{keywords}

Trọng trách lớn, kỳ vọng cao được đặt ra cho người đứng đầu Thủ đô trước kỷ nguyên mới, khi “Hà Nội chưa khi nào có được quy mô, vị thế, tầm vóc và cơ hội phát triển như bây giờ” như khẳng định của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội lần thứ 17 Đảng bộ TP.

{keywords}

Trong một lần trao đổi với báo giới, ông Đinh Tiến Dũng nhắc lại dẫn chứng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi đó trong cuốn sách kinh tế kinh điển “Vì sao các quốc gia thất bại” của các tác giả Daron Acemoglu & James A. Robinson đề cập đến nội dung “thể chế, thể chế và thể chế”.

Một quốc gia thành công hay không thì khâu đột phá đầu tiên là thể chế, pháp luật. Với ông Dũng, lời dẫn đó như “mệnh lệnh”, và nó đúng với suy nghĩ của ông trong công việc để phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Trưởng thành từ Phó trưởng phòng, Trưởng phòng, kế toán trưởng doanh nghiệp, rồi đảm nhiệm qua các chức vụ quan trọng như Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình, Tổng Kiểm toán Nhà nước và Bộ trưởng Tài chính, trên cương vị nào, ông Dũng cũng đau đáu việc cải cách thể chế…

{keywords}

Còn nhớ, đầu năm 2016, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng nhận được câu hỏi: “Là người giữ tay hòm chìa khóa quốc gia, một mặt ông phải tăng thu để đáp ứng nhu cầu chi của bộ máy, mặt khác ông cũng chịu sức ép của người dân và doanh nghiệp là những người nộp thuế. Mà hai mặt này nhiều lúc không đồng điệu với nhau. Ông ưu tiên điều gì hơn?”.

Vào thời điểm đó, ông Dũng đã có hơn 2 năm làm Bộ trưởng Tài chính và vẫn đối diện với nền tài chính còn mong manh với nợ công và bội chi tăng cao, phần lớn ngân sách dành cho chi thường xuyên, nhu cầu chi của các địa phương tới tấp gửi về Trung ương...

Ông đáp: “Ưu tiên hàng đầu của tôi là cải cách thể chế. Chuyện ngân sách thì lúc nào cũng phải lo, nhưng để giải quyết căn cơ thì phải từ thể chế. Làm sao tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân và doanh nghiệp phát triển vì nguồn thu phải từ sản xuất, kinh doanh mới bền vững”.

Một câu trả lời trực diện, không né tránh. Trên thực tế, trong suốt nhiều năm qua, tư lệnh ngành Tài chính đã đau đáu để thực hiện cải cách thể chế với hàng loạt biện pháp mà như người ta hay nói là “tự lấy đá ghè chân mình”.

Ông Dũng đã sắp xếp lại tổ chức bộ máy của ngành Thuế, Hải quan và Kho bạc, mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin, cắt bỏ triệt để các thủ tục hành chính, hoàn thành toàn bộ luật, pháp lệnh chuyên ngành với đòi hỏi rất cao và chuyên nghiệp. Dẫu biết, tất cả những cải cách đó đều “chạm” đến con người, vị trí, quyền và lợi của bộ máy nhưng “trúng” và “đúng” để phát triển thì vẫn phải quyết liệt làm.

Kết quả, 5 năm qua, chỉ số xếp hạng về nộp thuế và bảo hiểm xã hội của Việt Nam đã tăng từ vị trí 173 lên 109 (tăng 64 bậc), góp phần đưa Việt Nam thăng hạng trong Báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới. Bộ Tài chính luôn nằm trong top 3 cơ quan Trung ương về xếp hạng chỉ số cải cách hành chính và luôn dẫn đầu bảng xếp hạng chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Nội vụ.

Những nỗ lực không ngừng đã mang đến kết quả rất tích cực, mỗi năm có thêm gần 130.000 doanh nghiệp đăng ký mới, thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước dù phải thực hiện lộ trình miễn giảm thuế nhập khẩu của các hiệp định Thương mại tự do trong khi ngân sách đã dành được dư địa khá lớn để chống dịch và khắc phục thiên tai...

“Thành công nhất của nhiệm kỳ này là ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp, giúp người dân và doanh nghiệp yên tâm bỏ tiền ra đầu tư kinh doanh. Nếu không có những thành tựu kết hợp đó, chúng ta có lẽ đã gặp khó khăn bội phần từ tác động của đại dịch Covid-19” - PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định.

{keywords}

Tại Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ 17, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đặt câu hỏi: “Thủ đô của chúng ta sẽ phát triển như thế nào trong những thập kỷ tới?”.

Ông khẳng định, Hà Nội có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng, có nhiều lợi thế, tiềm năng mà không nơi nào có được và yêu cầu: “Đảng bộ Hà Nội cần có tầm nhìn không chỉ là một vài năm hay một nhiệm kỳ trước mắt, mà phải nhìn xa hơn thế nữa, với những cách làm, bước đi phù hợp cho mỗi giai đoạn cụ thể và phù hợp với tư tưởng chiến lược phát triển tổng thể của đất nước ta trong giai đoạn tới”.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước chỉ ra những hạn chế của Thủ đô, đó là chưa tạo được các “đột phá lớn”; năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm chủ lực, mũi nhọn của thành phố chưa cao. Bên cạnh đó, các chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính, hiệu quả quản trị và hành chính công còn ở vị trí thấp. Công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị, trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường có một số mặt còn hạn chế, lúng túng, bị động, chưa theo kịp thực tiễn...

