{keywords}

5h sáng, 4 người trên 2 chiếc xe máy chạy dọc con phố. Phía trước là một người đi bộ. Nhóm người này tiến sát lại gần, giật chiếc đồng hồ trên tay của người đi đường rồi rồ ga chạy. Vừa chạy, nhóm người gạt chân chống xuống rồi quẹt mạnh xuống mặt đường tóe ra những tia lửa…

Đó là hình ảnh ở Hải Phòng vào một tháng cuối năm 1992 với băng cướp “tay lái Thành Đô". Đây cũng là chuyên án đầu tiên của Đại tá Lê Hồng Thắng, Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự (PC02), Công an TP Hải Phòng.

Tốt nghiệp trường Trung cấp An ninh nhân dân năm 1985, anh Thắng được điều động về Phòng An ninh điều tra, Công an TP Hải Phòng. Năm 1992, anh làm việc tại đội H88 - nơi quy tụ những tên tuổi hàng đầu trong việc “đánh án” của công an thành phố Cảng.

{keywords}

Anh khẳng định tên tuổi mình với vụ án phá băng cướp bằng xe máy đầu tiên ở đất Cảng (thời điểm này các vụ cướp chủ yếu là chạy bộ). Bắt đầu từ 4h sáng đến đêm, anh đeo bám các đối tượng để thu thập thông tin, bằng chứng.

“Tất cả lịch trình đi lại của các đối tượng đều được tôi ghi chép tỉ mỉ, từ sáng đến tối. Kể cả việc các đối tượng đi chơi với bạn gái hay đi chơi với ban nhạc, tôi đều nắm bắt”, anh nhớ lại.

Tháng 3/1993, sau nhiều tháng điều tra, có trong tay đầy đủ thông tin, anh báo cáo lập chuyên án. Chuyên án đầu tiên thành công,  4 đối tượng trong băng cướp bị trừng trị, giúp anh tự tin hơn trong các chuyên án khác.

Hơn 30 năm công tác, Đại tá Lê Hồng Thắng đã trực tiếp thụ lý, phá hàng trăm vụ án, nhưng lần chặn đứng bữa tiệc quy tụ 500 giang hồ máu mặt ở đất Cảng lại để lại trong anh nhiều cảm xúc.

Vụ án bắt đầu vào ngày 3/8/2015, anh Thắng nắm được thông tin 24 đối tượng thuộc diện “anh, chị” gửi thư mời các đối tượng cộm cán trong nước và nước ngoài tới dự tiệc để đón một “đại ca” được đặc xá tha tù tại Đồ Sơn vào ngày 6/9.

{keywords}

Bữa đại tiệc dự kiến tổ chức tại một sân khấu ngoài trời với khoảng 500 khách, hầu hết là đối tượng cộm cán trong giới giang hồ Việt Nam, Thái Lan, Mỹ, Anh, Canada. Đây cũng là cơ hội để một số kẻ lợi dụng thanh toán lẫn nhau, dằn mặt các băng nhóm khác để được suy tôn “lên sao, lên số” trong giới giang hồ.

Sau nhiều phương án đưa ra nhưng chưa đủ sức để buổi tiệc phải dừng lại, cuối cùng, anh phải thực hiện phương án đấu tranh trực tiếp với nhóm cầm đầu.

Áp lực gia tăng khi anh Thắng cùng gia đình liên tiếp nhận những lời đe dọa từ nhóm cầm đầu.

“Bọn chúng thề, nếu tôi không dừng lại, chúng sẽ cho nổ mìn ở nhà tôi, ám sát tôi và bắt cóc con trai tôi… Lúc nào trước cửa nhà tôi cũng xuất hiện vài người lạ mặt”, anh nói.

Tại cuộc chạm trán đầu tiên, nhóm đối tượng giao hẹn chỉ gặp một mình anh. Đón tiếp anh là 7 đối tượng xăm trổ đầy mình.

“Một người là chủ sòng bạc ở nước ngoài vỗ mạnh vào vai tôi nói thách thức, đề nghị tôi trong 24 giờ phải suy nghĩ lại, không thì hậu quả khó nói trước. Dứt lời, chúng rời đi”, anh Thắng kể.

Sáng 6/9 - ngày diễn ra bữa tiệc, một mặt anh Thắng yêu cầu các trinh sát ém sát từng đối tượng, mặt khác anh tiếp tục đối thoại, thuyết phục. Thấy thái độ kiên quyết của vị Trưởng phòng PC02, đến 12h trưa, các đối tượng đành chấp nhận hủy bữa đại tiệc.

Chuyên án này cũng thể hiện rõ quan điểm của Đại tá Lê Hồng Thắng khi xử lý công vụ là luôn đặt “phòng ngừa là lựa chọn trước tiên”.

