{keywords}
{keywords}
 
{keywords}

XEM CLIP:

Vừa nhận thông tin về hình ảnh cây trường xanh quý hiếm trong Khu di tích Phủ Chủ tịch đã hồi sinh, ông Trần Ngọc Nam, TGĐ công ty TNHH Đại Nam - người được mệnh danh là “phù thủy cây” chìa ngay những hình ảnh chụp lại cây, khoe: “Cành lá xum xuê, chồi non mơn mởn tràn đầy sức sống rồi, không còn dáng vẻ yếu ớt như trước nữa”.

Ông Nam kể, cách đây hơn 2 tháng, ông nhận được cuộc điện thoại từ một người bạn thân kể chuyện về cây trường xanh khoảng 60 năm tuổi, được Bác Hồ trồng trong vườn (Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch bây giờ) - là cây cực kỳ quý hiếm, bởi ngành Lâm nghiệp đã đi rất nhiều nơi nhưng không tìm được ra giống cây này ở Việt Nam. 

...Thế nhưng, cây lại đang yếu dần vì bị sâu đục thân tấn công. “Người bạn nhờ tôi ra xem tình hình để tìm cách cứu sống cây trường xanh này” - ông Nam nói.

{keywords}

Nghe vậy, ông từ trong Nam bay ra Hà Nội và đến ngay Khu di tích để tận mắt xem cây quý. Nhìn cây yếu ớt, một đoạn thân dài được đắp bằng những mảng xi măng lớn, cây bị chằng chống bằng 4 chiếc cột sắt, có đoạn thân bị sâu đục thân ăn rỗng gần như sắp đứt gãy… Tỷ lệ sống chỉ còn khoảng 10%, thấy xót xa vô cùng.

Ngay lập tức, ông ghi lại hình ảnh, bay về công ty ở Vũng Tàu trong ngày, triệu tập cuộc họp khẩn tìm giải pháp cứu cây trường xanh.

Nghe đến chuyện họp bàn cứu cây, bạn bè, người thân khuyên ông nên cân nhắc kỹ. Bởi, nếu là máy móc khi chữa lỡ bị hỏng thì còn mua được cái khác thay thế. Hay như các loại cây thông thường lỡ làm cây chết cũng có thể trồng lại cây khác. Nhưng cây trường xanh này thì khác - là cây quý trong Khu di tích, chẳng thể có cây nào thay thế được.

“Tôi cũng lo lắng, song tôi vẫn quyết cứu cây. Bởi, tình trạng cây đã ở mức báo động đỏ rồi”, ông bộc bạch.

Các cuộc họp tìm giải pháp cứu cây diễn ra đầy căng thẳng. Làm thế nào để bắt sâu đục thân, tìm loại keo gì để hàn gắn vết thương, giúp cây có thể tồn tại tới vài trăm năm sau cũng không bị ảnh hưởng… Tất cả đều cần sự tính toán cẩn trọng và chuẩn xác, không được phép mắc sai sót dù chỉ là nhỏ nhất.

{keywords}

Ròng rã 15 ngày, ngày nào cũng họp từ sáng tới tối để tính toán tìm ra phương án cứu cây sao cho phần trăm rủi ro thấp nhất...

Cuối cùng, mọi người đều đồng ý sẽ dùng những thanh thép inox làm xương đòn bên trong nhằm chống đỡ vì vật liệu này chắc khoẻ, không bị sét rỉ. Phần thân cây bị sâu ăn rỗng sẽ được dùng loại keo đặc biệt của hãng xe Mercedes hay dùng để trộn với bột đá tạo thành hoá thạch đáp vào tái tạo lại thân cây.

Đúng lúc này, Khu di tích Phủ Chủ tịch cũng đồng ý cho ông cứu cây trường xanh.

{keywords}

Chốt được phương án tối ưu, ông cùng 10 anh em có tay nghề cao về chữa bệnh cho cây bay ra Hà Nội. Chiều hôm đó, cả đội vào Khu di tích với dự tính dỡ bỏ hết phần xi măng được đắp vào cây khi trước rồi về khách sạn ngủ, sáng hôm sau sẽ quay lại tiến hành cuộc “phẫu thuật” cứu cây.

“Thành thật mà nói, dù không học qua trường lớp nào, cũng không có bằng cử nhân hay tiến sĩ, nhưng tôi đã từng cứu sống rất nhiều cây. Các cây tôi đã cứu có tỷ lệ sống 100%. Cây trường xanh này cũng vậy. Tôi tự tin mình sẽ cứu được...”, ông tâm sự.

