{keywords}
{keywords}

Đinh Tiên Hoàng sinh năm 923, quê ở Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là xã Gia Phương, Huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Cha mất sớm, ông theo mẹ về quê nương nhờ chú ruột.

Hàng ngày, lúc chăn trâu, ông thường cùng trẻ chăn trâu chia phe tập trận. Ông có tài chỉ huy nên được bọn trẻ mến phục. Chúng khoanh tay làm kiệu để rước và cầm lau đi hai bên như "Rước thiên tử".

{keywords}

Lớn lên, ông đầu quân trong đạo binh của sứ quân Trần Lâm. Do dũng cảm, mưu lược nên được phong làm Bộ Lĩnh. Trần lâm chết, ông đem quân về giữ Hoa Lư chiêu mộ hào kiệt hùng cứ một phương chống giặc Ngô và các sứ quân khác.

Năm 965, Triều đình phong kiến suy yếu, các sứ quan phong kiến nổi dậy đánh chiếm, tranh giành đất đai, bóc lột nhân dân. Nhờ "tài năng sáng suốt hơn người, mưu lược nhất đời" lại được nhân dân ủng hộ chỉ một năm Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp tan loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước. Được xưng tụng là Vạn Thắng Vương.

{keywords}

Năm Mậu Thìn (968) ông mở nước, dựng đô xưng làm hoàng đế - Tôn hiệu là Đại Thắng Minh và đặt tên nước là Đại Cổ Việt. Đến năm Canh Ngọ (970) ông bắt đầu đặt hiệu nước là "Thái Bình" và cho đúc tiền đồng "Thái bình" – tiền cổ nhất nước ta. Nhờ công lao của ông mà đất nước được thống nhất độc lập và giàu mạnh.

{keywords}

“Tập trận cờ lau” là cuộc diễn xướng gợi về thời niên thiếu của vua Đinh (tức Đinh Bộ Lĩnh xưa) cùng các bạn trẻ mục đồng tập đánh trận, lấy những bông lau để làm cờ.

Nơi diễn ra cuộc tập trận cờ lau là một khoảng bình nguyên đồng cỏ rộng ngay dưới chân núi Mã Yên, phía trước cổng đền thờ Vua Đinh.

Đội quân tập trận là những thiếu niên người địa phương. Họ được chia thành hai đội, trang phục khác màu hoặc giắt những nhành lá cây quanh người. Mỗi “nghĩa quân” có giắt chéo hai bông lau ở sau lưng, tay cầm gậy hoặc kiếm. Mỗi bên có một tướng chỉ huy, mà một trong hai tướng ấy chính là Đinh Bộ Lĩnh.

{keywords}

“Chủ tướng Bộ Lĩnh” vận áo đỏ, đầu đội mũ bình thiên (được tết bằng rơm), tay phải cầm kiếm, tay trái cầm bông lau làm cờ (cờ lau), cưỡi trên một con trâu mộng. Nếu không cưỡi trâu thì chủ tướng có một nghĩa quân cầm lọng theo che. Còn đến những năm 1983, 1985, 1987, những con trâu trong tập trận cờ lau ở lễ hội Trường Yên là trâu được làm bằng khung tre, phất giấy nhựa, sơn đen giống như trâu thật do các thiếu niên “đội lốt” cho cử động trên đồng cỏ. Viên tướng phía bên kia cũng cầm kiếm, cờ lau, đầu đội mũ tướng được tết bằng lá mít, lá dứa...

Hai toán quân này mang ý nghĩa tượng trưng độc đáo và thú vị. Một bên là nghĩa quân do Đinh Bộ Lĩnh chỉ huy gồm các “nghĩa sỹ” cùng làng, thôn (thời đó gọi là “trại” hay “sách”), còn phía bên kia là đội quân của các thôn (trại, sách) khác. Đó cũng có thể là một đội quân của Thung Lau (do Đinh Bộ Lĩnh làm chủ soái) và đội quân của Thung Lá gần đó - theo truyền thuyết dân gian ở địa phương.

{keywords}

Sau một hồi múa kiếm, múa gậy và hiệu triệu quân sỹ, hai bên dàn thế trận giao tranh, tiến thoái, hò reo cùng âm thanh của trống, chiêng, thanh la, mõ, tù và vang dậy cả một vùng. Tại nơi đây, khách bốn phương về trẩy hội sẽ được thấy trang thiếu niên tuấn kiệt Đinh Bộ Lĩnh hăng hái chỉ huy và xông pha chiến đấu cùng các nghĩa sỹ đánh đuổi “quân thù”.

Cuộc tập trận cờ lau ở lễ hội Trường Yên. Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư là một biểu hiện độc đáo sự bảo tồn tích cực, kế tục truyền thống thượng võ của dân tộc ta – một dân tộc đã mấy nghìn năm lịch sử từng bao phen anh dũng vùng lên đánh đuổi các thế lực ngoại xâm hùng mạnh hơn gấp nhiều lần.

Diệu Bình
Ảnh: Mỹ Hòa
Video: Tuấn Anh, Thành Huế, Nguyễn Lâm

13/11/2021 19:39 (GMT+07:00)