Nhà báo Quyết Thắng: Bản quyền giải Ngoại hạng Anh luôn là vấn đề nhiều người quan tâm. Hồ sơ mời đấu thầu bản quyền truyền hình Giải ngoại hạng Anh các mùa từ 2016 đến 2019 đã được phía Anh chính thức gửi đến các nước ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Từ thực tế việc mua bản quyền của Ngoại hạng Anh ở những mùa giải trước cho thấy nếu các đơn vị không có sự liên kết và thống nhất, chắc chắn đối tác sẽ ép giá, dẫn đến sự lãng phí rất lớn.

Góc nhìn thẳng mời ông Lê Đình Cường - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam để trao đổi về những vấn đề trên.

Xin cảm ơn ông Lê Đình Cường đã tham dự chương trình


Nhà báo Quyết Thắng:Ông đánh giá thế nào về quan điểm không mua bản quyền truyền hình (BQTH) giải Ngoại hạng Anh bằng mọi giá?

Ông Lê Đình Cường: Theo tôi, đó là việc không hề dễ dàng. Thực ra, với VN mình nhiều năm nay, cụ thể là hơn chục năm, giải Ngoại hạng Anh luôn có sức hấp dẫn với khán giả, đặc biệt là lớp trẻ, yêu thể thao.

Tính đến mùa giải vừa rồi, chúng ta đã có 9 năm mua gói BQTH giải Ngoại hạng Anh. Đặc biệt, ở mùa giải 2013 - 2016, rộ lên với một tinh thần, phương thức mua đấu giá, mức giá tăng hơn so với mùa giải 2010 - 2013 tới 180%. Năm nay, tôi chưa biết thông tin chính thức, nhưng nghe nói ý kiến nhiều người muốn đề nghị đại diện cơ quan quản lý Nhà nước yêu cầu các đơn vị cung cấp truyền hình trả tiền phải thống nhất với nhau mua BQTH giải Ngoại hạng Anh mùa giải 2016 - 2019 ở mức độ có thể chấp nhận được. Nếu không thì sẽ thống nhất với nhau không mua nếu tăng lên với mức gấp 2-3 lần ba mùa giải trước. Tôi cho rằng chúng ta phải quan tâm hơn về phương thức, hợp tác thống nhất giữa các đơn vị cung cấp truyền hình trả tiền.

Nhà báo Quyết Thắng:Rõ ràng, sức hấp dẫn của giải đấu này là không phải bàn cãi, nếu các nhà đài không mua thì sẽ có doanh nghiệp mua rồi họ sẽ tìm cách phân phối lại để đến với người xem, theo ông, các nhà đài Việt Nam cần

phải làm gì để có được bản quyền với mức giá phù hợp?

Ông Lê Đình Cường: Theo tôi biết bắt đầu từ mùa giải 2013 - 2016 việc các nhà đài đứng ra mua BQTH rất hạn chế, chủ yếu là các đơn vị cung cấp truyền hình trả tiền. Bản chất họ cũng là những đơn vị doanh nghiệp. Tôi nghĩ rằng việc các nhà đài chỉ có thể phối hợp với các đơn vị cung cấp truyền hình trả tiền để mình nắm được thông tin chính xác, đặc biệt là giá đưa ra cho các khu vực.

Việc các nhà đài phối hợp với các đơn vị cung cấp truyền hình trả tiền để mua, hoặc định ra giá thống nhất, thì bản thân là công tác truyền thông cần phải làm rõ được ý nghĩa của giới hạn của giá giải bóng đá Ngoại hạng Anh 3 mùa giải tới như thế nào để các doanh nghiệp thấy rằng phục vụ cho khán giả là điều cần thiết, nhưng không phục vụ bằng mọi giá.

Nhà báo Quyết Thắng:Việc kêu gọi có sự liên kết trong việc mua bản quyền truyền hình đã dấy lên từ nhiều năm qua, theo ông, vì sao điều này vẫn chưa thực hiện được?

s

Ông Lê Đình Cường:Trên thực tế, chúng ta mới bắt đầu làm từ mùa giải 2010 - 2013. Khi hiệp hội mới ra đời, Bộ Thông tin - Truyền thông cũng đã trao đổi với Hiệp hội Truyền hình trả tiền VN để có sự thống nhất với tất cả các đơn vị truyền hình trả tiền. Nhưng khi đó, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm và đặc biệt là xu thế bằng mọi giá mua được BQTH giải Ngoại hạng Anh. Khi đó, BQTH giải Ngoại hạng Anh đang lên tới cao trào.

Việc các đơn vị đứng ra mua ở mùa giải 2010 - 2013 gần như chỉ có các đài lớn đứng ra là chính, nên việc thống nhất giữa các đài, giữa các đơn vị cung cấp truyền hình trả tiền, để giữ được một mức giá hợp lý ở thị trường Việt Nam, mới chỉ có từ mùa giải 2013 - 2016. Việt Nam chưa có cách làm, hình thức để thống nhất, bàn bạc trao đổi với nhau để đưa ra giá thầu phù hợp. Trong mấy năm vừa rồi, chúng ta rộ lên nhưng chưa thể thống nhất được.

Nhà báo Quyết Thắng:Cá nhân ông dự báo thế nào về mức giá bản quyền giải ngoại hạng Anh thời gian tới đồng nghĩa với việc người xem phải bỏ tiền ra chi trả sẽ ở mức nào để có thể xem các trận đấu ở giải bóng đá hấp dẫn này?

Ông Lê Đình Cường: Tôi thì chưa có nhiều thông tin lắm như ngay từ tháng 8 năm 2014 người ta đã nói nhiều về giá BQTH giải Ngoại hạng Anh. Theo tôi được biết trong 3 mùa giải tới, ở khu vực châu Á, chúng ta nằm trong địa bàn mà BTC giải Ngoại hạng Anh họ đưa ra chắc chắn gấp 2 lần, thậm chí 2,5 lần của mùa giải 2013 - 2016. Tôi cho rằng đó là mức giá khá căng.

Mùa giải trước BTC giải Ngoại hạng Anh đưa ra 2 gói. Đó là gói đấu sớm ngày thứ 7 và trong ngày Chủ nhật, được gọi là "Super Sunday". Tại sao gói "Super Sunday" lại đắt như vậy vì chủ yếu dành cho các đội trong tốp 4. Theo tôi gói này không có điều kiện tăng nhiều, vì khán giả xem các trận đêm thứ Bảy cũng rất hấp dẫn, còn tối Chủ nhật cũng ít sắp xếp cho các đội tốp đầu.

Còn gói chung thì tôi nghĩ người xem muốn xem bóng đá Anh 3 mùa giải tới, mức giá chắc chắn sẽ cao hơn 2 lần so với mùa giải 2013 - 2016.

Nhà báo Quyết Thắng:Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi. Xin kính chào quý vị và hẹn gặp lại. 

  • VietNamNet