{keywords}
{keywords}

Là một nhà báo bận rộn với rất nhiều chương trình, phải thường xuyên từ Sài Gòn ra Hà Nội. Vậy công việc của người làm báo ảnh hưởng đến cuộc sống của chị như thế nào?

- Tất nhiên có ảnh hưởng khi đã nhận công việc làm báo với một chương trình như "Như chưa hề có cuộc chia ly" và trước đó là "Trở về từ kí ức". Hai chương trình này tính trách nhiệm rất cao nên rất vất vả. Thực sự tôi cảm thấy quá sức vì đi công tác thường xuyên. Tôi vẫn đi ra đi vào, cũng hay ở chỗ cứ một tháng là tôi được ra Hà Nội 1,2 lần để ghé vào nhà ba mình rồi hôm sau lại đi công tác tiếp ở một tỉnh nào đó.

Clip: Nhà báo Thu Uyên nói về ba, về đời sống...

Trong căn phòng ba chị đang ở có rất nhiều ảnh ba mẹ và con gái của chị. Ba chị rất yêu chị và ông chắc hẳn sẽ luôn theo dõi những chương trình của chị, vậy ba có phải là một khán giả khó tính hay sẽ là một khán giả dễ tính nhất dành cho những chương trình mà chị đã thực hiện?

 - Tôi cũng không biết thế nào là khó tính nhất hay dễ tính nhất nhưng chắc chắn ông là khán giả thường xuyên theo dõi tôi. Sau mỗi chương trình tôi lại được ba gọi điện nói rằng: "Chương trình hôm nay hay đấy con ạ", "Câu chuyện này xúc động đấy con ạ"... Có thể như vậy là dễ tính chăng? Hay đó là nhưng lời góp ý cho tôi, nhưng nghe thấy ba nói vậy thì tôi cũng cảm thấy đúng những cái mình tâm đắc nhất thì ông cũng khen. Và cũng có thể hiểu tôi đã thực hiện đúng cái mình cần phải làm.

{keywords}

Nhiều người cho rằng để trở thành một nhà báo chân chính hiện nay để giàu có sẽ rất khó, chị nghĩ sao về điều này?

 - Trong xã hội hiện nay bất cứ ai làm nghề gì chân chính để giàu có đều rất khó chứ không chỉ riêng nhà báo. Tuy nhiên trong nghề này tôi cũng nghĩ vậy vì để ăn lương nhà nước cộng với nhuận bút có lẽ chỉ đủ nuôi mình chứ không thể làm gì hơn. Tôi nghĩ nghề báo nếu làm việc nghiêm túc sự cống hiến cũng nhiều lắm, cũng phải hy sinh nhiều lắm.

Thời gian qua, nhiều biên tập viên đã không còn làm ở Đài truyền hình Việt Nam. Theo chị, đôi khi áp lực là một trong những lý do để rất nhiều nhà báo dù đã dành tuổi trẻ của mình cho nghề nhưng vẫn không đi trọn tới cuối con đường?

- Tôi nghĩ mỗi người đều có sự lựa chọn của mình. Ví dụ như nếu nghỉ việc ở Đài truyền hình Việt Nam có thể người ta mở một doanh nghiệp vì có điều kiện hoặc có thể theo đuổi một nghề khác, rất là nhiều cái có thể và chuyện đó rất bình thường.

Không thể nói rằng ai đó đang làm ở VTV mà rời đi nghĩa là VTV có một cái áp lực gì đó được. Rất nhiều người hiện tại vẫn coi việc vào VTV là một niềm hân hạnh và nếu VTV có tạo nên một số người sau đó họ tung bay đi những nơi khác đó cũng là điều chính xác vì nơi này có thể đào tạo người ta những bước làm truyền hình rất tốt.

{keywords}

Là một nhà báo nổi tiếng vì vậy khi ra đường nhiều người sẽ nhận ra chị. Chị đón nhận tình cảm của người hâm mộ dành cho mình ra sao?

