{keywords}

Cùng với kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19 đã thay đổi những thói quen lâu năm, khiến ngay cả những người lớn tuổi và các đối tượng tiêu dùng vốn chỉ trung thành với cách mua hàng truyền thống cũng cân nhắc về việc việc mua sắm trực tuyến.

Báo cáo của Facebook hồi cuối tháng 6/2021 cho thấy mua sắm qua thương mại điện tử sẽ trở thành xu hướng tiêu dùng mới thay vì chỉ là hình thức đối phó trong thời dịch. Theo đó, 81% người tiêu dùng nói rằng họ đã thay đổi thói quen mua sắm từ khi đại dịch bùng phát, 92% trong số đó khẳng định sẽ tiếp tục hành vi mới này dài hạn cả trong tương lai, dù còn dịch bệnh hay không.

{keywords}

Theo “Sách trắng Thương mại điện tử” Việt Nam năm 2021 (ấn phẩm của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số), tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến đã tăng từ 77% trong năm 2019 lên 88% trong năm 2020. Dịch Covid-19 cùng những yêu cầu về giãn cách, phong tỏa, hạn chế tiếp xúc đã góp phần đáng kể khiến doanh nghiệp và người tiêu dùng quan tâm hơn đến mua sắm trực tuyến.

Với sự xuất hiện của hàng loạt các trang web và ứng dụng sàn thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới như Shopee, Lazada, Zalora, năm nay đã có thêm sự tham gia mạnh mẽ của các sàn thương mại điện tử Việt Nam như Vỏ Sò, Postmart hướng đến lớp khách hàng chuyên biệt là các hộ nông dân. Theo mục tiêu của các sàn thương mại điện tử này sẽ đưa khoảng 5 triệu hộ nông dân lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy tiêu thụ nhanh, tránh ùn ứ nông sản khi cao điểm thu hoạch, giúp người dân giữ giá nông sản, không phụ thuộc vào thương lái, trung gian.

{keywords}

Vỏ Sò, Postmart đã hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số, kỹ năng tham gia hoạt động trên môi trường số; hướng dẫn đăng ký tài khoản để đưa sản phẩm lên sàn; hướng dẫn đăng ký tài khoản thanh toán trực tuyến và thực hiện quy trình đóng gói – kết nối – giao nhận để hộ sản xuất nông nghiệp tác nghiệp trong quá trình kết nối mua bán trên sàn điện tử. Tính đến 4/12, 2 sàn Vỏ Sò và Postmart đã hỗ trợ được 4.2 triệu hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn điện tử, đạt 84% kế hoạch đầu năm.

Một trong những điểm nhấn năm 2021 là Việt Nam đã xây dựng được cơ sở dữ liệu dân cư. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để phát triển chính phủ điện tử, kinh tế số và xã hội số. Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ được chia sẻ dữ liệu thông tin công dân thuộc lĩnh vực quản lý để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và công tác quản lý Nhà nước. Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cung cấp, kết nối thông tin, dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục thể hiện sự đổi mới và dịch chuyển theo định hướng chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu số. Thủ tướng cũng đã phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 đặt ra mục tiêu cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử vào năm 2021 và hình thành Chính phủ số vào năm 2025.

{keywords}

Bức tranh trong năm 2021 phải kể đến điểm nhấn Chính phủ đã chuyển sang điều hành mạnh mẽ theo hình thức trực tuyến, đặc biệt trong đại dịch Covid bùng phát. Theo yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ TT&TT đã chỉ đạo Viettel, VNPT trong 3 ngày hoàn thành kết nối hệ thống hội nghị trực tuyến tới toàn bộ các xã, phường, thị trấn trên toàn quốc.

Cũng trong đại dịch Covid, nhiều địa phương đã chuyển sang chế độ làm việc online và đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến.

{keywords}

Covid, cũng tạo ra nhiều hệ lụy nhưng lại là động lực mạnh mẽ cho các địa phương doanh nghiệp chuyển đổi số. Nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong đại dịch, các nhà mạng viễn thông đã thực hiện gói hỗ trợ cước viễn thông và Internet lên tới 10.000 tỷ đồng. Bộ TT&TT chỉ đạo các doanh nghiệp công nghệ số xây dựng một bộ phận mềm hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, miễn phí từ 3-6 tháng đầu, hiện nay có trên 10.000 doanh nghiệp đang sử dụng.

Theo số liệu từ Bộ TT&TT, Việt Nam hiện có khoảng 64.000 doanh nghiệp công nghệ số với hơn 1 triệu nhân lực. Môi trường làm việc, kinh tế không tiếp xúc do đại dịch Covid-19 đã khiến chuyển đổi số diễn ra nhanh, mạnh mẽ hơn và thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số. Chỉ tính riêng trong năm 2021, Việt Nam đã có thêm 5.600 doanh nghiệp công nghệ số được thành lập mới, xuất phát từ nhu cầu làm việc, bán hàng và giao tiếp online trong bối cảnh dịch Covid-19 ngày càng tăng.

{keywords}

Bộ TT&TT cho biết, năm 2021, ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam cũng đạt được kết quả tăng trưởng rất ấn tượng. Trong bổi cảnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid, hầu như kinh tế thế giới đều tăng trưởng âm. Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP 2,91% và là một trong những nền kinh tế có mức tăng trưởng dương. Trong đó, ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trên 9%, gấp 3 lần so với tăng trưởng GDP.

Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hiện nay không chỉ gia công, lắp ráp cho nước ngoài, với tinh thần Make in Viet Nam, các doanh nghiệp đã vươn lên, sản xuất và làm chủ những sản phẩm, nền tảng cho chuyển đổi số trong nước. Make In Vietnam đang trở thành động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành ICT Việt Nam.

VietNamNet