Những hạn chế đó cũng chính là kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp đặt lên vai của lãnh đạo Hà Nội trong nhiệm kỳ này.

Là người đứng đầu hệ thống chính trị ở Thủ đô, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng được kỳ vọng tiếp nối, vừa có cơ hội thể hiện bản lĩnh điều hành để tiếp tục thúc đẩy Hà Nội xứng đáng là trung tâm kinh tế lớn của cả nước và của khu vực.

Người dân mong muốn một lãnh đạo có tâm, có tầm, có bản lĩnh với tư duy phát triển vượt bậc, biết quy tụ người tài để không những “cởi trói” các “điểm nghẽn” phát triển mà còn khơi gợi được khát vọng làm giàu trong dân và doanh nghiệp. Bởi, phát triển kinh tế là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, bên cạnh nhiều lĩnh vực đặc thù khác ở Thủ đô, để ngày một nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.

{keywords}

Trong 5 năm qua, tăng trưởng của Hà Nội ở mức gần 7,4%, cao hơn mức bình quân chung của cả nước; GDP bình quân đầu người ước đạt 5.420 USD, gấp 1,8 lần bình quân chung cả nước…

Tuy nhiên, sau hơn một thập kỷ mở rộng, Hà Nội vẫn còn có một “bộ mặt” khác: gần 51% dân số vẫn sống ở nông thôn, khu vực chỉ đóng góp 2% vào tổng sản phẩm của Thủ đô; thu nhập bình quân đầu người mới chỉ 55 triệu đồng…

Điểm lại vài số liệu để thấy, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao hơn và cải thiện môi trường thực chất hơn là những đòi hỏi đầy thúc bách và chính đáng của người dân và doanh nghiệp Thủ đô. Để đáp ứng các yêu cầu này, Hà Nội cần thúc đẩy nhanh các dự án lớn theo quy hoạch chung của thành phố, cải thiện môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn cho các nhà đầu tư tư nhân để họ tham gia vào quá trình phát triển.

Bên cạnh đó, phải cải cách hành chính, tạo sức ép để tăng cường công khai, minh bạch đối với từng công chức và bộ máy nói chung, đồng thời trao quyền cho họ sẽ giúp hệ thống trở nên hiệu quả và trách nhiệm giải trình hơn trong quá trình đó.

Những nhiệm vụ đó đang được hệ thống và người dân đặt kỳ vọng vào sự lãnh đạo, điều hành của Bí thư Dũng.

{keywords}

Từ mùa Thu năm Canh Tuất (1010) đến thời điểm này, Thăng Long - Hà Nội đã 1011 năm tuổi. Trong suốt chiều dài đó, Thủ đô là mảnh đất “lắng hồn núi sông ngàn năm”, là thành phố vì hòa bình, Thủ đô sáng tạo - Trái tim của cả nước - xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại…

Hơn bao giờ hết, Hà Nội mang một khát vọng “RỒNG BAY” từ nền tảng văn hiến nghìn đời, quyết tâm xây dựng tâm thế, dáng vóc mới của một Thủ đô giàu đẹp, văn minh, ngang tầm khu vực. 

{keywords}

Hà Nội trong tương lai sẽ phát triển năng động và hiện đại từ các công trình, quy mô dân số, diện tích, đến những sắc thái đô thị, là biểu tượng cho cả nước, đóng vai trò trung tâm hành chính - chính trị quốc gia, trung tâm lớn của quốc gia về văn hóa - kinh tế - khoa học - giáo dục, một trung tâm du lịch và giao thương quốc tế có tầm vóc khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thủ đô sẽ là nơi có môi trường sống bền vững nhất, sinh hoạt giải trí với chất lượng cao và có cơ hội đầu tư thuận lợi.

Tân Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng - người đã thể hiện được những cải cách thể chế mạnh mẽ khi là Bộ trưởng Tài chính sau nhiều kinh nghiệm thực tế sinh động ở ngành và địa phương - được giao trọng trách để thực hiện thực các cải cách đột phá, hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển Thủ đô.

Nhưng trước hết, cần giữ được “ĐOÀN KẾT” và “KỶ CƯƠNG”, thực hành “DÂN CHỦ” thì Thủ đô sẽ có “SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN”.

Người dân và doanh nghiệp Thủ đô sẽ đóng vai trò trung tâm và quyết định như Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gợi mở: “Yêu cầu đặt ra với Hà Nội không thể như các địa phương khác, mà phải cao hơn, mạnh hơn. Hà Nội là Thủ đô của cả nước, là bộ mặt của quốc gia, do đó, Hà Nội phải vừa phát huy bề dày truyền thống vẻ vang và những thành tựu đã đạt được, vừa khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, tận dụng tối đa những thời cơ, vận hội, huy động được nguồn lực tổng hợp và nhất là niềm tin, sự đồng lòng, nhất trí của cán bộ, đảng viên và nhân dân để phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô”. 

{keywords}

Tư Giang - Lan Anh

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hành động quyết liệt, tư duy đột phá

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hành động quyết liệt, tư duy đột phá

Ông Phạm Minh Chính vừa nhậm chức Thủ tướng nhiệm kỳ 2021-2025. Tuần Việt Nam trao đổi với TS Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế có hiểu biết về Quảng Ninh, nơi ông Chính từng làm Bí thư và đặt ra nền móng cho địa phương cất cánh.