{keywords}

“Không dưới 5 lần tôi đã bị tội phạm nhằm súng vào người”, Đại tá Thắng nói về những hiểm nguy anh từng đối mặt.

Đó là năm 2012, khi đang là Phó trưởng Công an huyện An Dương, anh chỉ đạo vụ thu giữ 10 bánh ma túy ở Hải Phòng, sau đó triển khai bắt, khám xét đối tượng Sòng A Khai ở Lóng Luông (tỉnh Sơn La).

“Chúng tôi phải chờ từ đêm hôm trước đến 4h chiều hôm sau mới có lệnh vào. Lực lượng gồm hơn 20 chiến sĩ cũng được khuyến cáo chỉ nên vào đúng 1 tiếng đồng hồ vì 5h là trời đã sẩm tối, rất nguy hiểm”, anh nhớ lại.

Khi lực lượng chức năng bắt đầu khám xét thì nghe thấy tiếng súng kít vang trên đầu, rồi tiếng súng AK chát chúa hướng về phía lực lượng.

“Lúc đó, anh em gom quân vào trong. Vì các đối tượng nấp ở rừng nên không thể xác định có bao nhiêu người. Chúng tôi vừa nổ súng thị uy, cứ ba người một lần rút ra ngoài”, anh kể.

Chuyên án thành công khi thu giữ nhiều vũ khí, ma túy, bắt giữ và tuyên án tử hình đối với kẻ cầm đầu.

{keywords}

Một lần khác khiến anh lo lắng hơn là khi có người bạn đời đi cùng.

Đó là năm 2001, thời điểm ấy khi là đội trưởng phụ trách các điểm giao thông anh Thắng chỉ đạo xử lý dứt điểm các việc tranh cướp tại các bến cảng, chính từ việc này các đối tượng cử người bắn anh để trả thù.

Nhớ lại buổi tối bị truy đuổi, anh kể: “Khi ấy tôi chở vợ đi trên đường Mê Linh thì cảm giác có người đi theo. Khi rẽ sang đường, nhìn qua gương, tôi thấy bốn người đi trên hai xe máy cũng rẽ theo rất nhanh để đuổi theo.

Và khi khoảng cách giữa hai bên chỉ còn khoảng vài chục mét, tôi quay ngược đầu xe, dừng lại và rút súng ra. Nhìn thấy tôi chĩa thẳng súng, các đối tượng lập tức bỏ chạy. Lúc đó vợ tôi vẫn ngồi sau xe, sợ hãi vì chưa biết chuyện gì đang xảy ra”.

{keywords}

Với vẻ mặt cương nghị, tính cách quyết đoán, đôi mắt sáng như nhìn thấu tâm can người đối diện, ít ai biết, ẩn sau sự mạnh mẽ đó còn có một vị đại tá – “khắc tinh” của giang hồ đất Cảng đầy bao dung, mềm mỏng khiến tội phạm bị khuất phục.

Một trong số đó là vụ án năm 2017, khi một người dân ở quận Dương Kinh trình báo về việc hài cốt của mẹ bị lấy cắp và bị một đối tượng đòi chuộc với giá 2,5 tỷ đồng. Sau 2 ngày liên tục hối thúc đòi tiền chuộc, bất ngờ đối tượng cắt toàn bộ liên lạc.

Anh Thắng cho biết, đơn vị phát hiện một đối tượng nghi vấn, anh ta ngoan cố không tiết lộ về vị trí cất giấu hài cốt và lúc nào cũng sẵn sàng tự tử. Các anh em thuyết phục bất thành buộc anh phải vào cuộc.

“Đặt vào vị trí gia đình cháu, nếu mất tro cốt người thân thì sẽ như thế nào?”, anh bất ngờ hỏi. Đối tượng im lặng, anh tiếp tục: “Chắc chắn cháu đang giấu phần tro cốt kia ở nhà”. Nhìn vẻ ngạc nhiên của nghi phạm, anh nói: “Bởi vì không ai dám mang tro cốt đó về nhà, trừ khi bố cháu làm thầy cúng thì mới dám làm điều đó”.

{keywords}

Cuối cùng, đối tượng xin mười phút để suy nghĩ. Sau đó, anh ta thừa nhận lấy cắp hài cốt để đòi tiền tiêu xài và đang cất giấu phần hài cốt tại nhà.

“Lúc nhận tội, đối tượng nói rằng: “Nếu gặp chú sớm hơn, chắc cháu không rơi vào cảnh này. Sau này ra tù, cháu xin nhận chú làm bố nuôi”.

Cũng có những vụ án cũng khiến anh Lê Hồng Thắng phải rơi nước mắt. Một trong số đó là vụ bé gái 11 tuổi bị sát hại tại huyện Tiên Lãng.

