Lời Tòa soạn

---

Xuất hiện tại Việt Nam từ cách đây hàng trăm năm, phở được gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ, trở thành món ăn quen thuộc. Giờ đây, theo chân người Việt, phở ngao du khắp nơi, có tên tuổi trên bản đồ ẩm thực thế giới. 

Hãy cùng VietNamNet khám phá 'hành trình phở Việt vươn dài, len lỏi khắp hành tinh' trong series 'Phở xuất ngoại'.

---

Bài 1:Phở 'công nghệ' phục vụ trong 15 giây, vợ chồng Việt bán 3.000 tô một ngày ở Mỹ

Bài 3:Quán phở 20 năm đắt khách ở Hàn Quốc, lên sóng kênh tivi hot nhất xứ kim chi

Năm 2020, cô gái gốc Việt Lucia Thao Huong Simekova (sinh năm 1993) gây chú ý lớn khi được tạp chí Forbes Slovakia vinh danh trong danh sách 30 gương mặt trẻ dưới 30 tuổi có hoạt động nổi bật ở lĩnh vực Kinh doanh tại Slovakia.

“Sinh ra ở Bratislava, nhưng bố mẹ cô đến từ miền Bắc Việt Nam. Với thương hiệu Phočkáreň (PV: Ngôi nhà của phở), cô xây dựng nhà hàng phục vụ các món ăn Việt”, Forbes Slovakia giới thiệu. Cũng theo tạp chí này, giai đoạn 2018-2020, nhà hàng Phở đạt doanh thu hơn 3 triệu euro/năm (3,4 triệu USD).

Từng làm việc cho Heitman - một trong các quỹ đầu tư nước ngoài hàng đầu ở Slovakia, Sharow Capital - công ty quản lý tài sản và đầu tư bất động sản, tập trung vào khu vực Trung và Đông Âu, Thảo Hương tự tin quản lý kinh doanh, truyền thông và vận hành chuỗi nhà hàng đồ Việt của gia đình. Anh họ của cô - đầu bếp Thắng Trần (quê gốc Nam Định) là bếp trưởng, đồng hành cùng em gái mang đồ Việt khởi nghiệp trên đất Slovakia.

Năm 2023, doanh thu của nhà hàng đạt tới 6 triệu USD. Hiện Phočkáreň đã có 3 cơ sở chính do anh em Thảo Hương - Thắng Trần trực tiếp vận hành, quản lý. Ngoài ra họ cũng nhượng quyền cho một số đơn vị. Họ có khoảng 100 nhân viên trong đó ⅔ là người Việt, người gốc Việt.

Năm 2020, cô gái gốc Việt Lucia Thao Huong Simekova (sinh năm 1993) gây chú ý lớn khi được tạp chí Forbes Slovakia vinh danh trong danh sách 30 gương mặt trẻ dưới 30 tuổi có hoạt động nổi bật ở lĩnh vực Kinh doanh tại Slovakia.

“Sinh ra ở Bratislava, nhưng bố mẹ cô đến từ miền Bắc Việt Nam. Với thương hiệu Phočkáreň (PV: Ngôi nhà của phở), cô xây dựng nhà hàng phục vụ các món ăn Việt”, Forbes Slovakia giới thiệu. Cũng theo tạp chí này, giai đoạn 2018-2020, nhà hàng Phở đạt doanh thu hơn 3 triệu euro/năm (3,4 triệu USD).

Từng làm việc cho Heitman - một trong các quỹ đầu tư nước ngoài hàng đầu ở Slovakia, Sharow Capital - công ty quản lý tài sản và đầu tư bất động sản, tập trung vào khu vực Trung và Đông Âu, Thảo Hương tự tin quản lý kinh doanh, truyền thông và vận hành chuỗi nhà hàng đồ Việt của gia đình. Anh họ của cô - đầu bếp Thắng Trần (quê gốc Nam Định) là bếp trưởng, đồng hành cùng em gái mang đồ Việt khởi nghiệp trên đất Slovakia.

Năm 2023, doanh thu của nhà hàng đạt tới 6 triệu USD. Hiện Phočkáreň đã có 3 cơ sở chính do anh em Thảo Hương - Thắng Trần trực tiếp vận hành, quản lý. Ngoài ra họ cũng nhượng quyền cho một số đơn vị. Họ có khoảng 100 nhân viên trong đó ⅔ là người Việt, người gốc Việt.

Năm 2020, cô gái gốc Việt Lucia Thao Huong Simekova (sinh năm 1993) gây chú ý lớn khi được tạp chí Forbes Slovakia vinh danh trong danh sách 30 gương mặt trẻ dưới 30 tuổi có hoạt động nổi bật ở lĩnh vực Kinh doanh tại Slovakia.

