{keywords}{keywords}
{keywords}
{keywords}

PGS,TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong bài phát biểu khai mạc và đề dẫn Toạ đàm khoa học “Huỳnh Thúc Kháng - nhà chí sĩ yêu nước nổi tiếng, vị lãnh đạo Nhà nước mẫu mực” hôm 30/9 đã nhấn mạnh, hiện nay toàn Đảng, toàn dân đang tích cực triển khai đưa Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vào cuộc sống, nỗ lực thực hiện những biện pháp quyết liệt phòng chống dịch Covid-19 để bảo vệ sức khỏe nhân dân, trở lại trạng thái bình thường mới.

Với nhiều tham luận và ý kiến phát biểu trực tiếp, từ nhiều góc độ khác nhau và bằng những luận giải khoa học, toạ đàm đã tập trung luận giải làm rõ những cống hiến, đóng góp cụ Huỳnh Thúc Kháng, một chí sĩ yêu nước suốt đời phấn đấu cho nước được độc lập, dân được hạnh phúc, tự do.

Những năm đầu thế kỷ XX, cụ Huỳnh Thúc Kháng - nhà chí sĩ yêu nước chân chính, nhiệt thành, đã có nhiều hoạt động thiết thực, góp phần mở ra một con đường cứu nước mới của dân tộc. Với những hoạt động không mệt mỏi, cụ Huỳnh Thúc Kháng – vị lãnh đạo nhà nước tài năng, là một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt góp phần chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. 

Vào cuối năm 1945 sau hai lần nhận được điện mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Huỳnh Thúc Kháng từ Huế đã ra Thủ đô Hà Nội.

{keywords}

Tại cuộc họp đầu tiên của Quốc hội ngày 2-3-1946, khi giới thiệu danh sách Chính phủ Liên hiệp để Quốc hội thông qua, Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày: Bộ Nội vụ: một người đạo đức danh vọng mà toàn quốc dân ai cũng biết: cụ Huỳnh Thúc Kháng.

Tháng 5/1946, Cụ tham gia sáng lập và được cử làm Hội trưởng Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.

Tham gia Chính phủ, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã dồn hết tâm lực và trí tuệ chỉ đạo giải quyết nhiều công việc nội chính quan trọng, góp phần xây dựng và giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội mới. 

Trong thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm nước Pháp (31/5/1946 - 20/10/1946), Cụ được tin tưởng giao đảm nhiệm cương vị Quyền Chủ tịch nước, điều hành mọi hoạt động của chính quyền cách mạng. Cuối năm 1946, cụ Huỳnh Thúc Kháng được cử làm Đặc phái viên của Chính phủ vào Trung Bộ để giải thích đường lối kháng chiến và vận động nhân dân ủng hộ Chính phủ, ủng hộ cách mạng.

Trong thư Gửi toàn thể đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cụ Huỳnh là người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao.... Cụ Huỳnh là người mà giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khổ không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời Cụ Huỳnh không cầu danh vị, không cầu lợi lộc, không thèm làm giàu, không thèm làm quan. Cả đời Cụ Huỳnh chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập”.

{keywords}

Đặc biệt, đáp lại niềm tin tưởng tuyệt đối của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quốc dân, đồng bào, trong thời gian đảm nhiệm cương vị Quyền Chủ tịch nước, theo phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã chỉ đạo giải quyết đúng đắn nhiều công việc quan trọng về đối nội và đối ngoại của đất nước, làm thất bại những âm mưu chống phá của các lực lượng phản động, bảo vệ, giữ vững thành quả cách mạng.

{keywords}

Khi được cử làm Đặc phái viên Chính phủ tại Trung Bộ, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã hết sức chú trọng tuyên truyền, giải thích và động viên, kêu gọi toàn dân ủng hộ Chính phủ, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến, kiến quốc.

Sau Cách mạng Tháng Tám, để giải quyết những khó khăn, thách thức của cách mạng, yêu cầu khách quan là phải củng cố và phát huy hơn nữa sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc. Do đó, cùng với Mặt trận Việt Minh, cần phải có một hình thức tập hợp, tổ chức lực lượng mới. Ngày 29/5/1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Liên Việt) được thành lập tại Hà Nội nhằm tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân vào khối đại đoàn kết dân tộc. Cụ Huỳnh Thúc Kháng là một trong những người tham gia sáng lập và được tín nhiệm cử làm Hội trưởng Hội Liên Việt. Trên cương vị này, Cụ đã dốc hết nhiệt tâm của mình góp phần mở rộng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trong bối cảnh những lực lượng phản động luôn tìm cách chống phá chính quyền cách mạng, ngày 16/7/1946, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã tổ chức cuộc họp báo tại Hà Nội nêu rõ đoàn kết là cần thiết để tập hợp lực lượng kiến thiết nước nhà, để ủng hộ ngoại giao, để xây dựng nền dân chủ cộng hòa; nhưng đoàn kết phải trên tinh thần chân thành, thật thà đoàn kết; không thể vin vào hai chữ đoàn kết mà làm những việc phi pháp, có hại đến đoàn kết toàn dân. Sự linh hoạt, khéo léo về sách lược, nhưng đầy cương trực, cứng rắn về nguyên tắc của Cụ đã góp phần giữ yên tình hình xã hội, đoàn kết nhân tâm trong nước.

