{keywords}

Hiện có rất nhiều suy diễn, dự đoán khác nhau về việc liệu người dân ở các nước đang phát triển có sớm được tiêm vắc-xin Covid-19 hay không.

Liệu họ có phải đợi đến khi các nước phát triển hoàn tất việc tiêm chủng cho người dân của mình hay không? Liệu các nước phát triển có sớm bắt đầu chia sẻ vắc-xin với các nước đang phát triển? Người dân ở các nước đang phát triển sẽ phải chờ bao lâu nữa để được tiêm chủng? 

Việc tổng hợp các thông tin nhỏ giọt được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau để trả lời cho những câu hỏi này là một nhiệm vụ khó khăn. Bởi những thông tin hiện có đang rất sơ sài, nhiều sai lệch, không chính xác và thường sai sự thật. 

Gần đây, các nhà nghiên cứu tại Ngân hàng Thế giới đã công bố một nghiên cứu rất thuyết phục về tình hình đang diễn ra trên toàn cầu. Nghiên cứu của họ cùng với dữ liệu từ các công ty dược, chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế đã làm sáng tỏ bức tranh. 

{keywords}

Ngân hàng Thế giới đưa ra nhận định về sự tồn tại của một nhóm được gọi là “Câu lạc bộ các nước sản xuất vắc-xin”, bao gồm 13 quốc gia phát triển, đang kiểm soát việc cung ứng và phân phối vắc-xin toàn cầu. Trung Quốc và Ấn Độ đều có mặt trong câu lạc bộ này. 

Các nước này là những đối tác thương mại đang sở hữu các dây chuyền cung ứng vững chắc, nguồn nguyên liệu và khả năng sản xuất ổn định.

Khoảng 88% thành phần cần thiết để sản xuất vắc-xin của thế giới được giao thương giữa các thành viên câu lạc bộ, trong đó Mỹ và EU chiếm ưu thế. Khoảng 91% các công ty có làm về vắc-xin, với số lượng 783 cơ sở sản xuất đang được đặt tại các quốc gia trong Câu lạc bộ vắc-xin. 

Để hiểu được sự phức tạp trong sản xuất vắc-xin, hãy lấy một ví dụ là trường hợp của Pfizer, một công ty của Mỹ. Vắc-xin của Pfizer yêu cầu phải có 280 thành phần riêng biệt, vật liệu và thiết bị chuyên dụng được nhập khẩu từ 19 quốc gia khác nhau.  

Các nước thành viên của Câu lạc bộ sở hữu độc quyền những thành phần quan trọng cần thiết để tạo ra vắc-xin. Họ cũng sở hữu bằng sáng chế để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của vắc-xin, đồng thời giữ độc quyền về công nghệ tiêm chủng và sở hữu lực lượng lao động có tay nghề cao. 

Các quốc gia này không phải đột nhiên xuất hiện trên thị trường với sản phẩm vắc-xin Covid-19. Họ đều có ít nhất 20 năm nghiên cứu sản xuất vắc-xin. Đây là lý do tại sao nhiều nhà sản xuất có thể tung ra vắc-xin trong vòng chỉ vài tháng sau khi đại dịch xuất hiện - vốn dĩ, cần mất từ 5-10 năm để nghiên cứu, bào chế và đưa sản phẩm ra sử dụng. 

Lý do giúp vắc-xin nhanh chóng ra đời là do chính phủ các nước, đặc biệt là chính phủ Mỹ dưới thời của cựu Tổng thống Donald Trump với Chiến dịch vắc-xin thần tốc (Operation Warp Speed - OWS), cùng với đó là Chương trình tiêm chủng của Trung Quốc với năng lực dự báo nhu cầu, từ đó đưa ra quyết định rất sớm để thu mua hoặc thâu tóm được số lượng lớn nguyên liệu thành phần vắc-xin. Đó là lý do các nước này chiếm ưu thế trong chuỗi cung ứng. 

