Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Trị có diện tích tự nhiên hơn 313,6 nghìn ha, chiếm 68% diện tích tự nhiên của tỉnh; dân số hơn 192,2 nghìn người, trong đó, dân tộc thiểu số gần 95 nghìn người, chiếm 13,3% dân số toàn tỉnh. Đây là vùng có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao của Quảng Trị. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tỉnh Quảng Trị ưu tiên dành nhiều cơ chế, nguồn lực tập trung cho đồng bào dân tộc thiểu số nên cơ sở hạ tầng các xã miền núi từng bước được đầu tư cải thiện, chương trình giảm nghèo đạt được nhiều kết quả tích cực.

Thực hiện công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội hướng tới mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản…

Nhằm phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của đoàn viên, thanh niên trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, ngày 05/12, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn phối hợp Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức Chương trình “Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo” cho các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trên địa bàn huyện Đakrông.

Tại Chương trình, Ban Tổ chức đã trao tặng 25 con bò giống, 9.800 con gà giống, 50.000 cây quế giống cho 105 hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo tại 02 xã Hướng Hiệp và Mò Ó của huyện Đakrông. Bên cạnh đó, Ban Tổ chức đã hỗ trợ thức ăn, thuốc thú y và phân bón ban đầu cho các hộ gia đình. Tổng giá trị của Chương trình gần 1,5 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 04/12/2023, Ban Tổ chức Chương trình đã tổ chức tập huấn chuyển giao kiến thức về chăn nuôi bò, gà và trồng cây quế cho các hộ gia đình. UBND xã Hướng Hiệp đã thành lập và ra mắt Tổ hợp tác chăn nuôi gà, Tổ hợp tác chăn nuôi bò, Tổ hợp tác trồng cây quế do Đoàn thanh niên quản lý để triển khai hiệu quả các mô hình sinh kế trên địa bàn xã.

Hoạt động học tập, trao đổi kinh nghiệm về công tác giảm nghèo là dịp để các cán bộ làm công tác giảm nghèo được nâng cao năng lực, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình phát triển kinh tế nhằm tìm ra hướng đi, cách làm mới phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo bền vững cho các thanh niên trên địa bàn tỉnh. Từ ngày 14/12 - 15/12/2023, tỉnh Đoàn – Hội LHTN Việt Nam tỉnh Quảng Trị tổ chức Chương trình tham quan mô hình kinh tế và trao đổi kinh nghiệm công tác giảm nghèo bền vững năm 2023 tại huyện Hướng Hoá.

Trong khuôn khổ của Chương trình, đoàn đã tham quan, học tập kinh nghiệm và trao quà hỗ trợ sinh kế tại các mô hình chăn nuôi tổng hợp của đoàn viên Hồ Hữu Thăng - Valley Farm tại khóm 1, thị trấn Khe Sanh; mô hình nuôi thỏ sinh sản và thỏ thương phẩm của đoàn viên Hoàng Văn Thụ tại thị trấn Khe Sanh; mô hình chế biến hạt cà phê và vườn chanh dây của đoàn viên Trần Văn Quốc tại thôn Cổ Nhổi, xã Hướng Phùng; mô hình du lịch cộng đồng Bungalow 5 mùa của đoàn viên Trần Nguyễn Quang Cương tại xã Hướng Phùng; tham quan vườn hoa Sa Mù của Sở KHCN.

Trong giai đoạn từ năm 2021 - 2023, tỉnh Quảng Trị đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, huy động sự hưởng ứng tích cực của cả xã hội; ban hành nhiều cơ chế, chính sách về giảm nghèo để hỗ trợ cho người nghèo; đồng thời quan tâm, bố trí nguồn lực từ ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực toàn xã hội để thực hiện Chương trình giảm nghèo; gắn công tác giảm nghèo với phát triển nông nghiệp, nông thôn, đào tạo nghề, giải quyết việc làm để nâng cao thu nhập cho người nghèo.

