{keywords}
{keywords}

Về sự “lội ngược dòng” này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ với VietNamNet, kết quả phiếu tín nhiệm lần này được cải thiện so với lần trước là nhờ sự nỗ lực của toàn ngành. Bên cạnh đó là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và QH đã ban hành những chính sách tốt, thể hiện những giải pháp toàn diện. 

XEM CLIP: 

{keywords}

Y tế là một trong những lĩnh vực mà theo nhận xét của nhiều ĐBQH gọi là “ghế nóng” nên dễ bị tín nhiệm thấp, khó được tín nhiệm cao. Tuy nhiên, ở lần lấy phiếu này, các ĐBQH dành cho bà sự tín nhiệm khá cao so với 2 lần trước. Bà có thể chia sẻ về những nỗ lực trong thời gian qua?

Trước hết, Bộ Y tế quan tâm cải thiện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tất cả các dịch vụ đều hướng tới sự hài lòng của bệnh nhân.

Toàn ngành triển khai mạnh mẽ đề án đổi mới toàn diện thái độ, phong cách làm việc của cán bộ, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Trong khám chữa bệnh có nhiều kỹ thuật tiến bộ, tiên tiến ngang tầm quốc tế. Nhiều bệnh viện tuyến tỉnh đã thực hiện được những kỹ thuật cao mà trước đây đều phải chuyển lên TƯ như mổ tim hở, mổ nội soi, chấn thương sọ não… Một số tỉnh còn làm được cả thụ tinh ống nghiệm, bệnh viện tuyến huyện mổ được cả nội soi.

Tất cả những nỗ lực đó là để giảm quá tải cho các BV tuyến trên.

{keywords}

Một việc rất quan trọng khác được Bộ đẩy mạnh, đó là đổi mới cơ chế tự chủ tài chính, giá phải tính đúng, tính đủ, đưa lương vào giá sử dụng dịch vụ y tế. Như vậy ngân sách nhà nước sẽ không phải mất một khoản trả lương mà thu nhập của cán bộ y tế cũng tăng.

Như vậy có nghĩa là sự tiến bộ của ngành cũng như chất lượng phục vụ người dân luôn song hành với sự tín nhiệm của các ĐBQH dành cho bà?

Đúng vậy, bây giờ thay đổi nhiều lắm. 5 năm trước, bệnh nhân không hài lòng về bất cứ cái gì, đến BV thậm chí bệnh nhân còn nói "không ra gì”.

Bởi khi ấy không ai chỉ dẫn, không gian BV chật chội, nhếch nhác, từ giường bệnh, ghế ngồi đều cho thấy hạ tầng yếu kém. Rồi thái độ của nhiều cán bộ y tế không đúng mực.

{keywords}

Bây giờ các BV đều thành lập phòng công tác xã hội có nhân viên đón tiếp và hướng dẫn bệnh nhân chu đáo, dọc các lối đi có mũi tên hướng dẫn. Có nơi, cán bộ y tế cúi chào bệnh nhân. 

Vào BV bây giờ cảm thấy sung sướng nên người dân mua bảo hiểm nhiều hơn và bảo hiểm chi trả hết. Tôi có hỏi ở BV Ung bướu, BV Nhi, gia đình bệnh nhân nói rằng “phải trả ít lắm, cả đợt điều trị có khi hết hơn 100 nghìn đồng”.

Bảo hiểm như “bùa hộ mệnh”, nhất là với người nghèo, nếu mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư mà không có bảo hiểm thì rất khổ.

{keywords}

Cải cách là đụng chạm, thậm chí phải chấp nhận cắt bỏ quyền lợi của không ít cán bộ vốn quen nếp cũ. Vậy bà có gặp trở ngại gì từ phía đội ngũ cán bộ thừa hành?

Cách đây 5 năm, người dân quá bức xúc với dịch vụ y tế. Khi nhận nhiệm vụ, tôi tự nhủ “không thể để dân khổ hơn được nữa”.

