Một khu nghỉ dưỡng năm sao từng nằm ngay trên Rặng san hô lớn nhất thế giới Great Barrier ở Australia thì giờ đây lại hiện diện ở một nơi cách đó hơn 7.000 km ở Triều Tiên.

Four Seasons Barrier Reef Resort là một trong những khách sạn nổi đầu tiên trên thế giới. Trong suốt hơn 30 năm qua, khu nghỉ dưỡng này từng là tụ điểm của những nhà hàng sang trọng, của những sân đậu trực thăng cùng nhiều vị khách cao cấp. Nhưng khi hành trình hơn 16.000 km này kết thúc thì con tàu nổi gỉ sét Four Seasons lại phải đối mặt với nhiều bi kịch cùng một tương lai bất định khó đoán.

MỘT ĐÊM Ở FOUR SEASONS BARRIER REEF RESORT

Khách sạn nổi này là sản phẩm tâm huyết của Doug Tarca, một thợ lặn chuyên nghiệp cũng đồng thời là doanh nhân gốc Ý sống ở Townsville, trên bờ biển phía Đông Bắc Queensland, Australia.

Robert de Jong, người phụ trách Bảo tàng Hàng hải Townsville cho biết 'Tarce dành rất nhiều tình cảm và sự trân trọng cho Great Barrier Reef. Năm 1983, ông ấy thành lập một công ty mang tên Reef Link cung cấp dịch vụ chở những người đi du lịch trong ngày từ Townsville đến một bãi đá ngầm ngoài khơi'.

{keywords}

Doug Tarca, 'cha đẻ' của khách sạn nổi đầu tiên trên thế giới

'Nhưng sau đó, ông ấy nảy ra ý tưởng về việc nếu để mọi người qua đêm trên khu vực rặng san hô tuyệt đẹp này thì sao. Ban đầu, Tarca nghĩ đến việc neo đậu cố định những con tàu du lịch cũ vào rạn san hô, nhưng nhận ra rằng việc thiết kế và xây dựng một khách sạn nổi sẽ rẻ và thân thiện hơn với môi trường. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1986 tại nhà máy đóng tàu Bethlehem của Singapore, một công ty con của công ty thép lớn của Mỹ nhưng hiện không còn tồn tại', ông de Jong chia sẻ thêm.

{keywords}

Khách sạn được đóng tại một nhà máy đóng tàu ở Singapore vào năm 1986

Thời điểm đó, khách sạn có giá trị ước tính khoảng 45 triệu đô la (tương đương hơn 100 triệu đô la theo thời giá hiện nay) và được vận chuyển bằng một con tàu hạng nặng đến rạn san hô John Brewer, địa điểm được Tarca lựa chọn trong Công viên Biển Great Barrier Reef.

'John Brewer là một rạn san hô hình móng ngựa, với vùng nước yên ở trung tâm, rất lý tưởng để đặt một khách sạn nổi', de Jong nói.

{keywords}

Sau đó được kéo bằng tàu hạng nặng tới rạn san hô John Brewer ở Australia

Khách sạn chính thức đi vào hoạt động vào ngày 9 tháng 3 năm 1988, được cố định dưới đáy đại dương bằng bảy chiếc neo khổng lồ, bố trí sao cho chúng không làm hỏng các rạn san hô. Không có lượng nước thải nào từ tàu xả ra vì hệ thống nước được lắp tuần hoàn và bất cứ loại rác thải nào cũng được đưa đến điểm quy định sẵn trên đất liền, hạn chế tối đa tác động tới môi trường tự nhiên xung quanh.

{keywords}

Khách sạn chính thức đi vào hoạt động năm 1988

'Thời điểm đó Four Seasons là một khách sạn năm sao với giá không hề rẻ', ông de Jong cho biết. 'Khách sạn nổi này có tất cả 176 phòng và chứa tối đa được 350 khách. Ngoài ra, ở đây còn có một hộp đêm, hai nhà hàng, một phòng nghiên cứu, một thư viện và một cửa hàng bán các dụng cụ lặn. Phía bên ngoài khách sạn này còn có cả một sân tennis tiêu chuẩn'.

CHAI RƯỢU WHISKY RỖNG TRÊN TRẦN

Khách lưu trú sẽ phải đi bằng một con tàu hai thân trong hai giờ đồng hồ để tới được khách sạn. Tuy nhiên, Four Seasons cũng cung cấp một lựa chọn cao cấp hơn bằng máy báy trực thăng với giá khoảng 350 đôla Mỹ lúc bấy giờ.

{keywords}

Ngoài lặn biển, ngắm san hô thì các du khách không có nhiều hoạt động giải trí khi lưu trú tại đây

Sự mới lạ ban đầu đã khiến khách sạn này vang danh khắp thế giới và trở thành điểm đến mơ ước của những người yêu lặn biển. Ngay cả những du khách bình thường cũng sẽ dễ dàng chiêm ngưỡng cảnh quan tuyệt đẹp của các rạn san hô nơi đây bằng một tàu lặn chuyên dụng có tên The Yellow Submarine.