- Tôi chằng nghĩ nghề báo là cái gì lớn. Chúng ta không nên ảo tưởng với nghề báo vì nó cũng như những nghề khác. Là một người phải xuất hiện trên hình cũng có nhiều thuận lợi và cũng có nhiều thứ tôi không thích tí nào. Tôi thực sự không thích nghe cụm từ "người hâm mộ" vì có lẽ tôi là con của một gia đình làm công tác nghiên cứu nên tôi nghĩ tôi cũng làm công tác nghiên cứu chứ không phải nghề đưa mặt cho mọi người biết vậy đâu.

Làm báo cũng có nhiều thuận lợi bởi khi đi đến đâu mình cũng được người ta quý mến, được giúp đỡ, chính quyền địa phương giúp hết lòng, đấy là những điều rất xúc động. Ví dụ như chúng tôi tiếp cận với những gia đình ở khía cạnh có thể thậm chí với người thân còn chưa nói. Một người thất lạc thậm chí chưa kịp kể với vợ con những điều họ kể với chúng tôi. Một người mẹ không thể kể hết với các con những tâm sự, cảm xúc của bà khi nhớ đến những người con của mình. Rất nhiều câu chuyện nó có thể xảy ra như thế, nhưng vừa mới gặp người ta đã tin cậy chúng tôi. Đấy chính là một may mắn của nghề báo.

{keywords}

Nhưng phải nói rằng nghề báo cũng như các nghề khác. Tôi ra đường gặp một bác sĩ nổi tiếng cứu người có lẽ tôi cũng run lên vì xúc động. Trước đây ở Nga tôi thấy một nghệ sĩ piano trên tàu điện ngầm mà người cứ run lên, run lên. Tôi mê ông ấy đến mức phải chạy đằng sau ông ấy để ngắm. Tôi nghĩ bất cứ nghề gì làm một cách chân chính đều đáng trọng thị như vậy cả.

Còn tôi thực sự dị ứng với từ "người hâm mộ" vì có lẽ chả có gì để hâm mộ cả. Nếu thấy tôi làm công việc là tốt và muốn tốt như vậy thì chính bạn cũng là người để tôi hâm mộ rồi. Còn chỉ vì thấy tôi xuất hiện trên hình và hâm mộ thì một ngày nào đó vì ai mà cũng có thể bôi gio trát trấu lên tôi như thường. Tôi biết mà nên tôi không quan trọng chuyện người hâm mộ.

"Thông minh, giản dị và quyết đoán" là những cảm nhận nhiều người dành cho chị. Còn chị tự thấy mình như thế nào?

{keywords}
 

- Nghe như vậy tôi cũng không phản đối. Giản dị chắc chắn tôi có, thậm chí là hơi búi xùi nữa như khi lên hình trước mặt công chúng đáng lẽ mình cần phải trau chuốt nhiều hơn nhưng thực tế tôi không bao giờ để ý tuần này mình sẽ mặc váy gì hay đi giày nào. Tôi chỉ có một đôi giày trong suốt 9 năm và đến khi nó hỏng mới mua đôi giày màu hồng. Thế nên tôi nghĩ mình hơi búi xùi quá chứ không còn là giản dị nữa, nhưng mà khán giả chắc cũng tha thứ cho tôi.

Còn quyết đoán, tôi quyết đoán lắm vì xử lý những chương trình của chúng tôi phải rất là nhanh. Tôi có thể lên kịch bản được nhưng tôi không biết khi người ta gặp nhau sẽ diễn ra cái gì, nó hoàn toàn mang tính thực tế, nên tôi thực sự phải quyết đoán.

Nhưng để nói về mình tôi thấy đúng là cần cù thôi, còn thông minh tôi cũng bình thường như mọi người.

- Xin cảm ơn nhà báo Thu Uyên về cuộc trò chuyện!

Thực hiện: Sơn Hà - Xuân Quý - Huy Phúc
Thiết kế: Thu Hằng
Ảnh: Hải Hưng