{keywords}

Nhìn ảnh bệnh nhân đến khám mang theo con nhỏ phải ngồi nóng như thế, chật chội như thế, chờ đợi lâu như thế, có bệnh nhân phải nằm cả dưới đất… thì tôi thấy đã đến giai đoạn “không thể chịu đựng thêm”.

Vì thế, khi Bộ Y tế phát động triển khai kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh” thì toàn ngành đều hưởng ứng, quyết tâm thực hiện.

Nhưng cũng có người nói “thái độ, phong cách của cán bộ y tế thay đổi làm sao được”, vậy mà giờ rõ ràng đã khác. Có những BV mà bệnh nhân vào không thể đưa được phong bì, thay vì trước đây sẽ “mặt nặng mày nhẹ” nếu không có phong bì.

{keywords}

Để cán bộ từ bỏ nếp cũ, chúng tôi quán triệt trong câu lạc bộ giám đốc các BV và họ cũng thấy rằng“đã đến lúc phải đổi mới”. Quan điểm của chúng tôi là cán bộ y tế mà không trách nhiệm, bỏ mặc, quát tháo bệnh nhân, hoặc thậm chí có sai phạm như vòi vĩnh, đòi phong bì hay điều kiện nọ kia để được ‘chăm sóc’, bôi trơn… thì các lãnh đạo BV kiên quyết xử lý.

Sau khi triển khai, đã có gần 10.000 cán bộ vi phạm bị kỷ luật. Nhẹ nhất là họ bị cảnh cáo trước hội nghị giao ban, nặng hơn, có thể chuyển công tác đi chỗ khác.  

{keywords}

Nhắc đến Bộ trưởng Y tế, không ít người nghĩ ngay đến facebook Nguyễn Thị Kim Tiến với hơn 45.000 người theo dõi. Đây có phải là một kênh bà chọn để xích lại gần với người dân?

Với tôi, chia sẻ trên facebook chủ yếu là công việc. Tôi nói về những nơi mình đã đi, những việc mình đã làm, mọi niềm vui, nỗi buồn của tôi đều gắn với công việc. 

Tôi thường tận dụng mọi thời gian có thể, như khi ngồi trên xe hay những lúc ngồi đợi máy bay đểchia sẻ trên facebook của mình về triết lý sống, những vấn đề của đạo Phật để làm sao mình sống mạnh khoẻ và cân bằng, an nhiên tự tại giữa đời thường, cũng như kiểm soát được stress trong các vấn đề.

Ngoài trang facebook cá nhân, có cả fanpage của Bộ Y tế để chia sẻ kiến thức về chính sách, cập nhật thông tin về y tế hay các  hoạt động trong ngành.

Qua 2 trang này, tôi lắng nghe mọi chuyện tốt - xấu. Đặc biệt, khi nhận được những thông tin không tích cực, tôi sẽ có chỉ đạo anh em tìm hướng xử lý một cách hài hoà.

Cũng có không ít những thông tin thất thiệt, vu khống và đầy ác ý, nhưng tôi cho rằng, người làmcông tác quản lý luôn lắng nghe, tiếp thu và làm việc đúng theo pháp luật.

Là thành viên nữ duy nhất trong Chính phủ lại điều hành một lĩnh vực không chỉ nóng mà còn khó, bà có bí quyết gì để vượt qua những áp lực trong công việc cũng như tìm sự cân bằng trong cuộc sống đời thường?

Là một người lãnh đạo, trước hết phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Đồng thời, phải toàn tâm toàn ý, dành hết tâm tư suy nghĩ, trách nhiệm và nhiệt huyết cho công việc. Quan trọng hơn nữa là phải có đam mê với ngành, nếu không có đam mê thì không thể làm gì được.

Trong điều hành công việc, tôi phải quản lý bằng lý trí nhưng đồng thời phải tìm cách để cân bằng, hài hoà trong cuộc sống bằng việc dành thời gian thư giãn, đọc sách, ngắm cảnh thiên nhiên hay chơi đùa với trẻ con.  

{keywords}

Thu Hằng - Ảnh: Minh Thăng - Đồ họa: Phạm Luyện