{keywords}
 
{keywords}
 

Giữa đỉnh dịch Covid-19 tại TP.HCM, tháng 8/2021, bác sĩ T. phát hiện mình cũng nhiễm SARS-CoV-2. Nữ bác sĩ 31 tuổi, công tác tại khoa Tim mạch của một bệnh viện tuyến TP, không hề nao núng. Đây là tình huống nằm trong dự tính của bất kỳ nhân viên y tế nào khi tham gia chống dịch.

Trải qua khoảng 3 tuần tự cách ly tại nhà, chị trở lại “chiến trường” cùng đồng đội. Khi đó, bác sĩ T. được điều động làm việc tại khoa hậu Covid-19, dành cho những bệnh nhân vẫn đang mắc bệnh nhưng có chỉ số CT trên 30, sắp khỏi bệnh.

“Lúc đó, tỷ lệ phủ vắc xin Covid-19 còn thấp nên tình hình vẫn rất căng thẳng. Bệnh nhân tại đây dù được xem là an toàn, khả năng lây nhiễm thấp nhưng chúng tôi vẫn phải mặc đồ bảo hộ khi thăm khám hay tiếp xúc. Tôi được phân công công tác vì đã từng nhiễm Covid-19, an toàn hơn so với các đồng nghiệp khác”.

{keywords}
 

Thế nhưng, khoảng 4 tuần sau, chị bắt đầu cảm thấy bất ổn. “Tôi mất ngủ kéo dài từ lúc mắc bệnh. Cơ thể xuống sức rõ rệt, nhất là khi mình gắng sức sẽ bị khó thở, thở gấp”. Nữ bác sĩ nhận ra: “Cơ thể mình không còn như ban đầu…”.

Tình hình căng thẳng hơn khi chị gặp vấn đề về trí nhớ. Mỗi ngày, chị sẽ đi thăm hỏi hỏi tình hình 10-12 bệnh nhân về triệu chứng, diễn tiến…

“Tôi phát hiện ra vấn đề bệnh nhân nói mất ngủ nhưng tôi lại quên mất chi tiết này và không ghi vào sổ. Bệnh nhân phải nhắc và tôi phải bổ sung lại. Ban đầu vẫn còn chấp nhận được nhưng càng về sau, tôi lo rằng sẽ ảnh hưởng đến việc chăm sóc bệnh nhân”, chị lo ngại.

Thăm khám bệnh nhân là công việc hết sức quen thuộc vậy mà nay lại trở thành áp lực với chị. Vì thế, bác sĩ T. đã báo cáo tình hình với lãnh đạo khoa, xin được giảm số lượng bệnh nhân cần thăm khám, giảm tải tần suất làm việc.

“Tôi không nghĩ mình bị bệnh, cứ nghĩ rằng bị mất ngủ và lo lắng quá. Thời điểm đó, hậu Covid-19 cũng chưa được chú ý nhiều vì cả ngành y tế đang tập trung chống dịch. Tôi cũng không có thời gian tập vật lý trị liệu khi công việc cứ cuốn mình đi…”, chị tâm sự.

Được sự chia sẻ của đồng nghiệp và lãnh đạo khoa, bác sĩ T. mới giảm đi căng thẳng về mặt tâm lý. Bước qua đỉnh dịch khốc liệt nhất, chị tiếp tục gắn bó với khoa Hậu Covid-19 của bệnh viện, chăm sóc cho những người mang trong mình di chứng của bệnh như mình. Đó cũng là một sự an ủi và đồng cảm, khiến chị lấy lại được động lực trong công việc.

“Nhiều người có triệu chứng về trí nhớ giống như tôi. Có người nhẹ, có người phải nhập viện điều trị lâu dài.

Cá nhân tôi giai đoạn đầu không có thời gian tập luyện vì phải sắp xếp làm việc ở 2 khoa tim mạch và hậu Covid-19. Thế nhưng dần dần, cơ thể cũng phục hồi và trí nhớ cũng trở lại khoảng 90%”, chị chia sẻ.

{keywords}
 

Theo bác sĩ T., tình trạng ảnh hưởng trí nhớ hậu nhiễm thường gặp ở bệnh nhân Covid-19 lớn tuổi bị di chứng. Ở người cao tuổi, thành mạch xơ cứng và thường có các bệnh nền như huyết áp, tiểu đường gây mỡ máu, xơ vữa mạch máu não. Chị chưa từng nghĩ rằng, ở tuổi 31, mình là nạn nhân của hội chứng “Sương mù não” hậu Covid-19.

