Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 được đưa vào triển khai và chuẩn nghèo đa chiều mới được đưa vào áp dụng chuyển từ đo lường nghèo đơn chiều sang nghèo đa chiều nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.

Bắc Quang (Hà Giang) là huyện miền núi, biên giới với trên 96% đồng bào dân tộc thiểu số, hạ tầng nền kinh tế xã hội vẫn còn rất khó khăn. Với sự phấn đấu không mệt mỏi của cả hệ thống chính trị, trong nhiều năm qua, công cuộc xóa đói, giảm nghèo của huyện đã đạt được một số thành tựu quan trọng, nhưng phía trước vẫn còn không ít khó khăn và thách thức.

Đơn cử, về nhận thức, một bộ phận không nhỏ người nghèo và địa phương nghèo vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nên chưa chủ động vượt lên để thoát nghèo. Do là địa bàn vùng cao, vùng sâu thông tin đến với người dân chưa đầy đủ nên nhận thức về các chính sách của Nhà nước đối với người nghèo còn hạn chế. Khiếm khuyết này đã góp phần làm cho hiệu quả của chương trình xóa đói, giảm nghèo bị giảm bớt một phần.

Với kinh nghiệm đã gặt hái được trong công tác giảm nghèo, Bắc Giang xác định, hoạt động thông tin, tuyên truyền có vai trò quan trọng, không chỉ giúp các địa phương triển khai chính sách kịp thời, đầy đủ, mà còn giúp người nghèo nắm được các thông tin, chính sách và học hỏi các gương điển hình, từ đó vươn lên thoát nghèo.

Để giảm nghèo về thông tin, thời gian qua, huyện đã quan tâm đầu tư về dịch vụ viễn thông và phương tiện tiếp cận thông tin cho người dân gắn với thực hiện các nhiệm vụ về chuyển đổi số.

Thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, Ban chỉ đạo chuyển đổi huyện Bắc Quang đã xác định chuyển đổi số cần thực hiện cả ba trụ cột chính: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Trong đó, tập trung thúc đẩy thực hiện xây dựng chính quyền số để tạo đà và định hướng, dẫn dắt, quản lý, hỗ trợ kinh tế số và xã hội số phát triển. Chuyển đổi số gắn với phát triển đô thị thông minh và cải cách hành chính, đặc biệt là thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, đặt người dân, doanh nghiệp vào vị trí trung tâm, nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp, thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh và công bằng xã hội. Mạng truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện được duy trì, nâng cấp băng thông với quy mô triển khai 26 điểm.  

Theo thống kê của cơ quan chuyên môn, hiện tại trên địa bàn huyện Mèo Vạc có 02 doanh nghiệp là VNPT, Viettel cung cấp dịch vụ viễn thông Internet. Thời gian qua, các doanh nghiệp đã đầu tư mạng lưới hạ tầng viễn thông, internet rộng khắp tới 18/18 xã, thị trấn; tỷ lệ phủ sóng mạng 4G đạt 85%; tỷ lệ phủ sóng điện thoại mạng 2G, 3G đạt 65%. Tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động đạt 15%/tổng dân số; tỷ lệ người sử dụng Internet cố định đạt 19,2%/tổng dân số; tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet đạt 75%.

Nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu của huyện tiếp tục phát triển và đưa vào khai thác sử dụng, triển khai tích hợp các ứng dụng, kết nối liên thông với hệ thống thông tin, có sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, tài chính, tư pháp, xây dựng, doanh nghiệp, BHXH, Y tế,… và các nền tảng thanh toán điện tử.

Việc thanh toán không dùng tiền mặt đang dần trở nên quen thuộc tại huyện. Từ mua bán hàng hóa đến các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng của người dân và du khách đang được khuyến khích thanh toán trực tuyến. Toàn huyện Bắc Quang hiện có 70 doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ kinh doanh đăng ký và thực hiện thanh toán hóa đơn điện tử. Trên 7.600 khách hàng sử dụng App Agribank E-Mobile Banking; 568 hộ gia đình sản xuất, kinh doanh sử dụng mã VietQr. Phát 1.500 sim miễn phí cho đối tượng hộ nghèo, cận nghèo kết hợp với đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử. 100% công dân được cấp Căn cước công dân có gắn chíp điện tử; kích hoạt định danh điện tử mức độ 1, 2 được trên 21.800 hồ sơ...

Bên cạnh đó, huyện đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động thông tin cơ sở với mục tiêu hiện đại hóa hệ thống thông tin cơ sở, hình thành cơ sở dữ liệu, số hóa nguồn thông tin cơ sở đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin nguồn phổ biến đến người dân và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin. Xây dựng các chương trình phát thanh, phát trên hệ thống loa truyền thanh của cơ sở để tuyên truyền đến đông đảo bà con, Nhân dân về công tác giảm nghèo và an sinh xã hội, nhằm nâng cao nhận thức giảm nghèo đối với người nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.

Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã của huyện đẩy mạnh hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP trên các sàn giao dịch thương mại điện tử Sendo, Voso,... Huyện cũng thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số trong các lĩnh vực hành chính công, giáo dục... 236 tổ công nghệ số cộng đồng cũng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân đăng ký, tạo tài khoản công trên Cổng Dịch vụ công Quốc Gia để thực hiện dịch vụ công trực tuyến; thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; đăng ký tài khoản thanh toán điện tử; cài đặt ứng dụng VneID trên điện thoại di động thông minh... 

Kết luận cuộc họp Ban chỉ đạo chuyển đổi số huyện mới đây, ông Hà Việt Hưng-Uỷ viên BCH Đảng bộ Tỉnh, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện đề nghị: Huyện cần tăng cường công tác tuyên truyền về chuyển đổi số cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, doanh nghiệp và người dân nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trên địa bàn huyện; Cần lấy chính quyền số làm nòng cốt để dẫn dắt kinh tế số và xã hội số, trong đó chính quyền số cần hướng đến người dân và doanh nghiệp; Huyện cần chỉ đạo chính quyền ở cơ sở cập nhật dữ liệu đầu vào và kết thúc dữ liệu đầu ra; Hỗ trợ người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP trên các sàn giao dịch thương mại điện tử....

Nhóm PV