Tuy nhiên, lúc bắt tay vào việc, tình hình không giống những tính toán ban đầu. Bỏ được phần xi măng đắp vào thân cây trước đó lộ ra thân cây yếu ớt, đặc biệt phần gốc nằm sâu dưới lòng đất cả mét đã bị sâu đục thân đục rỗng khiến ông lo lắng. Ông hô anh em thợ đi mua máy hàn về làm ngay, không còn thời gian nghỉ nữa.

{keywords}

Quá trình cứu cây đúng là cuộc cân não chưa từng có trong đời. Công việc được chia ra, người đi mua máy hàn, số còn lại ở nhà làm giàn chống đỡ. 

Bắt tay vào công việc, cánh tay đòn hay còn gọi là xương sống bằng thép innox được đưa vào bên trong với tạo hình đúng theo dáng cây. Song, đoạn khó nhất là phải hàn vào cây vì nếu không, sau này nó sẽ bị tách rời ra. Ông phải dùng toàn các linh kiện và keo đặc biệt chống nóng. Quá trình hàn phải làm từ trên xuống dưới để tránh mạch cây bị tắc - cây sẽ chết. 

{keywords}

 

Trong suốt quá trình làm, anh em như đánh cược mạng sống của mình. Bởi khi hàn sẽ phát sinh nhiệt cực lớn, làm cây bị nóng có thể chết. Để hạ nhiệt cho cây, bắt buộc thợ vừa hàn vừa phải phun nước, nên nguy cơ bị điện giật chết người cực cao.

Đến đêm thứ 2, khi ông cùng đội thợ định nghỉ một chút sau nhiều giờ làm việc liên tục, đột nhiên một cậu thợ nói: “Anh Nam ơi em thấy thân cây nóng quá, sợ hỏng mất”. Anh em được một phen nữa hoảng hồn, quên hết mệt mỏi, làm liên tục không ngừng nghỉ, thậm chí cơm không kịp ăn, chỉ ăn vội mẩu bánh mì cầm hơi với hy vọng thời gian của “cuộc phẫu thuật” sẽ được rút ngắn nhất.

{keywords}

 

 
 

10 người thợ liên tục hàn, lấy da (vỏ cây) bên ngoài thân cây cấy vào bên trong giống hệt với cấy da người. Tiếp đó, thân cây được tạo hình lại bằng loại keo trộn với bột đá (sau sẽ hoá thạch có thể bền khoẻ tới vài trăm năm). Để làm lớp da đó dính với keo nhưng không hư cây, ông phải tạo đường nước bên ngoài, tránh không cho nước vào bên trong phần thân ghép, còn nếu chảy vào bên trong thì cây sẽ sớm bị mục nát.

Sau 90 giờ làm việc liên tục, công cuộc cứu cây trường xanh đã hoàn thành. Sâu đục thân được ông nhử ra bằng loại men đặc biệt mấy chục con cũng lũ lượt chui ra khỏi thân cây.

{keywords}

Công việc vừa kết thúc, đội thợ ngừng tay thì một cơn mưa nhẹ xuất hiện ở đúng khu vực cây trường xanh trong 45 giây khiến ai đó đều ngỡ ngàng, giống như đang chứng kiến một kỳ tích báo hiệu về sự hồi sinh sắp tới của cây.

Sáng hôm sau, những người làm ở Khu di tích đi qua cây trường xanh đều kinh ngạc, không tin vào mắt mình. Không còn hình ảnh chằng chống đến bức bí, thay vào đó là một cây xanh khoẻ mạnh, vững chắc như chưa hề có chuyện gì xảy ra.

“Bốn ngày sau đó, cây bắt đầu đâm chồi nảy lộc, lá xanh mơn mởn đung đưa trong gió. Tôi thật sự thở phào nhẹ nhõm vì cuối cùng mình cũng đã thành công. 

Đặc biệt, cây bụt mọc trong vườn trước đó được tôi bón loại phân hữu cơ của mình làm ra cũng đã có sự thay đổi chóng mặt, những đoạn thân mới mọc dài thêm, như được đánh thức sau một cơn ngủ dài”, ông Nam tự hào.

{keywords}
{keywords}

 

Sáng nay, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng, Bộ VH-TT-DL Phùng Huy Cẩn trao bằng khen của Bộ cho tập thể công ty Đại Nam do có thành tích xuất sắc góp phần vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.

{keywords}
Ông Trần Ngọc Nam nhận bằng khen do Vụ trưởng Vụ thi đua khen thưởng, Bộ VH-TT-DL Phùng Huy Cẩn trao 

Ông Nguyễn Văn Công, Giám đốc Khu di tích Phủ Chủ tịch khẳng định: "Cây trường xanh có ý nghĩa đặc biệt quý về lịch sử. Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học, các cơ quan chuyên ngành dốc sức cứu chữa cây. Giờ đây, kết quả là rất tốt".

Văn Châu 

Bảo Hân - Thiết kế: Phạm Luyện