Nguồn gốc của hồng bao

Phong tục tặng bao lì xì trong dịp Tết đã có từ xa xưa. Gọi là bao lì xì vì 'Lishi' trong tiếng Trung mang hàm ý may mắn.

Theo truyền thuyết, thời cổ đại có một yêu ma tên là 'Sui'. Đêm giao thừa năm nào nó cũng xông vào nhà, lấy tay đè lên đầu đứa trẻ đang ngủ khiến đứa trẻ sợ hãi khóc thét. 

Theo văn hóa Trung Hoa, tặng trẻ hồng bao để xua đuổi con quỷ Sui.

Vì vậy, những người lớn tuổi đã thắp đèn và ngồi xung quanh đứa trẻ, được gọi là 'Shousui'. Đây là tục lệ không ngủ vào đêm giao thừa.

Tập tục tặng lì xì, thức đêm giao thừa và đốt pháo bắt nguồn từ thời xa xưa.

Một gia đình hiếm muộn sinh được cậu con trai. Cha mẹ cậu đã bọc tám miếng đồng trong giấy đỏ, đặt lên gối của con.

Nửa đêm, con quỷ chạm vào đầu đứa trẻ thì đột nhiên có một ánh sáng lóe lên từ chiếc gối. Con quỷ bị dọa cho bỏ chạy.

Mọi người cũng học cách bọc tám miếng đồng bằng giấy đỏ và đặt bên cạnh gối trẻ con sau bữa cơm tối giao thừa. Kể từ đó, quái vật Sui không dám làm hại trẻ em nữa.

Ngoài ra, người dân cũng đốt pháo tạo ra tiếng nổ để cảnh báo Sui.

Lịch sử phát triển của hồng bao 

Tiền may mắn xuất hiện sớm nhất vào thời nhà Hán, còn được gọi là 'tiền Yasheng'. 

Tiền Yasheng.

Tiền này không phải là đồng tiền lưu hành trên thị trường lúc đó mà là một loại bùa hộ mệnh có hình đồng tiền để đeo. Những lời tốt lành được khắc trên mặt trước của đồng tiền như 'Chúc bạn sống lâu và thành công'.

Đồng xu may mắn.

Dưới thời Đường, việc tặng tiền lì xì trong lễ hội mùa xuân đã thịnh hành. Ngoài việc chúc mừng, ý nghĩa quan trọng hơn của tiền năm mới là giúp trẻ sơ sinh xua đuổi tà ma.

Dưới thời nhà Tống và nhà Nguyên, ngày đầu tiên của tháng giêng được gọi là lễ hội mùa xuân. Phong tục cho tiền trong lễ hội mùa xuân đã phát triển thành phong tục cho trẻ em lì xì.

Trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh, có hai loại tiền may mắn. Một làm bằng dây và chỉ màu, được đặt dưới chân giường có hình con rồng. Loại khác, phổ biến nhất, là tiền mà cha mẹ cho con cái được bọc trong giấy đỏ.

Thời Trung Hoa Dân Quốc, tiền lì xì được sử dụng rộng rãi là đồng xu trị giá một trăm được bọc bằng giấy đỏ mang ý nghĩa là 'trường thọ và trăm tuổi'.

Người lớn gói đồng tiền này trong giấy đỏ làm tiền lì xì để tặng cho thế hệ trẻ, với ý nghĩa 'trường thọ'. Những bao lì xì ở đây tương tự như bao lì xì mà chúng ta thấy bây giờ.

Thời Trung Quốc mới, sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, phong tục người lớn tuổi lì xì cho thế hệ trẻ tiếp tục được duy trì. 

Vào những năm 1950: Hệ thống tiền tệ đã thay đổi và tiền may mắn được trao như năm xu, mười xu. 
Vào những năm 1960: Số tiền lì xì trở thành hai mươi xu hoặc năm mươi xu. 
Vào những năm 1970: Trẻ em thường được lì xì, chẳng hạn như năm nhân dân tệ, mười nhân dân tệ.
Vào những năm 1980: Đời sống khá giả nên việc lì xì ít phổ biến hơn trước. Số tiền tiêu vặt trong cuộc sống hàng ngày còn nhiều hơn số tiền lì xì.
Từ những năm 1990: Do thực hiện kế hoạch hóa gia đình nên nhiều trẻ em Trung Quốc có thể kiếm được vài trăm nhân dân tệ hoặc thậm chí hàng nghìn nhân dân tệ tiền lì xì một cách dễ dàng. Tuy nhiên, số tiền này có thể được giữ bởi cha mẹ, hoặc gửi tiết kiệm trong ngân hàng.

Ngày nay, tiền lì xì dao động từ vài chục đến vài trăm nhân dân tệ.

Ngoài ra, hồng bao trực tuyến cũng đang phổ biến, thể hiện xu hướng lên ngôi của tiền điện tử.

Hongbao online.

Nhiều người tặng bao lì xì cho khách hàng, người thân và bạn bè thông qua công cụ thanh toán của bên thứ ba, chẳng hạn như Alipay và Tenpay.

Kỷ nguyên hồng bao kỹ thuật số do WeChat khởi xướng vào năm 2014. Có hai loại tiền lì xì WeChat: một số tiền cố định (bao lì xì thông thường) và một số tiền ngẫu nhiên.

Vì là số tiền là ngẫu nhiên nên điều này đã tăng thêm tính hào hứng và giải trí khi người dùng tham gia giật bao lì xì.

Bảo Huy