Giám đốc Sở Công Thương Đặng Bá Dự trao đổi với VietNamNet về vai trò của địa phương trong phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Các giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ

- Ông đánh giá vai trò của địa phương trong việc phát triển công nghiệp hỗ trợ như thế nào? Thời gian qua, tỉnh có những chính sách gì hỗ trợ cho doanh nghiệp về hoạt động công nghiệp hỗ trợ?

Ông Đặng Bá Dự: Sở Công Thương đã triển khai thực hiện Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 06/8/2020 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên cổng thông tin điện tử Sở Công Thương; triển khai thực hiện Quyết định số 2793/QĐ-BCT ngày 30/10/2020 của Bộ Công Thương về việc ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 06/8/2020 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ và các quy định, hướng dẫn có liên quan.

Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn tỉnh nghiên cứu tiếp cận, đăng ký tham gia thực hiện Chương trình, Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ theo đề nghị của Cục Công nghiệp- Bộ Công Thương tại Công văn số 21/CN-CNHT ngày 20/1/2020 và Công văn số 33/CN-CNHT ngày 22/1/2021. 

Đồng thời, tham gia góp ý dự thảo các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ.

{keywords}

- Trong kế hoạch phát triển của tỉnh lấy công nghiệp và dịch vụ làm trọng tâm, theo ông cần có những chính sách cụ thể như nào đê vừa phát huy nội lực, mời gọi đầu đầu tư và có môi trường cạnh tranh lành mạnh?

Ông Đặng Bá Dự: Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính theo tinh thần Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 27/4/2016 và Quyết định số 1908/QĐ-UBND tỉnh ngày 02/6/2016 của UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ ba (khóa XXI) về đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020, cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về đầu tư; chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp; chính sách đầu tư và chuyển giao khoa học - công nghệ... tạo chuyển biến mạnh mẽ về thu hút đầu tư phát triển công nghiệp; hỗ trợ xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh; xây dựng cơ chế đặc thù hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp thông minh.

{keywords}

Đoàn lãnh đạo Sở Công Thương làm việc với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn Quảng Nam (ảnh trên) và thăm, làm việc về mô hình Khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền (ảnh dưới)

Khuyến khích phát triển kinh tế và tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp. Tổ chức triển khai thực hiện đúng các bộ thủ tục hành chính đã được công bố liên quan đến việc triển khai dự án đầu tư, nâng cao tính minh bạch trong việc cấp phép đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp. Tích cực tháo gỡ các rào cản, chống các hành vi độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh. Tạo điều kiện về đất đai, mặt bằng sản xuất, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường đối với sản phẩm công nghiệp.

Xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp, thành lập quỹ khởi sự doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; triển khai đồng bộ và quyết liệt các đề án, chương trình hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh và quốc gia. Tôn vinh các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xuất sắc nhằm động viên các doanh nghiệp tự tin trong kinh doanh. Hỗ trợ nâng cao khả năng tiếp cận trình độ khoa học công nghệ tiên tiến; tiếp cận nguồn lực tài chính, tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.

{keywords}

Nâng cao trách nhiệm của cơ quan chức năng trong việc giải quyết các yêu cầu của doanh nghiệp. Tăng cường tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với doanh nghiệp để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị hợp lý của các nhà đầu tư cũng như tạo kênh tương tác hai chiều để doanh nghiệp thực hiện quyền góp ý, xây dựng chính quyền thông thoáng, minh bạch.

Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung các cơ chế ưu đãi đối với các dự án cần khuyến khích đầu tư và thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp ở những địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ưu đãi trong thẩm quyền của tỉnh.

{keywords}

Xây dựng và triển khai các chương trình hợp tác, liên kết với các tỉnh thành trong nước và quốc tế về phát triển công nghiệp. Hướng dẫn và hỗ trợ phù hợp các doanh nghiệp công nghiệp tham gia có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết; triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp, đảm bảo môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh. Phát triển các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại hiện đại.

Chủ động triển khai có hiệu quả các cơ chế ưu đãi hiện có. Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung các cơ chế ưu đãi đối với các dự án cần khuyến khích đầu tư và thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp ở những địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ưu đãi trong thẩm quyền của tỉnh. Trước mắc, tiếp tục triển khai đến địa phương, doanh nghiệp thực hiện Nghị định 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 về phát triển công nghiệp hỗ trợ và Thông tư số 55/2015/TT-BCT ngày 30/12/2015 của Bộ Công Thương quy định trình tự, thủ tục xác nhận ưu đãi và hậu kiểm ưu đãi đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.

{keywords}{keywords}

Cần có những chính sách cụ thể như: Về cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, công khai, minh bạch các nội dung nhằm cải thiện chỉ số tiếp cận quy hoạch, đất đai, các chính sách ưu đãi hỗ trợ phát triển công nghiệp.

Đổi mới phương thức xúc tiến kêu gọi đầu tư, quan tâm xúc tiến đầu tư theo chiều sâu, chủ động kết nối các doanh nghiệp lớn, có uy tín, nguồn lực, có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trên lĩnh vực để mời gọi.