{keywords}

Tháng 4/1947, cụ Huỳnh Thúc Kháng tạ thế sau khi ốm nặng. Rất thương tiếc và đau buồn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:

Gửi toàn thể đồng bào sau ngày cụ Bộ trưởng Huỳnh Thúc Kháng tạ thế,

Hỡi đồng bào yêu quý,

Vị chiến sĩ lão tiền bối Huỳnh Thúc Kháng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Hội trưởng Hội Liên hiệp Quốc dân vừa tạ thế.

Trước sự đau xót đó, Chính phủ ta đã ra lệnh làm Quốc tang.

Nhân dịp này, tôi có vài lời báo cáo cùng đồng bào.

Cụ Huỳnh là một người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước, mà trước đây cụ bị bọn thực dân làm tội, đầy ra Côn Đảo. Mười mấy năm trường, gian nan cực khổ. Nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của cụ Huỳnh, chẳng những không sờn lại thêm kiên quyết.

Cụ Huỳnh là người mà giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khổ không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan.

Cả đời cụ Huỳnh không cầu danh vị, không cầu lợi lộc, không thèm làm giàu, không thèm làm quan. Cả đời cụ Huỳnh chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập.

Đến nay nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thành lập, Chính phủ ta mời cụ ra. Tuy đã hơn 7l tuổi, nhưng cụ vẫn hăng hái nhận lời. Cụ nói: ''Trong lúc phục hưng dân tộc, xây dựng nước nhà thì bất kỳ già trẻ, trai, gái, ai cũng phải ra sức phụng sự Tổ quốc''.

Nay chẳng may cụ Huỳnh sớm tạ thế, trước khi được thấy kháng chiến thành công.

Cụ Huỳnh tuy tạ thế nhưng cái chí vì nước, vì nòi của cụ vẫn luôn luôn sống mạnh mẽ trong lòng 20 triệu đồng bào chúng ta.

Hỡi đồng bào yêu quý,

Chúng ta thương tiếc cụ Huỳnh vô cùng. Nhưng chúng ta không nên thương tiếc bằng cách than khóc rầu rĩ. Chúng ta thương tiếc cụ bằng cách: càng đoàn kết chặt chẽ, càng hăng hái kháng chiến; bằng cách: theo gương dũng cảm, noi chí quật cường của cụ; bằng cách: hoàn thành sự nghiệp cứu nước, cứu dân mà cụ đã ra sức đeo đuổi suốt đời. Chúng ta phải đồng thanh thề trước tiên linh của cụ Huỳnh rằng:

Đồng bào Việt Nam quyết theo gương kiên quyết của cụ.

Con Rồng cháu Tiên quyết không làm nô lệ.

Tinh thần kháng chiến của cụ Huỳnh sống mãi.

Việt Nam thống nhất và độc lập muôn năm!

Ngày 29 tháng 4 năm 1947

HỒ CHÍ MINH''

{keywords}
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV MTTQ Việt Nam, Tổng Bí thư Đỗ Mười đã phát biểu: “… Chúng ta tưởng nhớ các vị và các đồng chí từng cộng tác mật thiết bên cạnh Bác Hồ, tiếp thu và thể hiện sâu sắc tư tưởng đại đoàn kết của Người, cống hiến vào sự nghiệp vẻ vang của Mặt trận Dân tộc thống nhất, để lại những hình ảnh đẹp, những kinh nghiệm quý báu về tổ chức và công tác Mặt trận.

Đó là các vị và các đồng chí: Huỳnh Thúc Kháng, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Văn Tố, Bùi Bằng Đoàn, Phan Kế Toại, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Quốc Việt, Trần Huy Liệu, Dương Đức Hiền, Xuân Thủy, Huỳnh Tấn Phát, Phan Anh, Trần Đăng Khoa, Trịnh Đình Thảo, Nguyễn Hữu Thọ, Phùng Văn Cung, Bồ Xuân Luật và nhiều vị khác….

Hoàng Hiệp, Thế Long, Bích Hạnh

16/12/2021 03:05 (GMT+07:00)