{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Đêm 10 rạng sáng 11/10, tại khu nhà điều hành thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, TT-Huế) xảy ra vụ sạt lở đất nghiêm trọng khiến 17 công nhân thủy điện bị vùi lấp.

Sự việc nhanh chóng được báo cho chính quyền tỉnh, huyện và lực lượng bộ đội của Quân khu 4.

Ngay khi nhận được thông tin, đoàn cán bộ của Quân khu 4 phối hợp với chính quyền địa phương lên phương án, tiếp cận hiện trường tham gia công tác cứu hộ.

Với quyết tâm “nhiệm vụ của người lính là khi dân cần mình phải đi cứu”, Thiếu tướng Nguyễn Văn Man - Phó Tư lệnh Quân khu 4 đã dẫn theo đoàn cán bộ 20 người, xuyên đêm băng đèo, lội suối tìm đến hiện trường.

{keywords}

Rạng sáng 13/10, khi đoàn cứu hộ đang dừng nghỉ tại trạm kiểm lâm 67 (cách thủy điện Rào Trăng khoảng 10km) thì bất ngờ gặp lũ ống, đất đá sạt lở khiến 13 người trong đoàn cứu hộ bị vùi lấp và hy sinh.

“Điều tồi tệ và đau thương nhất đã xảy ra” - ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế đã phải thốt lên trong nghẹn ngào khi nhận hung tin về đoàn cứu hộ gặp nạn.

Lập tức, Bộ Quốc phòng, Quân khu 4 và chính quyền tỉnh huy động tối đa nhân lực, vật lực tham gia cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm 13 cán bộ chiến sĩ gặp nạn và 17 công nhân bị vùi lấp.

{keywords}

Thời điểm xảy ra vụ việc, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 6 khiến địa bàn tỉnh mưa lớn, tuyến đường độc đạo tỉnh lộ 71 dẫn từ xã Phong Xuân vào hiện trường bị sạt lở, chia cắt nghiêm trọng.

Một sở chỉ huy tiền phương được lập vội tại trụ sở UBND xã Phong Xuân, lãnh đạo Quân khu 4 và chính quyền tỉnh trực chiến 24/24h, bàn phương án cứu hộ. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng nhanh chóng có mặt tại hiện trường, chỉ đạo các đơn vị tổ chức tìm kiếm đoàn cán bộ và 17 công nhân gặp nạn.

{keywords}

Đến chiều 15/10, thi thể 13 cán bộ chiến sĩ khi tham gia cứu hộ Rào Trăng 3 được tìm thấy. Lực lượng chức năng tiếp tục thông đường 71 để đến hiện trường, tìm kiếm 17 công nhân gặp nạn tại thủy điện Rào Trăng 3.

{keywords}

Nỗi đau thương, mất mát từ vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng 3 chưa kịp lắng xuống thì chỉ ít ngày sau, rạng sáng 18/10, cả nước lại tiếp tục đón nhận hung tin về thảm nạn sạt lở đất tại Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 (xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị).

{keywords}

Thời điểm trên, các cán bộ, chiến sĩ của Đoàn 337 đang ngủ trong 4 dãy nhà tập thể của đơn vị thì ngọn núi phía sau bị lở, hàng ngàn khối đất đá đổ trùm lấy 4 căn nhà. Một số người kịp chạy thoát nạn, 22 người bị vùi lấp.

Trong sáng 18, đoàn công tác do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng làm trưởng đoàn vào tiếp cận hiện trường và lập Ban Chỉ huy tiền phương tại huyện Hướng Hóa.

{keywords}

Thời điểm xảy ra vụ việc, do ảnh hưởng của mưa lớn, tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây nối từ trung tâm huyện Hướng Hóa đến xã Hướng Phùng bị sạt lở, chia cắt cục bộ. Lực lượng chức năng vừa sử dụng phương tiện, nhân lực tại chỗ tham gia công tác cứu hộ, tìm kiếm vừa xuyên đêm khắc phục, khơi thông đường.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập đoàn công tác do Trung tướng, Thứ trưởng Nguyễn Tân Cương chỉ huy, cùng Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Nguyễn Văn Nghĩa vào khảo sát, nắm tình hình, chỉ đạo Quân khu 4, cùng với các lực lượng của toàn quân và địa phương nhanh chóng khắc phục hậu quả vụ sạt lở, tìm kiếm các chiến sĩ mất tích.

Với sự hỗ trợ và chỉ huy trực tiếp của lãnh đạo Quân khu 4, đến 14h30 ngày 19/10, lực lượng chức năng tìm thấy thi thể 22 cán bộ, chiến sĩ gặp nạn.

Ngày 28/10, tâm bão Molave quét qua tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi với cuồng phong và sức gió đặc biệt lớn, khiến vùng giáp ranh hai tỉnh chịu tác động mạnh, cùng với mưa tạo ra sạt lở núi.

{keywords}

Khoảng 22h45 tối cùng ngày, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam báo cáo có thông tin ban đầu về sạt lở nghiêm trọng tại 2 xã Trà Leng, Trà Vân (huyện Nam Trà My).

Vụ sạt lở khiến 55 người dân ở thôn 1 (xã Trà Leng) và 8 người dân ở Trà Vân bị lũ ống gây sạt lở đất vùi lấp. Ngay trong đêm 28/10, lực lượng chức năng địa phương tìm thấy 7 thi thể tại xã Trà Vân.

Trước tình hình thiên tai nguy cấp, Thủ tướng Chính phủ có công điện khẩn gửi UB Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Tư lệnh Quân khu 5; UBND tỉnh Quảng Nam chỉ thị các cơ quan phối hợp với các lực lượng liên quan tập trung bằng mọi biện pháp cần thiết để khẩn trương cứu hộ, cứu nạn những người bị vùi lấp.

{keywords}

Quân khu 5 điều động hơn 200 cán bộ, chiến sĩ các lực lượng và nhiều phương tiện thiết bị, thông tin lên lạc hành quân trong đêm để tiếp cận hiện trường. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của mưa bão, tuyến QL 40B độc đạo nối trung tâm huyện Bắc Trà My vào xã Trà Leng xảy ra nhiều điểm sạt lở, trong đó có năm điểm sạt lở lớn, khiến việc tiếp cận hiện trường gặp nhiều khó khăn.

Ngay sáng ngày 29/10, Sở Chỉ huy tiền phương cứu nạn Nam Trà My được thành lập, đặt tại huyện Bắc Trà My để chỉ huy công tác tìm kiếm cứu nạn 55 người bị núi sạt vùi lấp.

Lực lượng công binh, cơ giới và cả không quân được chuẩn bị sẵn sàng để xâm nhập tâm điểm, vào hiện trường tham gia công tác cứu nạn. Đến 15h chiều 29/10, lực lượng chức năng đã tìm được 33 người mất tích còn sống, 16 người trong số này bị thương, được sơ cứu trước khi chuyển đến bệnh viện.

Trong ngày 29/10 và những ngày sau đó, lực lượng chức năng liên tiếp tìm thấy thi thể của 9 người dân bị đất đá vùi lấp. Trong khi đó, 13 người dân gặp nạn tại thôn 1 Trà Leng vẫn chưa được tìm thấy.

“Sau tiếng nổ như bom, đất đá ùn ùn đổ xuống vùi lấp nhà cửa. Tôi giật mình, chỉ biết chạy ra khỏi nhà. 4 đứa con, chỉ 1 đứa còn sống...”, chị Hồ Thị Diệu - nạn nhân sống sót vụ sạt lở đất tại Trà Leng kể lại.

Quang Thành - Duy Tuấn