Bác sĩ trưởng khoa nơi chị T. làm việc cũng từng chứng kiến giai đoạn căng thẳng nhất, bác sĩ T. gần như không nhớ gì, giống như "người trên mây”. Tình trạng kém tập trung, suy giảm trí nhớ, lơ mơ về tinh thần, gặp khó khăn trong công việc mà nữ bác sĩ đối mặt là những dấu hiệu điển hình của hội chứng "sương mù não" hậu Covid-19.

“Thật may mắn là mọi thứ đang tốt dần lên. Tôi vẫn đang tiếp tục chăm sóc cho các bệnh nhân hậu Covid-19 tại bệnh viện mình”, chị mỉm cười nói. Không chỉ bằng năng lực, bác sĩ T. còn đang điều trị cho người bệnh bằng sự thấu hiểu của một cựu F0, một cựu bệnh nhân Hậu Covid-19, giúp họ rút ngắn thời gian để hòa nhập với cuộc sống bình thường mới.

{keywords}
 

Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.HCM) là một trong những cơ sở y tế đầu tiên thành lập Trung tâm điều trị Hậu Covid-19. Bệnh nhân được điều trị vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và tâm lý.

Ths.BS Trần Tuấn Thành, Khoa Vật lý trị liệu- Phục hồi chức năng cho biết, bệnh nhân hậu Covid-19 tìm đến ngày càng đông. Mỗi ngày, khoảng 40-50 trường hợp khám và can thiệp.

Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là một bé 6 tuổi. Em dễ dàng vượt qua Covid-19, với những triệu chứng nhẹ như sốt, ho... Thế nhưng sau đó, gia đình nhận thấy những biểu hiện bất thường. “Một cháu bé rất năng động, ưa chạy nhảy khám phá nhưng nay thường ngồi một mình, mệt mỏi. Bé chỉ chơi một chút đã than không thở được”.

BS Thành nhận định, bệnh nhi bị ảnh hưởng hô hấp hậu Covid-19, phải tập thở, tập cơ hô hấp để phục hồi. “Em đang tuổi ham chơi nên chúng tôi cử kỹ thuật viên có kinh nghiệm để tập luyện. Đó là trẻ nhỏ đầu tiên chúng tôi tiếp nhận điều trị”, anh nói.

{keywords}
 

Trên bàn tập, ông T.V.N (70 tuổi) vừa khỏi Covid-19 gần 2 tháng đang cố gắng lấy lại sức khỏe đã mất. Dù lớn tuổi, ông vẫn cùng vợ chạy xe máy 20km, từ quận Gò Vấp sang TP Thủ Đức để tập vật lý trị liệu.

“Ngày nào đi sớm chỉ mất 45 phút nhưng sáng nay kẹt xe, hơn 1 tiếng mới đến bệnh viện. Ban đầu, người ta cứ bảo bị tim rồi cho thuốc nhưng ông ấy uống không đỡ”, vợ ông N. chia sẻ.

Tháng 11, ông bà cùng mắc Covid-19 ở tỉnh Đồng Nai. Họ trải qua hơn 10 ngày điều trị tại bệnh viện dã chiến. Nhờ tiêm đủ 2 mũi vắc xin, ông bà không có triệu chứng nặng. Khi về TP.HCM, lo Covid-19 ảnh hưởng đến phổi, bà H. thường lấy máy sấy tóc làm ấm ngực và lưng cho chồng. Tuy nhiên, khoảng 2 tuần sau khỏi bệnh, ông N. khó thở và mất ngủ kéo dài.

“Nhiều đêm ông ấy dậy, mở cửa ra ngoài cho bớt cảm giác ngộp trong phổi rồi mới ngủ lại. Các con lo lắng động viên ông vào Bệnh viện Lê Văn Thịnh thăm khám, điều trị. 3 hôm nay nhờ tập luyện, ông ấy ngủ ngon, dễ thở hơn”, bà H. – vợ của ông, chia sẻ và kiên nhẫn chờ chồng đang chăm chú tập thở, tập cơ.

Anh Nguyễn Đình Tuấn, cử nhân Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, cho biết, bệnh nhân đến đây không riêng người dân ở TP. Thủ Đức. Một số người ở Dĩ An, Thuận An (Bình Dương) hoặc bên kia phà Cát Lái (Đồng Nai) cũng có lịch can thiệp tại đây.