{keywords}

Chiến dịch OWS trợ cấp cho các công ty dược sản xuất vắc-xin, bao gồm cả việc trả tiền cho hoạt động thử nghiệm tốn kém trên hàng chục nghìn người. 

Chính phủ Mỹ đảm bảo hoàn trả chi phí bất kể các công ty có sản xuất ra được loại vắc-xin an toàn, khả thi hay không. Cuối cùng, chiến dịch này ứng trước tiền để ký hợp đồng với các công ty với cam kết bán vắc-xin cho Mỹ trước khi phân phối ra các nước khác. 

Mỹ cũng là nước đã trợ cấp cho Chương trình vắc-xin Oxford/AstraZeneca để đảm bảo rằng công ty liên doanh Anh - Thụy Điển sẽ bán sản phẩm cho Mỹ. 

Mỹ trợ cấp cho việc sản xuất vắc-xin của nhiều công ty khác nhau với hy vọng thế nào cũng sẽ có một vài trong số các công ty đó thành công. Thực tế là một số công ty đã bỏ cuộc ngang chừng: Merck, một công ty dược của Mỹ, sau khi thử nghiệm một số ứng viên vắc-xin đã quyết định không sản xuất bởi các loại này đều không cho hiệu quả tốt bằng những loại của các công ty khác. 

{keywords}

Ngân hàng Thế giới kết luận rằng Câu lạc bộ vắc-xin đã cố ý hoặc vô tình tạo ra sự chậm trễ trong việc đưa vắc-xin đến các nước thành viên của câu lạc bộ này cũng như các quốc gia khác. Họ gọi đây là “sự chậm trễ do chính sách gây ra”. Có thể thấy điều này qua một số ví dụ sau. 

Ấn Độ là nhà sản xuất vắc-xin lớn nhất thế giới và Viện Huyết thanh Ấn Độ chính là công ty vắc-xin lớn nhất. Ấn Độ đã bắt đầu sản xuất vắc-xin Covid-19 từ rất sớm với hiệu quả tuyệt vời. Tuy nhiên sau đó nước này đã ngừng xuất khẩu vì cần tập trung phục vụ cho 1,3 tỷ dân số trong nước đang vật lộn trong đợt bùng phát tồi tệ nhất của đại dịch. Cho đến nay, mới có 20% dân số Ấn Độ được tiêm chủng. 

Ấn Độ và Nam Phi đã kiến nghị lên WTO yêu cầu các nước thành viên buộc các nhà sản xuất trong nước chia sẻ sáng chế để các nước khác có thể tiến hành sản xuất. Đề xuất này đang được xem xét và sẽ không có quyết định nào được đưa ra trước tháng 11 năm nay. 

Ấn Độ cũng yêu cầu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu nguyên liệu sản xuất vắc-xin để Ấn Độ có thể gia tăng sản lượng. Ngay lập tức, chính quyền của ông Biden từ chối với tuyên bố rằng Mỹ sẽ phục vụ người Mỹ trước - đây là một tuyên bố thiếu khôn ngoan dành cho một nước đồng minh.  

Tuy nhiên sau đó Mỹ đã nhượng bộ và gỡ bỏ lệnh cấm, chấp nhận rút lui trước áp lực cực lớn từ các quốc gia toàn cầu và từ nhóm dân số gốc Ấn rất đông tại Mỹ. Đây được gọi là “Chủ nghĩa dân tộc vắc-xin”. 

* Phần 2: Vắc-xin Covid-19: Nước giàu không thể o bế

Tiến sỹ Terry F. Buss - Chuyển ngữ: Đào Thúy

Thiết kế: Hồng Anh

Buộc các công ty dược chia sẻ sáng chế vắc-xin: Ý tưởng xa vời

Buộc các công ty dược chia sẻ sáng chế vắc-xin: Ý tưởng xa vời

Những nước phát triển dẫn đầu trong sản xuất vắc-xin chịu áp lực buộc công ty dược tư nhân chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ để tăng nguồn cung toàn cầu.