2017 được đánh giá là 'năm thành công' của ngành giao thông khi QH thông qua chủ trương đầu tư cao tốc Bắc - Nam và nghị quyết đền bù giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành.
Cao tốc Bắc - Nam
Trên 83% ĐHQH (kỳ họp thứ 4, QH khóa 14) ấn nút đồng thuận.
Cao tốc Bắc - Nam
Trên 83% ĐHQH (kỳ họp thứ 4, QH khóa 14) ấn nút đồng thuận.
Kinh phí đầu tư là 118.000 tỷ đồng. Trong đó 55.000 tỷ đồng vốn nhà nước đầu tư và hơn 63.000 tỷ đồng huy động ngoài ngân sách; sơ bộ nhu cầu sử dụng đất trên 3.700ha, trong đó hơn 1.000ha đất trồng lúa.
Giai đoạn 2017-2020, dự án cao tốc Bắc Nam được đầu tư 654km, chia làm 11 dự án thành phần, với các đoạn từ Cao Bồ, Nam Định đến Bãi Vọt, Hà Tĩnh; từ Cam Lộ, Quảng Trị đến La Sơn, Thừa Thiên - Huế; từ Nha Trang, Khánh Hòa đến Dầu Giây, Đồng Nai, Cầu Mỹ Thuận 2, Tiền Giang và Vĩnh Long.
QH giao Chính phủ chuẩn bị đầu tư để thực hiện dự án từ năm 2017 và cơ bản hoàn thành năm 2021.
Sân bay Long Thành
Trên 91% ĐBQH tán thành thông qua nghị quyết về đền bù, giải phóng mặt bằng cảng hàng không quốc tế Long Thành vào ngày họp cuối (24/11 - kỳ họp thứ 4, QH khóa 14). Kinh phí đầu tư gần 23.000 tỷ đồng GPMB sân bay Long Thành.
Trên 91% ĐBQH tán thành thông qua nghị quyết về đền bù, giải phóng mặt bằng cảng hàng không quốc tế Long Thành vào ngày họp cuối (24/11 - kỳ họp thứ 4, QH khóa 14). Kinh phí đầu tư gần 23.000 tỷ đồng GPMB sân bay Long Thành.
QH đồng ý triển khai dự án trên diện tích gần 5.400ha, trong đó diện tích đất của dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành là 5.000ha, 282ha cho khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn; 20ha đất cho khu nghĩa trang.
Để tiết kiệm vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, phần vốn còn thiếu gần 3.000 tỷ đồng được huy động từ nguồn thu tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư.
Trường hợp không đủ sẽ được Chính phủ báo cáo UB Thường vụ QH bố trí từ nguồn kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, sẽ cố gắng tập trung triển khai để hoàn thành sớm sân bay Long Thành vào năm 2023.
Ban Thời sự