“Mỗi người có tình trạng tổn thương khác nhau nên các bài tập cũng không giống nhau. Đó là những bệnh nhân lớn tuổi, ngày đầu tiên đến thở không nổi, SpO2 tụt liên tục. Cũng có người đến đây vì nằm điều trị Covid-19 quá lâu, chân bị teo cơ, không thể đi lại. Tùy trường hợp, bác sĩ sẽ lên kế hoạch can thiệp phù hợp”, anh Tuấn nói thêm.

“Tại Việt Nam, gần 2% dân số mắc Covid-19 nhưng chưa có ghi nhận một cách đầy đủ về tình hình hậu Covid-19 trên cộng đồng”, bác sĩ Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho hay,

TP.HCM hiện có hơn 300 ngàn người đã xuất viện (từ trung bình – nặng – nguy kịch),  nhu cầu được chăm sóc về sức khỏe hậu Covid-19 là đáng quan tâm. “Đây là vấn đề cực nóng”, ông Dũng chia sẻ.

Hậu Covid-19 không chỉ xảy ra ở bệnh nhân nặng hay lớn tuổi, mà còn ghi nhận ở người trẻ từ 30-40 tuổi, mắc Covid-19 nhẹ. Thậm chí có trường hợp F0 không nhập viện cũng gặp triệu chứng dai dẳng.

{keywords}
 

Do đó, Sở Y tế TP.HCM xây dựng chiến lược tiếp cận và can thiệp với bệnh nhân hậu Covid-19. Trong đó, phải xác định mô hình bệnh tật của người dân hậu nhiễm và triệu chứng phổ biến. Đồng thời, phân tuyến điều trị cho bệnh nhân hậu Covid-19, quản lý chăm sóc người bệnh theo mô hình tháp 3 tầng.

Cụ thể, ở tầng thấp nhất là tuyền y tế cơ sở, có chức năng quản lý chăm sóc người bệnh hậu Covid-19 mức độ nhẹ, can thiệp các phương pháp không dùng thuốc. Ở tầng này, bệnh nhân đông nhất.

Ở tầng 2 -Bệnh viện tuyến quận huyện sẽ thực hiện khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng; quản lý và chăm sóc điều trị bằng thuốc với bệnh nhân hậu Covid-19 mức độ trung bình.

{keywords}
 

Ở tầng 3 - Bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối có nhiệm vụ chăm sóc với nhóm người bệnh hậu Covid-19 mức độ nặng. Các bệnh viện này sẽ khám và điều trị chuyên khoa sâu như hô hấp, tim mạch, tâm thần kinh, phục hồi chức năng…

Hiện nay, các bệnh viện tại TP.HCM đã thành lập các phòng khám, trung tâm phục hồi hậu covid-19 như: Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Viện Y dược học dân tộc, Bệnh viện phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp, bệnh viện Nhi đồng 1…Ở tuyến Trung ương, có Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện Chợ Rẫy…

{keywords}
 

Khi TP.HCM và các tỉnh miền Nam bước qua đỉnh dịch, “Cơn bão” Covid-19 lại đang diễn biến phức tạp tại miền Bắc. Cũng từ đây, các khoa hậu Covid ra đời, đồng hành cùng các bệnh nhân…

Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là bệnh viện đầu tiên có khoa Hậu Covid-19 của miền Bắc.

Theo PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc bệnh viện, Nhiều trường hợp đã qua giai đoạn nguy kịch, xét nghiệm âm tính và đang dần hồi phục nhưng rất khó khăn để chuyển sang cơ sở y tế tuyến dưới bởi các đơn vị này lo lắng về vấn đề thiếu kinh nghiệm hoặc nguy cơ lây nhiễm.

{keywords}
 

Để đáp ứng số bệnh nhân nặng gia tăng và chăm sóc tốt nhất cho các F0 khỏi bệnh, Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 đã lên kế hoạch xây dựng đơn nguyên Phục hồi hậu Covid-19.