Tuy nhiên, tác động của thời tiết xấu là một trong những yếu tố cản trở du khách ở đây. Ông de Jong kể lại rằng 'Nếu thời tiết xấu thì các du khách sẽ phải quay lại thị trấn trên đất liền bằng trực thăng vì biển động không thể lái tàu'.

Một trong những điều thú vị chưa từng được kể chính là việc các nhân viên tại đây sẽ phải ở trên tầng cao nhất của khách sạn, nơi được cho là lắc lư nhất trên mặt nước. Theo ông de Jong, những nhân viên này đã phải sử dụng một chai rượu Whisky rỗng treo trên trần để cảm nhận sự bập bềnh của sóng biển.

Đây là một trong những yếu tố khiến khách sạn này thất bại về mặt thương mại. Bên cạnh đó là một vài vấn đề khác như một cơn lốc xoáy lớn đã tấn công khách sạn này chỉ một tuần trước khi mở cửa đón khách khiến toàn bộ phần hồ bơi nước ngọt bị hư hại nghiêm trọng. Ngoài ra một bãi chứa đạn trong Thế chiến II cũng được phát hiện ở một khu vực cách đó 3.2 km khiến nhiều du khách hoảng sợ. Và ngoài lặn biển thì họ cũng không có nhiều lựa chọn giải trí khác khi ở đây.

Chỉ sau một năm, Four Seasons Barrier Reef Resort đã không thể cầm cự vì chi phí hoạt động đắt đỏ trong khi lượng khách thì thưa thớt.

'Nó đã biến mất trong lặng lẽ rồi được bán cho một công ty ở Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam để thúc đẩy du lịch ở địa phương', ông de Jong cho biết.

MỘT ĐIỂM ĐẾN KHÔNG NGỜ

Năm 1989, khách sạn nổi này bắt đầu hành trình hơn 5.400 km để tới Việt Nam và sau đó được đổi tên thành 'Khách sạn Sài Gòn' hay 'The Floater'.

{keywords}

Khách sạn này sau đó được chuyển tới Việt Nam và đặt ngay bên bờ sông Sài Gòn

Khách sạn nổi này sau đó đã nằm bên bờ sông Sài Gòn gần một thập kỷ và gặt hái được nhiều thành công hơn ở quê hương mình. Tuy nhiên, tới năm 1998, The Floater cũng rơi vào cảnh cạn kiệt tài chính và buộc phải đóng cửa.

Nhưng thay vì bị tháo dỡ, nó lại được Triều Tiên mua lại để phát triển du lịch ở vùng núi Kumgang, một danh thắng gần biên giới với Hàn Quốc.

{keywords}

Hành trình thứ ba của khách sạn này là một cảng biển ở vùng núi Kumgang của Triều Tiên

Khách sạn nổi này lại trải qua hành trình phiêu lưu hơn 4.500 km nữa để tới với Triều Tiên cùng tên gọi mới là khách sạn Haegumgang. Công ty quản lý Hàn Quốc có tên Hyundai Asan đã đưa khách sạn này vào hoạt động vào tháng 10 năm 2000.

{keywords}

Đây được coi là 'trung tâm đoàn tụ' của các gia đình ly tán hai miền

Theo Park Sung-uk, phát ngôn viên của Hyundai Asan, trong những năm qua, vùng núi Kumgang đã thu hút hơn 2 triệu lượt khách du lịch. Ngoài ra, đây cũng là 'cầu nối' giúp các gia đình ly tán có cơ hội đoàn tụ sau nhiều năm xa cách.

VÀ MỘT BI KỊCH KHÁC

Năm 2008, một binh sĩ Triều Tiên đã bắn chết một phụ nữ Hàn Quốc 53 tuổi sau khi bà đi lạc ra ngoài ranh giới khu du lịch núi Kumgang và xâm phạm địa phận một khu vực quân sự. Do đó, Hyundai Asan đã buộc phải dừng tất cả các dịch vụ du lịch cũng như đóng cửa khách sạn Haegumgang.

{keywords}

Khách sạn này sau đó buộc phải đóng cửa sau một sự cố quân sự

Vẫn chưa có thông tin gì về tình hình của khách sạn này từ đó đến nay. Nhưng trên định vị thì hiện nó vẫn được neo đậu bên một bến tàu ở khu vực núi Kumgang.

{keywords}

Hiện không ai rõ 'số phận' của khách sạn này rồi sẽ đi về đâu

Năm 2019, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un đã đến thăm khu du lịch núi Kumgang và chỉ trích về sự xuống cấp của cơ sở vật chất nơi đây trong đó có Khách sạn Haegumgang. Ông đã ra lệnh phá bỏ nhiều công trình để triển khai những kế hoạch tái thiết mới. Tuy nhiên, hiện chưa rõ kế hoạch này đang được triển khai tới đâu nhất là sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát khắp thế giới.

Vẫn chưa rõ về tương lai của khách sạn nổi này ra sao nhưng cho tới nay nó vẫn được coi là một trong những khách sạn độc đáo nhất của thế giới dù không mang lại nhiều thành công.

Đỗ An (Theo CNN)