Trong thu hút đầu tư cần có điều kiện ràng buộc từ ban đầu, có cam kết cùng chính quyền địa phương trong xây dựng “hệ sinh thái công nghiệp”, hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa địa phương cùng tham gia vào chuỗi sản xuất, hình thành “vườn ươm doanh nghiệp trẻ”.

Vẫn còn bất cập

- Trong quá trình xác định các ngành công nghiệp hỗ trợ trọng điểm (như công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, điện tử, dệt may và da giày…), những vướng mắc của tỉnh và doanh nghiệp thường gặp trong việc tham gia sâu vào chuỗi cung ứng trong và ngoài nước là gì, thưa ông?

Ông Đặng Bá Dự: Các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ còn ít, chủ yếu là gia công sản phẩm, quy mô sản xuất nhỏ, lẻ, công nghệ, máy móc sản xuất lạc hậu,... việc tiếp cận Chương trình, Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ còn khó khăn, hạn chế.

Việc triển khai, vận dụng các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ theo Nghị định 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ; Thông tư số 55/2015/TT-BCT ngày 30/12/2015 của Bộ Công Thương đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua còn bất cập, các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận chính sách ưu đãi của Nghị định 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ.

{keywords}

- Dịch Covid-19 ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp và hoạt động công nghiệp hỗ trợ, thưa ông?

Ông Đặng Bá Dự: Do ảnh hưởng nặng nề của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư, sản xuất công nghiệp hầu hết tại các địa phương trên địa bàn tỉnh bị giảm sút nhanh chóng, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoàn thành chỉ tiêu phát triển ngành công nghiệp và toàn bộ nền kinh tế năm 2021.

UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành và các địa phương quyết liệt, đồng bộ nhiều chính sách, giải pháp hiệu quả nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, hạn chế thiệt hại do tác động của dịch Covid-19; ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh nỗ lực chủ động ứng phó với dịch Covid-19. Tác động của dịch bệnh cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp hỗ trợ của 2 ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh đó là công nghiệp cơ khí chế tạo và công nghiệp Dệt may - Da giày.

{keywords}
Hoạt động kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Nam

Ảnh hưởng nặng nề của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư kéo dài làm cho sản xuất công nghiệp sụt giảm tốc độ tăng trưởng ở nhiều địa phương. Một số yếu tố chịu ảnh hưởng ta dễ dàng nhìn thấy được đó là:

Một số các bộ phận doanh nghiệp yếu thế không thể duy trì vừa sản xuất vừa chống dịch được, không thể chống chịu được dịch Covid-19 bùng phát quá lâu dẫn đến doanh nghiệp kiệt sức là điều đương nhiên … các doanh nghiệp đã phải phá sản, giải thể.

Một số các bộ phận doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh hoặc kinh doanh cầm chừng do kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ trong điều kiện kinh doanh rất khó khăn.

Một bộ phận doanh nghiệp không phát triển được do sản xuất các mặt hàng không thiết yếu, bị hạn chế lưu thông trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

7 nhiệm vụ, giải pháp phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn

- Thưa ông, trong kế hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2021-2030, tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm năm 2030, Quảng Nam là tỉnh phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có sức mạnh trong và ngoài nước, ít ô nhiễm môi trường và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Và năm 2045, Quảng Nam trở thành tỉnh công nghiệp phát triển hiện đại. Xin ông cho biết những bước đi cụ thể Quảng Nam sẽ thực hiện?

{keywords}

Ông Đặng Bá Dự: Ngày 10 /9/ 2018, UBND tỉnh Quảng Nam đã bàn hành Kế hoạch số 5050/KH – UBND thực hiện Chương trình của Tỉnh ủy Quảng Nam về việc thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) “Về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Theo đó, tỉnh đã đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Quảng Nam là tỉnh phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có sức mạnh trong và ngoài nước, ít ô nhiễm môi trường và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tầm nhìn đến năm 2045, Quảng Nam trở thành tỉnh công nghiệp phát triển hiện đại.

Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh đã đề ra 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như sau:

+ Hoàn thiện chính sách hỗ trợ, chuyển dịch cơ cấu, tập trung đẩy mạnh phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn và chủ lực.

+ Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thúc đẩy sản xuất kinh doanh thuận lợi cho phát triển công nghiệp.

+ Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp công nghiệp.

+ Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp.

+ Khoa học và công nghệ cho phát triển công nghiệp.

+ Phát triển công nghiệp kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong quá trình phát triển công nghiệp.

+ Nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền và sự tham gia của nhân dân trong xây dựng và triển khai thực hiện chính sách phát triển công nghiệp.

UBND tỉnh cũng đã phân công nhiệm vụ cụ thể thực hiện và yêu cầu các Sở, ban ngành tích cực chủ động phối hợp triển khai đồng bộ, kịp thời các giải pháp, chính sách, cơ chế nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện; tham mưu đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp mới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và phù hợp điều kiện cụ thể của tỉnh.

- Cảm ơn ông!

Kiều Oanh (thực hiện)