“Sinh ra ở Bratislava, nhưng bố mẹ cô đến từ miền Bắc Việt Nam. Với thương hiệu Phočkáreň (PV: Ngôi nhà của phở), cô xây dựng nhà hàng phục vụ các món ăn Việt”, Forbes Slovakia giới thiệu. Cũng theo tạp chí này, giai đoạn 2018-2020, nhà hàng Phở đạt doanh thu hơn 3 triệu euro/năm (3,4 triệu USD).

Từng làm việc cho Heitman - một trong các quỹ đầu tư nước ngoài hàng đầu ở Slovakia, Sharow Capital - công ty quản lý tài sản và đầu tư bất động sản, tập trung vào khu vực Trung và Đông Âu, Thảo Hương tự tin quản lý kinh doanh, truyền thông và vận hành chuỗi nhà hàng đồ Việt của gia đình. Anh họ của cô - đầu bếp Thắng Trần (quê gốc Nam Định) là bếp trưởng, đồng hành cùng em gái mang đồ Việt khởi nghiệp trên đất Slovakia.

Năm 2023, doanh thu của nhà hàng đạt tới 6 triệu USD. Hiện Phočkáreň đã có 3 cơ sở chính do anh em Thảo Hương - Thắng Trần trực tiếp vận hành, quản lý. Ngoài ra họ cũng nhượng quyền cho một số đơn vị. Họ có khoảng 100 nhân viên trong đó ⅔ là người Việt, người gốc Việt.

Năm 2020, cô gái gốc Việt Lucia Thao Huong Simekova (sinh năm 1993) gây chú ý lớn khi được tạp chí Forbes Slovakia vinh danh trong danh sách 30 gương mặt trẻ dưới 30 tuổi có hoạt động nổi bật ở lĩnh vực Kinh doanh tại Slovakia.

“Sinh ra ở Bratislava, nhưng bố mẹ cô đến từ miền Bắc Việt Nam. Với thương hiệu Phočkáreň (PV: Ngôi nhà của phở), cô xây dựng nhà hàng phục vụ các món ăn Việt”, Forbes Slovakia giới thiệu. Cũng theo tạp chí này, giai đoạn 2018-2020, nhà hàng Phở đạt doanh thu hơn 3 triệu euro/năm (3,4 triệu USD).

Từng làm việc cho Heitman - một trong các quỹ đầu tư nước ngoài hàng đầu ở Slovakia, Sharow Capital - công ty quản lý tài sản và đầu tư bất động sản, tập trung vào khu vực Trung và Đông Âu, Thảo Hương tự tin quản lý kinh doanh, truyền thông và vận hành chuỗi nhà hàng đồ Việt của gia đình. Anh họ của cô - đầu bếp Thắng Trần (quê gốc Nam Định) là bếp trưởng, đồng hành cùng em gái mang đồ Việt khởi nghiệp trên đất Slovakia.

Năm 2023, doanh thu của nhà hàng đạt tới 6 triệu USD. Hiện Phočkáreň đã có 3 cơ sở chính do anh em Thảo Hương - Thắng Trần trực tiếp vận hành, quản lý. Ngoài ra họ cũng nhượng quyền cho một số đơn vị. Họ có khoảng 100 nhân viên trong đó ⅔ là người Việt, người gốc Việt.

Thảo Hương có bố là người Hà Nội, mẹ là người Nam Định. Dù sinh ra tại Slovakia nhưng từ nhỏ, cô đã gắn bó với những món ăn Việt trong căn bếp gia đình của mẹ.

“Chúng tôi thường có những bữa ăn quy tụ tất cả cô bác, anh em, họ hàng tại Slovakia. Mọi người ngồi khoanh chân bên mâm cơm thay vì những chiếc bàn lớn, một điều rất khác với văn hóa của người Đông Âu”, Thảo Hương chia sẻ.

10 tuổi, Hương lần đầu về Việt Nam. Cô không khỏi thích thú với vô vàn cảnh đẹp và món ngon tại quê hương. Khi vào đại học, cứ khoảng 2 năm, Thảo Hương về thăm và du lịch Việt Nam một lần. Đây cũng là thời điểm cô nhận ra, ẩm thực Việt được bạn bè khắp các quốc gia yêu mến vì hương vị độc đáo, sự phong phú và hấp dẫn.

Hương ấp ủ giấc mơ mở một nhà hàng món Việt của riêng mình. Ở đó, cô có thể tái hiện không gian những bữa ăn gia đình, với các món ăn Việt truyền thống do mẹ nấu.

