{keywords}

 

“Chất thép” của Đại tá Trần Thị Bé Nhân, Phó giám đốc Công an tỉnh Bến Tre, có thể nhận thấy cả khi bà nở nụ cười tươi rói ngay khoảnh khắc ban đầu gặp gỡ. Ánh mắt nghiêm nghị, giọng nói đanh, dứt khoát, bà dè dặt chia sẻ những ký ức chỉ của riêng mình. 

Kể về lựa chọn cuộc đời binh nghiệp, bà nhớ lại: “Ngày tôi sinh ra, hạt cơm đầu tiên tôi ăn là từ đồng ruộng của đồng bào chiến khu, giọt nước đầu tiên tôi uống là từ tay những chiến sĩ du kích.

Ngày cũng như đêm, tôi được sống cùng những câu chuyện bất khuất, được cận kề với những con người vì độc lập tự do của mảnh đất này mà sẵn sàng vào sinh ra tử không chút nề hà. Tôi vào đời binh nghiệp giống như lẽ dĩ nhiên phải thế”.

Đại tá Bé Nhân sinh ra trong gia đình cả cha và mẹ đều là Anh hùng lực lượng vũ trang. Cha bà - Anh hùng Đoàn Văn Thời (bí danh Văn Anh) là một trong những người đầu tiên giết ác ôn ở xứ dừa Bến Tre, mở đầu phong trào Đồng khởi. 

Mẹ bà là Trần Thị Tiếc (bí danh Út Hạnh), tham gia hoạt động cách mạng từ năm 13 tuổi.

{keywords}
 

“Năm 1960, mẹ tôi bị giặc bắt ở tuổi 28. Chúng tra tấn với nhiều hình thức dã man, như đập vỡ chai thủy tinh rồi tra tấn vào vùng kín.

Ròng rã cả năm liền, mẹ không khai bất kỳ manh mối nào. Bà đã dùng máu của mình viết mấy dòng chữ bí mật tìm cách gửi ra ngoài cho bà Nguyễn Thị Định, lúc đó là Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre: “Cô Ba và Tỉnh ủy cứ yên tâm, tôi dù có chết cũng không biết gì”. 

Cuối cùng, chúng vứt mẹ vào nhà thương, mỗi ngày chọc kim tiêm, rút 1 xi lanh máu để đày đọa bà tới chết. 

Từ một cô gái khỏe mạnh, mẹ chỉ còn 19,5kg, khô cằn như cây củi. Khi hơi thở mẹ gần như không còn, chúng ném bà vào nhà xác. Người dân yêu thương cách mạng tìm cách vào viện, ăn cắp cái xác ra để đem về chôn. Khi đưa ra vùng giải phóng, bà đã được quân y cách mạng ở Mỏ Cày cứu. 

Cha tôi lúc đó là trưởng quân y, mẹ được chăm sóc trong 5 năm mới ngồi dậy được. Tình cảm đã nảy nở giữa 2 người trong quá trình chăm sóc nữ bệnh nhân đặc biệt. Tới năm 1966, 2 người được tổ chức đảng vun đắp làm đám cưới”, Đại tá Bé Nhân kể. 

Tình yêu như cuốn phim kháng chiến đầy lãng mạn đó thêm đơm hoa kết trái khi Bé Nhân ra đời sau đó 1 năm…

Vừa sinh được 1 tháng 20 ngày, bà Út Hạnh gửi con gái cho đồng chí chăm sóc, tiếp tục hoạt động cách mạng. Bé gái tên Nhân phải lấy họ của người nuôi dưỡng để tránh bị địch nghi ngờ. Cũng chính vì thế, cha bà họ Đoàn mà bà Bé Nhân họ Trần.

{keywords}
 

“Chính những gian nan đó đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh để đương đầu với những khó khăn rất đặc thù của ngành an ninh.

Cả những cạm bẫy được che đậy rất tinh vi như những 'viên đạn bọc đường' luôn ngày đêm chầu chực ngoài bậu cửa.

Đó có thể là những món quà lớn nhằm đổi chác lấy một sự ưu ái, những mối quan hệ được chăm sóc chu đáo nhằm nuôi dưỡng lợi ích… Chỉ một thoáng mất cảnh giác, cơn gió độc đó sẽ xộc thẳng vào bạn và gia đình bạn, cuốn phăng đi tất cả…”, Đại tá Nhân nói về chuyện bén duyên với nghề.

{keywords}
 

Sau khi ra trường, Trần Thị Bé Nhân được phân công vào nhiều vị trí công tác. Từ những ngày đầu gian khó, nguy hiểm với nhiệm vụ của một trinh sát, nhưng tình cảm, nhân cách lớn của những người đi trước đã giúp bà thấy yêu màu áo lực lượng công an… 

Sự quyết liệt, tỉnh táo trước cạm bẫy, không ngại gian nan đã góp sức không nhỏ trong việc triệt phá các vụ án lớn trên địa bàn.

Đại tá Bé Nhân nhắc về vụ án bắt các đối tượng cắt cáp viễn thông năm 2008. Đây không phải là chuyên án lớn nhất mà bà tham gia với tư cách chỉ huy nhưng lại là vụ mà bà thấm thía nhất giá trị của tình người. 