Trong đó, năm 2022 và 2023, kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững huy động được 462.907 triệu đồng (từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương); các huyện có đồng bào DTTS và miền núi được phân bổ 292.701 triệu đồng; Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được Trung ương phân bổ 669,920 tỷ đồng. Từ nguồn vốn thực hiện 2 chương trình và nguồn huy động hợp pháp khác, các địa phương đã tập trung đầu tư xây dựng 361 công trình hạ tầng kinh tế - xã hội các loại trên địa bàn các huyện có đồng bào DTTS đảm bảo tính kết nối về giao thông, kinh tế, xã hội để hỗ trợ phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, dịch vụ, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân tại huyện nghèo, vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Từ nguồn vốn thực hiện 2 chương trình và nguồn huy động hợp pháp khác, các địa phương đã tập trung đầu tư xây dựng 361 công trình hạ tầng kinh tế - xã hội các loại trên địa bàn các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số đảm bảo tính kết nối về giao thông, kinh tế, xã hội để hỗ trợ phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, dịch vụ, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân tại huyện nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Giải ngân hơn 250 tỷ đồng thực hiện Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2023

Theo kết quả rà soát sơ bộ của Sở LĐ, TB và XH Quảng Trị, đến cuối năm 2023, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm 1,49% với hơn 2.500 hộ; trong đó, hộ nghèo giảm hơn 2.000 hộ và hộ cận nghèo giảm hơn 300 hộ. Tỉnh Quảng Trị cũng đã giải ngân hơn 250 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2023.

Từ nguồn vốn chương trình, tỉnh đã thực hiện nhiều dự án như: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình… Trong đó, tỉnh đã tập trung nguồn lực hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, duy tu bảo dưỡng các công trình thuộc huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Tại huyện Đakrông đã đầu tư hơn 50 công trình đường giao thông nông thôn, đường giao thông nội đồng, công trình trường học, thủy lợi, nước sạch, văn hóa, y tế; tại xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển đã đầu tư 11 công trình, trong đó 7 công trình đầu tư mới.

Theo kết quả rà soát sơ bộ của Sở LĐ, TB và XH Quảng Trị, đến cuối năm 2023, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm 1,49% với hơn 2.500 hộ; trong đó, hộ nghèo giảm hơn 2.000 hộ và hộ cận nghèo giảm hơn 300 hộ. Tỉnh Quảng Trị cũng đã giải ngân hơn 250 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2023.

Từ nguồn vốn chương trình, tỉnh đã thực hiện nhiều dự án như: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình… Trong đó, tỉnh đã tập trung nguồn lực hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, duy tu bảo dưỡng các công trình thuộc huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Tại huyện Đakrông đã đầu tư hơn 50 công trình đường giao thông nông thôn, đường giao thông nội đồng, công trình trường học, thủy lợi, nước sạch, văn hóa, y tế; tại xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển đã đầu tư 11 công trình, trong đó 7 công trình đầu tư mới.

Chia sẻ về những thành tựu đã đạt được, đại diện Sở LĐ, TB và XH tỉnh cho biết: Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tại tỉnh Quảng Trị đã được các cấp, ngành quan tâm tổ chức triển khai hiệu quả. Chương trình tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp người nghèo, hộ nghèo phát triển kinh tế, ổn định đời sống… 

Điểm nhấn nổi bật nhất trong công tác giảm nghèo ở Quảng Trị thời gian qua là các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận tốt hơn các chính sách, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng; mức sống dân cư được cải thiện góp phần củng cố lòng tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước... Đặc biệt, đã có chuyển biến về nhận thức và hành động của một bộ phận người nghèo; xuất hiện một số điển hình làm đơn tự nguyện xin thoát nghèo…

Đến cuối năm 2023, toàn tỉnh Quảng Trị còn 14.040 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 7,71% và 9.927 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 5,45% so với tổng số hộ dân cư. Tỷ lệ nghèo đa chiều đồng bào dân tộc thiểu số giảm 6,74%, tương ứng 1.102 hộ. Đời sống sinh kế của người dân được cải thiện tích cực.

Nhóm PV