Đồn đoán

Theo trang tin này, Việt Nam đặt mua khoảng 28 chiếc T-90MS (chữ S dùng để định danh cho phiên bản xuất khẩu của T-90).

Việt Nam hiện đang trong giai đoạn hiện đại hoá lực lượng Lục quân, và dành ưu tiên cho hải quân cùng Không quân. Ngay từ những năm 2000, Việt Nam dự định mua 150 xe tăng T-72M1 từ Đông Âu, nhưng số xe tăng này không có giáp bảo vệ chống nổ cũng như thiết bị quan sát đêm, nên hợp đồng không thành, Protect Russia cho biết.

Mua T-90MS va vai tro cua tang trong tac chien hien dai
Xe tăng T-90MS khai hỏa.

Trong khi đó, dự án nâng cấp xe tăng T-54 cũng đang được triển khai, nhưng dường như Việt Nam vẫn chưa chọn được cấu hình tối ưu, do vậy việc mua sắm xe tăng T-90MS là điều hết sức cần thiết với lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam lúc này.

Tuy nhiên, trong khi truyền thông Nga cho rằng Việt Nam sẵn sàng mua 28 chiếc T-90MS thì mạng quân sự Sina của Trung Quốc lại cho rằng Việt Nam đã quyết định mạnh tay chi tới 650 triệu USD mua 130 chiếc xe tăng T-90MS đời mới nhất của Nga.

Tuy nhiên, Sina không hề trích dẫn nguồn tin nào được cho là đáng tin cậy nhất từ Nga.

Vai trò của xe tăng trong chiến tranh hiện đại

Xe tăng, loại vũ khí chủ lực thời Chiến tranh Lạnh, đang ngày càng khẳng định được mình trong tác chiến hiện đại dù từng bị coi là lỗi thời trước công nghệ chiến đấu cơ và tên lửa.

Trong chiến tranh hiện đại, chiến trường chủ yếu là các đô thị chật chội, nơi các loại vũ khí tầm xa khó phát huy hiệu quả. Điều kiện chiến đấu này khiến tên lửa chống tăng dẫn đường bị hạn chế khả năng.

Trong khi đó, lớp giáp của xe tăng ngày càng được cải thiện, giúp giảm thiểu tác động của đầu đạn tới thân xe và kíp chiến đấu.

Ngược lại, môi trường đô thị giúp xe tăng phát huy tối đa hiệu quả tác chiến. Nó dễ dàng phá hủy cứ điểm hỏa lực của đối phương hay các tòa nhà mà địch ẩn nấp. Độ chính xác từ hỏa lực xe tăng vượt trội và linh hoạt hơn hẳn các loại chiến đấu cơ di chuyển với vận tốc lớn.

Ở châu Á, nỗ lực phát triển xe tăng liên tục được đẩy mạnh từ những năm 1980. Năm 2014, Hàn Quốc ra mắt chiếc K2 Black Panther, mẫu xe tăng đắt giá nhất hành tinh.

Nhật Bản cũng vừa cho ra mắt chiếc Type 10 trong khi Triều Tiên tiếp tục phát triển Pokpung-ho dựa theo T-90 của Nga. Trung Quốc cũng chú trọng chế tạo Type 96 và Type 99 dù đây không phải trọng tâm phát triển của Bắc Kinh.

Trong khi đó, tại Đông Nam Á, Thái Lan cũng tăng cường sức mạnh cho mình bằng tăng T-84 Oplot-T, Singapore mua tăng Leopard 2SG từ Đức.

Từ thực tế này có thể nhận thấy đã có sự chênh lệch lớn về chất lượng xe tăng - thiết giáp giữa Việt Nam với các nước láng giềng. Vì vậy, việc mua T-90MS có thể xem như tác nhân tốt giúp Lục quân Việt Nam dẫn đầu khu vực.


Theo Đất Việt