W-rong-hue-1-1.jpg

Linh vật rồng Tết Giáp Thìn 2024 tại TP. Huế lấy ý tưởng từ rồng thời nhà Nguyễn, có chiều dài 30m, được đặt tại không gian phía trước cổng Trường Quốc học Huế, bia Quốc học cạnh bờ sông Hương và đường Lê Lợi.

W-rong-hue-2-1.jpg

Cặp linh vật rồng trước Bia Quốc học Huế được sắp đặt theo tư thế "lưỡng long chầu nguyệt" tượng trưng cho sự phát triển của đất nước và tỉnh Thừa Thiên - Huế. 

W-rong-hue-3-1.jpg

Linh vật rồng tạo điểm nhấn trong không gian Hội xuân "Tinh hoa đất trời - Chuyển mình bứt phá" bên bờ sông Hương. 

W-rong-hue-4-1.jpg

Vảy rồng mô phỏng ngói thanh lưu ly, loại ngói được sử dụng phổ biến trong các di tích tại cố đô Huế.

W-rong-hue-14-1.jpg

Sau khi công trình hoàn thiện và đưa vào sử dụng đã thu hút rất đông du khách tới tham quan. 

W-rong-hue-6-1.jpg

Trong ảnh, chị Trà Mi đi chơi cùng gia đình, tranh thủ chụp hình với "siêu phẩm rồng" của Huế.

W-rong-hue-7-1.jpg

Linh vật rồng thứ hai cũng thu hút sự chú ý của du khách là con rồng được đặt ở công viên trước trụ sở UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

W-rong-hue-8-1.jpg

Linh vật rồng ở khu vực này được lấy cảm hứng từ hình ảnh “Ấn Quốc gia tín bảo” - bảo vật của triều Nguyễn. 

W-rong-hue-9-1.jpg

Kết hợp với tứ “Cá chép hóa rồng”, thiết kế này đại diện cho quá trình chuyển mình không ngừng nghỉ của Huế, tiến tới trở thành TP trực thuộc Trung ương vào năm 2025.

Dáng rồng “Phi long tại thiên” (rồng bay trên trời) mang khí thế hiên ngang, ung dung tự tại giữa mây xanh như một lời cầu chúc cho một năm mới tốt lành, phát triển và bứt phá dành cho TP Huế.

W-rong-hue-13-1.jpg

Ngoài ra, Huế năm nay còn trưng bày một cặp rồng rực rỡ sắc màu khác đặt tại khu vực đầu cầu Phú Xuân. Con cá chép nào cũng muốn vượt qua Vũ Long Môn, hóa rồng để đứng trên muôn loài nhưng không phải con nào cũng đủ phẩm chất và khả năng để hóa rồng. Đó là lý do mà người ta xem hình ảnh cá chép hóa rồng là đại diện cho bình an, sung túc, giúp thăng tiến trong công việc, học tập và cuộc sống.

Lê Huy Hoàng Hải