụng thang cuốn vì nếu đang vội thì nên sử dụng thang máy hoặc thang bộ.

{keywords}

Theo sổ tay này, du khách cũng cần lưu ý rằng mặc cả không phải điều phổ biến khi mua sắm tại Nhật. Và kích cỡ quần áo ở đây cũng có nhiều khác biệt só với một số nước nên du khách cần cân nhắc và xem xét cẩn thận trước khi mua.

Đỗ An (Theo CNBC)