{keywords}
{keywords}

Năm 2020 đã kết thúc cũng là năm cuối nhiệm kỳ, với tư cách là tư lệnh ngành Nội vụ, theo ông đâu là những dấu ấn của ngành trong 5 năm qua?

Thấm thoát mà đã 5 năm. Thời gian qua, ngành nội vụ vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của nhiệm kỳ trước để lại và thực hiện nghị quyết của Đại hội XII của Đảng. Có 5 vấn đề tôi cho là dấu ấn của ngành nội vụ trong thời gian qua.

Một là, công tác xây dựng thể chế. Ngành nội vụ tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung 4 bộ luật quan trọng: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Tín ngưỡng tôn giáo; Luật Thanh niên (sửa đổi).

Ngoài ra, Bộ cũng đã chuẩn bị hoàn chỉnh Bộ thủ tục về Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi), hoàn thiện các thủ tục trình Chính phủ Luật Thực hiện dân chủ cơ sở để trình Quốc hội vào thời gian tới.

Hai là, tổ chức sắp xếp bộ máy của các cơ quan hành chính. Đây là vấn đề trong nhiều nhiệm kỳ qua quan tâm nhưng lần này sắp xếp có hiệu quả hơn, bài bản hơn.

Ba là, công tác cải cách hành chính. Dấu ấn cải cách hành chính chúng ta thực hiện khá toàn diện trên 6 lĩnh vực về: thể chế; thủ tục hành chính; tổ chức bộ máy; nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức; tài chính công; Chính phủ điện tử…

Bốn là, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ với các bộ, ngành; phân cấp chính phủ, các bộ ngành với các địa phương; giữa địa phương cấp trên phân cấp cho cấp dưới.

Năm là, tổ chức thực hiện kiểm tra giám sát. Qua công tác kiểm tra, giám sát chúng ta mới thực hiện được các kết quả nói trên.

Cá nhân Bộ trưởng cảm đã thấy hài lòng với những gì ngành nội vụ đạt được trong nhiệm kỳ này?

Nếu nói đã bằng lòng với những gì hiện có chưa thì tôi không bao giờ bằng lòng. Tôi chỉ tiếc rằng mình vẫn chưa làm được nhiều. Tất nhiên những việc này nhiệm kỳ tới, người kế nhiệm sẽ tiếp tục làm.

Tôi tin chắc rằng, người kế nhiệm sẽ làm tốt hơn tôi và cũng có nhiều sáng kiến hơn, làm mạnh mẽ hơn những gì mà tôi trăn trở nhưng chưa làm được.

 

{keywords}

Bộ trưởng có thể chia sẻ thêm những trăn trở mà ông chưa làm được trong 5 năm qua là gì?

Đó chính là những nội dung đã được đưa vào định hướng kế hoạch của 5 năm tới, nhất là các nhiệm vụ triển khai cụ thể trong năm 2021.

Chúng ta phải kiên quyết thực hiện cho được các chế độ tiền lương mới. Đây là trăn trở, day dứt nhất của tôi. Trong nhiều năm chúng ta làm cải cách tiền lương nhưng không xây dựng được một chính sách mới; không xây dựng được một cơ chế tiền lương để tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức.

Trước tình hình kinh tế khó khăn do dịch Covid -19 nên tháng 1/2021 chưa thực hiện được cải cách tiền lương.  Trung ương đã quyết định đến 7/2022 mới thực hiện cải cách tiền lương.

Tôi mong trong những năm tiếp theo, tình hình kinh tế xã hội tốt hơn để sớm có thể thực hiện được cơ chế tiền lương mới. Đây là một chính sách hết sức quan trọng, có thể nói rất được mọi người quan tâm.

Không thực hiện được chính sách cải cách tiền lương thì không tạo được động lực cho công chức làm việc. Nếu lương cán bộ, công chức cứ bình quân và thực hiện khoán kinh phí thì khó lòng thực hiện tinh giản biên chế.

{keywords}

Mong muốn thứ 2 của tôi, đó là làm sao chúng ta phải xây dựng được một bộ máy hành chính nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh và chỉ thực hiện đúng chức năng quản lý của mình, không làm việc khác và giành phần khác đó để cho xã hội làm.

Một bộ máy tinh gọn như thế thì phải kết hợp việc đẩy mạnh phân cấp thẩm quyền cho chính quyền địa phương các cấp.

Trong thời gian qua, có thể nói vấn đề này chúng tôi đã có cố gắng rất lớn. Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị quyết 99 về phân cấp. Riêng lĩnh vực nội vụ, chúng tôi đã làm hết sức, cái gì còn phân cấp được, chúng tôi đã phân cấp cho các bộ, ngành và địa phương.

Tôi thấy có những việc không thể trong nhiệm kỳ 5 năm làm Bộ trưởng tôi làm được mà các đồng chí sau tôi sẽ tiếp tục và phải làm trong nhiều nhiệm kỳ nữa. Chúng ta phải tiếp tục đổi mới, không thể dừng lại ở kết quả nào đó.

“Đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đề cập trong văn kiện Đại hội XIII. Vậy theo ông, trong nhiệm kỳ tới, người kế nhiệm ông cần phải làm gì để hiện thực hóa nhiệm vụ này?

Tôi nghĩ rằng, trong nhiệm kỳ tới, Bộ Nội vụ cần tiếp tục tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục ban hành các chính sách liên quan đến việc sắp xếp tổ chức bộ máy. Bởi việc này chỉ mới thực hiện 2 năm qua.

Cùng với đó, tiếp tục triển khai cho bằng được các nghị quyết và kế hoạch mà Chính phủ đã đề ra; triển khai cụ thể hơn và tổng kết các chiến lược tổng thể cải cách hành chính, trong đó có cải cách tổ chức bộ máy hành chính trong thời gian tới.

Nhiệm kỳ tới phải tổ chức, sắp xếp bộ máy quyết liệt hơn nữa. Tức là việc nào cơ quan nhà nước không cần giữ thì có thể giao cho xã hội làm để giảm bớt bộ máy.

Đặc biệt đối với các cơ quan trung ương chỉ tập trung chiến lược phát triển ngành, xây dựng thể chế, tổ chức triển khai thực hiện và tổ chức kiểm tra, giám sát.

Các cơ quan trung ương chỉ tập trung vào 4 việc này, không nên làm những việc mà những đơn vị sự nghiệp công lập, các thành phần kinh tế khác làm được.

Cùng với đó, cần tiếp tục đẩy mạnh phân cấp như tôi đã nói trên.  Và cuối cùng, tôi thấy phải đẩy mạnh vấn đề xã hội hóa đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ. Chỉ có cách đó chúng ta mới giảm nhanh được số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước để thực hiện các chính sách tiền lương mới.

Ông Lê Vĩnh Tân sinh ngày 2/7/1958; quê quán tại xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp; là Kỹ sư Cơ khí nông nghiệp.                                     

Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khoá XI, XII; Đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Trước khi ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ vào tháng 4/2016, ông giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương trong hơn một năm. Trước đó, ông làm Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Tháp trong 3 năm.

Thu Hằng - Trần Thường

Bộ trưởng Nội vụ chuyển giao một số nhiệm vụ cho Thứ trưởng Phạm Thị Thanh Trà

Bộ trưởng Nội vụ chuyển giao một số nhiệm vụ cho Thứ trưởng Phạm Thị Thanh Trà

Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông báo số 5220 về việc điều chỉnh phân công công tác Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ Nội vụ.