Năm đó, nhóm đối tượng cắt đường dây cáp viễn thông ở huyện Chợ Lách rồi trốn về Hồng Ngự (Đồng Tháp). Đang là Phó phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh Bến Tre, bà cùng tổ công tác đi suốt đêm vào Hồng Ngự để truy bắt. 

“Các anh em lên phương án đuổi theo bằng đường sông. Do yêu cầu cấp bách, chuyên án không cho phép chần chừ. Tôi điện thoại về báo cáo Ban giám đốc kế hoạch đuổi theo đối tượng ngay trong đêm tối. Các anh đồng ý, bởi địa bàn xa phức tạp, nếu cử trinh sát nam giới tới địa phương thay tôi thì không thể kịp cho việc đuổi bắt. 

Các anh chỉ lo lắng vì tôi là nữ lại truy bắt tội phạm trên sông vào đêm tối mịt mùng trong khi các đối tượng đều sống ở sông nước, thông thạo địa hình. Tình thế không thể lưỡng lự, tôi quả quyết “Ban giám đốc cứ yên tâm”. 

Ban giám đốc đồng ý, nhưng vẫn gọi điện thoại phân công cho các anh em khác, khi tiếp cận đối tượng thì một số người đuổi theo, một số người phải bảo vệ tôi. 

Khoảng 4h sáng, tôi cùng anh em tới Hồng Ngự. Cùng với việc triển khai các biện pháp để xác minh, truy tìm đối tượng, tôi đã kiên trì vận động gia đình, người thân và quần chúng nơi đối tượng cư trú để họ cùng chúng tôi vận động đối tượng ra đầu thú. 

Sau khi nghe mình giải thích chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước, lắng nghe những lo lắng của họ, kiên trì thuyết phục, 5 người vi phạm, từng người một chủ động gọi điện.

“Chị Nhân ơi, em nghe chị. Bây giờ em đi về Bến Tre nha, em trình diện. Em tới điểm đó, chị cho người tới đón bọn em”, nữ Đại tá nhớ lại. 

{keywords}
 

Thế nhưng, bất ngờ ở phút chót, đối tượng cầm đầu không tới điểm hẹn vì nghe người ngoài xúi bẩy. Điện thoại lại tắt máy.

Bà lặn lội từ Tam Nông về Hồng Ngự để tác động gia đình, rồi chuẩn bị lên huyện Tân Hồng để vận động cha đẻ đối tượng.

“Người này thương cha bằng một tình thương đặc biệt. Sợ cha biết được việc mình làm sai trái, đối tượng đã gọi cho tôi và hẹn đón ở một bến đò. Đó là một cuộc điện thoại mà cả cuộc đời này, tôi nhớ mãi”, bà Nhân kể.

{keywords}
 

Từ kinh nghiệm nhiều năm gắn bó với nghề, bà Nhân chia sẻ, nghề này không bao giờ cho phép thỏa hiệp với hành vi sai trái. Thế nhưng, phía sau mỗi bản án là số phận 1 con người, 1 gia đình. Thẳm sâu trong mỗi kẻ phạm tội là lương tâm được thức tỉnh. 

“Sau lần đi truy bắt những đối tượng này, tôi càng thấm thía, công tác dân vận, cảm hóa giáo dục người lầm lỗi rất quan trọng. Nếu tìm hiểu hết thì sẽ thấy, nhìn bên ngoài họ rất hung hãn dữ dằn, nhưng nếu chịu chia sẻ lắng nghe, gần gũi, mình sẽ cảm hóa được. 

Khi là Trưởng Công an TP Bến Tre, những đêm trực, tôi thường đi một mình xuống nhà tạm giữ, một là để động viên anh em chiến sĩ, sau là để gặp gỡ những nghi can để động viên, phần nào chia sẻ khó khăn với họ. 

Những ngày Tết, ai cũng nhớ cảm giác ấm áp bên gia đình, tôi nói nhà bếp chuẩn bị những món ăn truyền thống như canh khổ qua hầm, thịt kho tàu, bánh kẹo, nước trà… để phát cho các nghi can. Họ cũng được đón giao thừa, cũng được đón tết như ở bên ngoài cánh cửa trại tạm giữ. 

Tôi tin rằng, bằng sự chân tình, tình cảm giữa con người với con người sẽ luôn là phương thuốc hiệu nghiệm để cảm hóa những lầm lỡ”, bà Bé Nhân nói. 

{keywords}
 

Nói về cương vị của ngày hôm nay, bà Nhân từ tốn: “Đảng, cấp trên giao nhiệm vụ, tin mình thì mình phải cố gắng đảm nhận. Tôi được như hôm nay là nhờ vào truyền thống gia đình và các thế hệ cha anh đi trước dìu dắt, chỉ dạy tận tình. Sẽ không bao giờ là sáo rỗng khi bản thân tôi thấy mình còn phải cố gắng nhiều hơn nữa, để hoàn thành nhiệm vụ sắp tới”.

Thành Huế - Ảnh: Lê Anh Dũng - Thiết kế: Thu Hằng

Điều đặc biệt ở 3 Bí thư Tỉnh ủy 7X

Điều đặc biệt ở 3 Bí thư Tỉnh ủy 7X

Cả 3 Bí thư Tỉnh ủy thuộc thế hệ 7X đều là ủy viên dự khuyết Ban chấp hành TƯ khóa 11 và ủy viên TƯ khóa 12. Bí thư Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị trẻ nhất, sinh năm 1976.