Thảo Hương nhiều lần chia sẻ ý định với gia đình và anh họ Thắng Trần. Anh Thắng thừa nhận, dù có kinh nghiệm kinh doanh ăn uống và rất muốn giới thiệu món ăn Việt Nam tới thực khách tại châu Âu nhưng anh không đủ tự tin tham gia cùng em gái.

“Thời điểm trước 2015, món ăn Việt Nam còn xa lạ với người dân Đông Âu. Việc đưa món ăn Việt tiếp cận thị trương này có quá nhiều thách thức, chưa kể là quy định nghiêm ngặt trong đăng ký kinh doanh, thuê nhân viên”, anh Thắng cho hay.

Anh Thắng (ở giữa) từng lo lắng về kế hoạch khởi nghiệp món Việt tại Slovakia của em gái.

Thảo Hương đánh giá được những thách thức phải đối mặt nhưng với kiến thức và kinh nghiệm về kinh tế, tài chính, cô vẫn không từ bỏ giấc mơ khởi nghiệp nhà hàng món Việt.

“Trước khi thuyết phục được khách hàng, tôi phải chứng minh tiềm năng với chính gia đình”, Thảo Hương cho biết.

Bước đầu tiên trong kế hoạch khởi nghiệp của Hương là thăm dò thị trường và giới thiệu hương vị phở Việt Nam tới người trẻ.

Hương nhận thấy, người trẻ châu Âu rất thích các sự kiện văn hóa như lễ hội âm nhạc, vì thế cô quyết định mở gian hàng ở lễ hội âm nhạc Grape tại Piešťany với khoảng 30.000 người đến tham gia. Hương thống kê và dự tính sẽ thực hiện 1.700 bát phở. Cô giới thiệu kế hoạch và thuyết phục anh Thắng làm bếp trưởng.

Đây được xem là cơ hội thử sức của hai anh em.

“Tôi thấy em gái quyết tâm và thực sự muốn lan tỏa ẩm thực, văn hóa Việt nên không nỡ lòng từ chối. Nhưng thực sự, tôi không tin mình có thể bán 1.700 bát phở nên chỉ chuẩn bị khoảng 1.000 tô. Không ngờ ngày đầu tiên, khách đã ra vào nườm nượp, phở nấu bao nhiêu hết bấy nhiêu”, anh Thắng kể.

“Tôi thực sự bị Thảo Hương chinh phục. Em gái có nền tảng kiến thức kinh doanh, phương pháp tiếp cận thị trường hiệu quả và những góc nhìn hiện đại. Tôi quyết định khởi nghiệp cùng em trong vai trò bếp trưởng, phụ trách về bếp”, anh Thắng cho biết thêm.

Thời điểm 2016-2017, theo Thảo Hương, ở các trung tâm thương mại Slovakia không có nhiều lựa chọn về ẩm thực cho khách hàng. Khu vực ăn uống chỉ có gà rán, hamburger, khoai tây chiên.

Do đó, khi nhận được sự ủng hộ của anh họ và gia đình, cô quyết định mở nhà hàng đầu tiên ở trung tâm thương mại lớn. Mục tiêu của Hương là mang tới những món ăn Việt luôn nóng hổi, tươi ngon nhưng vẫn đảm bảo tốc độ phục vụ.

Khi mới mở cửa, 100% đầu bếp ở nhà hàng là người Việt nên đây có thể xem là lợi thế lớn so với những nhà hàng khác có đầu bếp là người Slovakia hay người Trung Quốc. Hương muốn mang đến thực khách bát phở “chính hãng”.

Nhà hàng phục vụ nhiều món ăn Việt khác nhau như bún bò Nam Bộ, gỏi xoài, cơm rang, nem rán, bún chả, cơm… nhưng phở bò và bún bò Nam Bộ được yêu thích hơn cả. Trung bình mỗi ngày, 3 cơ sở bán từ 1.300-1.500 tô với 2 món ăn này.


Nguyên liệu làm món phở bò Nam Định được gia đình Thảo Hương chọn lựa rất kỹ. Thịt bò tươi được nhập từ những nguồn uy tín tại Slovakia. Xương bò được ninh trong 10-12 tiếng với các gia vị đặc trưng của phở Nam Định như hồi, quế, thảo quả, nước mắm… Phở khô được nhập hoàn toàn từ Việt Nam.

“Thịt bò ở đây có chất lượng đảm bảo nhưng các loại rau mùi, hành lá thì chắc chắn không thơm bằng của Việt Nam”, anh Thắng nhận xét. “Chúng tôi cố gắng đảm bảo hương vị giống tới 90-95% với phở Nam Định, đồng thời nâng cấp quy trình, nguyên liệu để phở Việt không còn mang định nghĩa món ăn đường phố”, đầu bếp này nói thêm.

