Tuy nhiên đề xuất này của Ủy ban ATGT QG đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều bởi tính thực tiễn của nó. Đặc biệt đối với vấn đề sở hữu bởi không phải ai cũng đi xe chính chủ. 
 
Ngay khi vừa công bố đề xuất tịch thu phương tiện đối với lái xe vi phạm về nồng độ cồn của Ủy ban ATGT quốc gia đã gặp nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều ý kiến cho rằng, cơ quan chức năng xử phạt đối với hành vi vi phạm chứ không phải xử phạt phương tiện vi phạm. Đặc biệt trong vấn đề này cần phân biệt rõ các mối quan hệ và tính độc lập của từng chủ thể đó là chủ phương tiện, phương tiện, và người sử dụng phương tiện.
 
Sinh viên Kim Thanh Dung - Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết:"Qui định như thế là hơi khắt khe, bây giờ trình đô dân trí mình chưa cao, người dân có thế họ không cố ý hoặc không biết luật như vậy mình phải tuyên truyền trước khi đề ra luật như thế”.
 
Theo anh Ngô Anh Đức - Nhân viên Ngân hàng TMCP Á Châu cho rằng: "Những người vi phạm thì thực hiện hành vi đối với họ thôi mà không tịch thu phương tiện của người cho mượn ví như tôi cho mượn tôi không vi phạm mà bị tịch thu như thế là không được như sinh viên mà cho bạn mượn chăng may quá chén mà bị tịch thu thì sẽ ảnh hưởng tới việc học. Nhưng gia đình nghèo mà bị tịch thu thì sẽ ảnh hưởng đến thu nhập kiếm sống, thực ra là người vi phạm chứ không phải xe vi phạm mà tịch thu là không được".
 
TS Hoàng Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm Tư vấn, Giám định dân sự Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho biết: "Khi mà mình đặt vấn đề tịch thu phương tiện nó sẽ có một loạt vấn đề kèm theo vấn đề chủ sở hữu, vấn đề anh này vi phạm, vấn đề là kiểm tra anh này có làm tiêu cực hay không, kiểm tra anh này có bán tiêu cực hay không, bán như thế nào, quy định bán như thế nào những cái này phải có một loạt nghiên cứu kỹ lại".
 
Chị Bùi Khánh Huyền ở Cầu Giấy Hà Nội cho rằng, việc tịch thu xe là quá nghiêm khắc, bởi gia đình phải vay mượn khắp nơi mới mua được chiếc xe cho con đi học, nhưng nếu nể nang mà cho mượn xe mà bị tịch thu thì gia đình không biết xoay sở thế nào. Chị Bùi Khánh Huyền nói:"Xe máy là tài sản lớn của một gia đình chăng hạn em cho bạn mượn, bạn vi phạm chiếc xe đấy bị tịch thu thì như thế sẽ không hợp lý như trong cuộc sống mọi người đều biết là những vấn đề như thế sẽ đi liền tiêu cực như là cái tiêu cực sẽ lơn hớn và song hành cùng với nhau".
 
Tuy nhiên bên cạnh những ý kiến trên, cũng có quan điểm cho rằng có thể áp dụng hình thức phạt trên, nhưng cần đặc biệt chú ý tới tính hiệu quả của đề xuất trên.
 
PGS.TS Phan Hữu Thư - Nguyên Giám đốc học viện tư pháp trao đổi:"Luật pháp chúng ta có thể làm được cái đó và tôi cũng xin nói thêm nếu thiếu chúng ta có thể sửa luật mà, đâu có sao đâu. Cái chính không phải là vấn đề về luật pháp, cái chính là anh xem tính khả thi và hiệu quả của nó. Mà văn bản Ủy ban ATGT QG đề xuất này nó có hợp lý không, có công bằng với tất cả mọi đối tượng không?".
 
Con số 67% lái xe ô tô gây TNGT có nồng độ cồn vượt ngưỡng cho phép đã nói lên mức độ nguy hiểm của việc sử dụng nồng độ cồn khi tham gia giao thông.
 
Hình phạt cần nghiêm khắc thì người dân sợ không vi phạm nhưng để có thể áp dụng vào thực tế thì những qui định phải hợp tình hợp lý và mang tính khả thi.

Theo ANTV