Khi hung thủ chưa được tìm ra, một đứa trẻ bị thiểu năng đã nhận mình là thủ phạm vụ án. Tuy nhiên qua các biện pháp nghiệp vụ, lời khai này đã bị phủ nhận.

“Cháu này nghe người ta kể về vụ án nên nhận mình là hung thủ nhưng không phải. Hoàn cảnh cháu vô cùng khổ, gia đình muốn cho cháu đến bệnh viện để chữa trị nhưng không có tiền. Tổ phá án đóng góp một khoản tiền cho gia đình đưa cháu đi điều trị”, anh nói.

Sau 6 ngày phá án ròng rã, hung thủ thực sự của vụ án - một thanh niên 18 tuổi bị câm điếc bẩm sinh đã cúi đầu nhận tội.

Hoàn cảnh của hung thủ khá đặc biệt khi anh ta phải nghỉ học do đến trường bị bạn trêu chọc. Anh ta chỉ có nạn nhân là bạn, thường xuyên hay sang chơi. Ngày xảy ra vụ việc, thấy cô nghe điện thoại của một người lạ, anh ta bực tức rồi xuống tay sát hại nạn nhân.

“Hành vi giết rất dã man nhưng khi đối tượng thực nghiệm lại như một đứa trẻ, không hiểu mình đang phạm tội. Cậu ta có tội và phải thi hành án nhưng nếu một người tật nguyền được học tập, được gia đình quan tâm hơn thì chuyện đau lòng chắc sẽ không xảy ra”, anh tâm sự.

{keywords}

Hàng chục năm theo đuổi đam mê trong công việc, anh Lê Hồng Thắng thừa nhận: “Nhiều khi thấy mình cũng còn nhiều thiếu sót với gia đình khi việc chăm lo con cái, đối ngoại đối nội đa phần đều nhờ vợ đảm trách”.

Học chung trường phổ thông, năm 1987, họ kết hôn. Anh nói, chị thiệt thòi vì hoàn cảnh gia đình anh rất nghèo.

“Kết hôn rồi các con ra đời, cuộc sống của chúng tôi thêm khó khăn. Có hôm việc cơ quan đến 11h đêm mới kết thúc, tôi về nhà lại xẻ gỗ, gánh gạch thuê để kiếm tiền. Nhà có chiếc xe đạp, tôi nhường vợ chở con đi học, mình đi bộ đến đơn vị”, anh kể.

{keywords}

Là vợ của một Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, chị nhiều lần bị đe dọa, gặp nguy hiểm bởi công việc của chồng nhưng chị vẫn luôn âm thầm nép phía sau ủng hộ anh.

“Vợ tôi ít khi quan tâm bằng lời nói mà chủ yếu bằng hành động. Tôi nhớ có những lần đánh án, suốt mấy tuần không về nhà. Thấy chồng và đồng nghiệp phải ăn cơm ngoài, vợ tôi nấu cả nồi bún riêu to rồi thuê xe ôm chở đến tận nơi để tiếp sức”.

Dù bận rộn, nhưng sau các anh đều tìm cách dành thời gian cho gia đình. Nhờ sự nghiêm khắc của bố, các con anh đều trưởng thành. Con trai cả nối nghiệp bố, con trai thứ hai đang học tiến sĩ tại Mỹ.

{keywords}

Hơn 30 năm theo nghề, anh nói: “Nếu được chọn lại tôi vẫn theo đuổi công việc này. Đến giờ, đam mê vẫn cháy trong người. Có hôm nửa đêm xảy ra vụ việc, tôi lại chạy xe máy đi làm cùng anh em”.

Ngoài việc cơ quan, anh Thắng cùng vợ cũng đang mở trung tâm từ thiện để chăm sóc hàng chục người vô gia cư, trẻ mồ côi, sinh viên khó khăn.

“Sau những giờ làm căng thẳng, tôi thấy bình yên nhất khi được chơi với các cháu là trẻ mồ côi ở trung tâm, được nhìn thấy các cháu lớn lên từng ngày…”, anh nói.

Bên cạnh niềm hạnh phúc khi được Đảng, Nhà nước, Bộ Công an ghi nhận và phong tặng nhiều danh hiệu cao quý, đôi mắt Đại tá Lê Hồng Thắng ánh lên niềm vui khi kể về một thành phố Cảng ngày một bình yên mà ở đó, anh cùng đồng nghiệp vẫn ngày đêm âm thầm cống hiến.

Đoàn Bổng - Ngọc Trang Thiết kế: Hồng Anh

Giọt nước mắt của vị tướng hải quân giữa Trường Sa

Giọt nước mắt của vị tướng hải quân giữa Trường Sa

Trong hải trình thăm và làm việc tại Trường Sa và nhà giàn DK1 năm 2019, hình ảnh Chuẩn đô đốc Phạm Văn Luyện 2 lần rơi nước mắt khiến nhiều người xúc động.