Từ nhà hàng đầu tiên đặt tại trung tâm thương mại Bory, anh em Thảo Hương mở thêm 2 cửa hàng khác tại các trung tâm thương mại Avion, Eurovea lần lượt vào tháng 12/2018 và tháng 2/2019.

Thảo Hương cũng đang tận dụng hiệu quả mạng xã hội để giới thiệu phở tới thực khách trẻ tuổi tại Đông Âu. Họ hướng tới xây dựng hình ảnh đẹp mắt, trẻ trung, truyền tải thông điệp một cách sáng tạo.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu năm 2020, Slovakia áp đặt lệnh phong toả để chặn sự lây lan của virus. Vì thế, chỉ sau một đêm, lượng hàng bán ra tại các cửa hàng của Phočkáreň sụt hơn một nửa, doanh thu mất đến 80% những ngày sau đó.

“Khi Covid-19 xảy ra, tôi đối mặt với cảm giác bất an tột độ. Những nỗi sợ chồng chất lên nhau: sợ mất việc kinh doanh, sợ nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân và nhân viên, sợ không thể hỗ trợ nhân viên của mình…”, Thảo Hương nhớ lại.

Vì muốn giữ nhân viên của mình an toàn nên Thảo Hương quyết định đóng cửa nhà hàng trong một thời gian ngắn. Cô sử dụng nguồn tài chính từ những năm trước để có thể duy trì thu nhập cho nhân viên.

Tuy nhiên, sớm xác định không thể "mãi ngủ đông", Thảo Hương dành thời gian nghiên cứu, phân tích tỉ mỉ các mô hình kinh doanh, tìm kiếm giải pháp khắc phục hạn chế. Cô đăng ký ứng dụng giao hàng online, hợp tác với các công ty bán hàng trực tuyến, cắt giảm chi phí, dừng đầu tư mới... để duy trì hoạt động của cửa hàng. Cô quyết tâm không cắt giảm nhân sự, đảm bảo lương ổn định cho nhân viên.

“Khách hàng không có nhiều lựa chọn khi hầu hết các cửa hàng đều đóng cửa, trong một khoảng thời gian dài, chúng tôi là người duy nhất hoạt động. Kết quả, lượng khách hàng mới tăng khá cao, và có khoảng 70% trong số đó quay trở lại. Chúng tôi làm việc gần như 24/7 để xây dựng hệ thống, quy trình, và bán hàng online…”, Thảo Hương kể.


Năm 2020, thu nhập của nhà hàng chỉ giảm 10% so với hồi 2019. Sang đến năm 2021, Phočkáreň trở lại doanh thu bằng với 2019.

“Kỹ năng phân tích rủi ro từ nền tảng thương mại đã giúp tôi rất nhiều để có thể duy trì chuỗi “Phở", đồng thời có thể giữ được toàn bộ nhân viên của mình”, Thảo Hương chia sẻ.

Năm 2022, công việc kinh doanh tại Slovakia cũng chịu ảnh hưởng nhất định từ chiến tranh và lạm phát, nhưng với việc luôn chủ động phân tích và đánh giá thị trường, Thảo Hương vẫn giúp Phočkáreň phát triển ổn định.

Hương cho hay tham vọng của cô là biến Phočkáreň thành chuỗi nhà hàng lớn, thương hiệu ẩm thực Việt uy tín ở Đông Âu. Cô mong muốn thông qua các món ăn để giới thiệu, lan tỏa văn hóa Việt Nam, tạo công ăn việc làm ổn định cho người Việt tại Slovakia.

“Cha mẹ tôi và anh Thắng đã phải đối mặt rất nhiều thử thách khi tới quốc gia này. Chính vì vậy, tôi luôn khao khát cống hiến cho cộng đồng người Việt. Tôi đặt ra mục tiêu tạo ra một môi trường hỗ trợ giáo dục, cải thiện tổng thể cuộc sống của các gia đình Việt Nam tại Slovakia trong tương lai ”, Thảo Hương chia sẻ.

Trong hành trình khởi nghiệp, Thảo Hương có sự đồng hành và hỗ trợ lớn từ gia đình, đặc biệt là ông xã (bên trái ảnh) và anh họ Thắng Trần.

Thảo Hương thừa nhận, mỗi lần nhìn ngắm và thưởng thức tô phở, cô như được trở về quê hương, cội nguồn.

“Phở là hình ảnh thu nhỏ của Việt Nam trong trái tim tôi, nó như một lời nhắc nhở sâu sắc về văn hóa, truyền thống quê hương. Tôi tự hào khi gia đình mình có thể góp phần giới thiệu văn hóa Việt Nam tới thực khách quốc tế”, Thảo Hương bày tỏ.

Ảnh: NVCC