PGS Hải cho biết, từ khi đi vào hoạt động, bệnh viện luôn phân công những bác sĩ phục hồi chức năng làm việc song song cùng các bác sĩ hồi sức trong buồng bệnh. Đến nay, bệnh viện quyết định thành lập đơn nguyên riêng chăm sóc cho bệnh nhân hậu Covid-19, đối tượng là F0 nặng đã khỏi Covid-19 nhưng còn tổn thương phổi, chưa bỏ được oxy, chưa gắng sức được tốt hoặc bị ảnh hưởng tâm lý do mắc bệnh.

“Với những bệnh nhân đang dần hồi phục, tập cai máy thở, nếu vẫn tiếp tục ở trong khu điều trị Covid-19 thì có thể họ sẽ hoảng khi thấy nhiều người bệnh nặng nằm xung quanh.

Khi xây dựng Khoa Hồi phục hậu Covid-19, chúng tôi đưa họ sang một khu vực khác, chăm sóc và hướng dẫn họ tập luyện hàng ngày đến khi phục hồi hoàn toàn mới cho xuất viện, giúp bệnh nhân nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường”, PGS Hải nói.

PGS cho hay, bên cạnh chăm sóc thể chất, vấn đề giúp đỡ bệnh nhân ổn định tâm lý cũng rất quan trọng. Khi trải qua giai đoạn nặng tới nguy kịch, nằm viện lâu ngày, rất nhiều bệnh nhân bị ảnh hưởng tâm lý, gầy gò, ốm yếu, chán ăn, thậm chí có suy nghĩ tự vẫn.

Trong đơn nguyên Hồi phục hậu Covid-19, ngoài bác sĩ phục hồi chức năng, bác sĩ hô hấp, bệnh viện cũng phân công nhóm bác sĩ tâm lý để trị liệu cho bệnh nhân, giúp họ ổn định cả về thể chất lẫn tinh thần. Các bác sĩ thuộc đơn vị Hồi sức tích cực cũng thường trực để có thể hỗ trợ bất cứ lúc nào nếu bệnh nhân bất ngờ diễn tiến xấu.

Phòng khám hậu Covid-19 của Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Hà Nội cũng đi vào hoạt động từ ngày 24/1 để góp phần xóa di chứng của người bệnh.

TS.Nguyễn Văn Thường (Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đức Giang) cho biết, F0 nặng có thể gặp các di chứng như khó thở, hụt hơi, tức ngực, stress, đau đầu, ho kéo dài, thay đổi vị giác, khứu giác... Những người này nên điều trị kịp thời để sớm trở lại cuộc sống bình thường.

{keywords}
 

Vì vậy, từ một tháng trước, bệnh viện đã chuẩn bị nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu khám điều trị hậu Covid tại Hà Nội. Phòng khám cung cấp dịch vụ tầm soát và điều trị toàn diện các di chứng của Covid-19, đánh giá nhu cầu can thiệp về dinh dưỡng, vật lý trị liệu - phục hồi chức năng...

Đây là bệnh viện công đầu tiên của Sở Y tế Hà Nội thành lập phòng khám hậu Covid-19. Theo đó, bệnh viện chuẩn bị 3 khoa: Tim mạch, Hô hấp và Thần kinh để điều trị nội trú bệnh nhân hậu Covid-19, mỗi khoa dự kiến có 10 giường.

Trước đó, Bệnh viện Đức Giang đã cử 6 bác sĩ, 6 điều dưỡng đi học lớp đào tạo về điều trị, chăm sóc bệnh nhân hậu Covid-19 do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức. Các thầy thuốc này đã có chứng chỉ của WHO.

{keywords}
 

Song song với chuẩn bị nhân lực, viện đã xây dựng phác đồ, các kỹ thuật có thể triển khai phòng khám cho bệnh nhân bị suy giảm nhận thức, suy giảm thể chất và suy nhược, suy chức năng hô hấp, suy giảm khả năng nuốt, suy giảm khả năng giao tiếp và những thách thức trong việc hoàn thành các hoạt động sống hàng ngày (ADLs).

Đồng thời, viện đã xây dựng phác đồ, các kỹ thuật có thể triển khai phòng khám này như theo dõi chức năng phổi, rối loạn đông máu hay các dấu hiệu mệt mỏi sau khi khỏi Covid-19.

Hà Nội đang bước qua giai đoạn căng thẳng của dịch bệnh, dự kiến với số bệnh nhân gia tăng, việc chăm sóc người dân hậu Covid cũng là bài toán buộc các các cơ sở điều trị khác phải đối mặt…

Linh Giao – Ngọc Trang Thiết kế: Hồng Anh