{keywords}

Trước khi vận hành thử, 8 ngày vừa qua Tổng thầu Trung Quốc đã thực hiện chạy thử. Quá trình chạy thử của Tổng thầu theo đúng quy trình vận hành.

Thời gian vận hành thử 20 ngày tới, đoàn tàu vận hành theo biểu đồ chạy tàu để tổng thầu, tư vấn Pháp đánh giá, kiểm chứng mức độ an toàn và chính xác của hệ thống.

Hơn 600 nhân sự của Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) cũng được bố trí dọc tuyến vận hành theo quy trình biểu đồ chạy tàu.

{keywords}

Sau khi kết thúc việc vận hành thử nghiệm, tư vấn Pháp sẽ có những đánh giá riêng. Nếu đạt các yêu cầu kỹ thuật, an toàn tư vấn mới cấp chứng chỉ cho dự án.

Đại diện Bộ GTVT nói rõ, đây là chứng chỉ rất quan trọng. Bộ GTVT dự kiến khoảng 20/1/2021 sẽ kết thúc quá trình đánh giá an toàn về dự án, sau đó bàn giao cho UBND TP.Hà Nội đưa vào khai thác thương mại.

Theo Bộ GTVT, đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông là công trình cấp đặc biệt và phải được đảm bảo an toàn tuyệt đối trước khi bàn giao, đưa vào vận hành, khai thác.
Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có chiều dài 13,05 km gồm 12 ga và 1 khu Depot. Dự án có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn tàu gồm 4 toa dài khoảng 80m, sức chứa khoảng 1.000 khách, vận tốc thiết kế 80km/h, vận tốc khai thác thương mại 35km/h.

{keywords}

Khi khai thác, tần suất đoàn tàu đến ga khoảng 6-7 phút/chuyến, giờ cao điểm có thể 2-3 phút/chuyến.

Đoàn tàu sử dụng công nghệ động cơ phân tán, gồm 8 động cơ được đặt ở khoang giữa và hệ thống điều khiển tự động.

Dự án có hạ tầng đường ray thép đi cao trên cầu cạn, đường đôi riêng biệt. Đường ray khổ rộng 1.435 mm, sử dụng công nghệ hàn liền đảm bảo tốc độ chạy tàu cao, chống ồn, chống rung và lắp đặt các thiết bị chống trật bánh tàu.

Tuyến sử dụng công nghệ lấy điện từ đường ray thứ 3, theo tiêu chuẩn an toàn của thế giới.

Theo hợp đồng EPC, Tổng thầu Trung Quốc sẽ thực hiện bảo hành dự án 2 năm cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sau khi được bàn giao và đưa vào khai thác thương mại.

{keywords}

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông khởi công tháng 10/2011, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2015, nhưng đến nay sau 8 lần lỗi hẹn dự án vẫn chưa được đưa vào khai thác thương mại.

Năm 2008, dự án được Bộ GTVT phê duyệt với tổng mức đầu tư 8,7 nghìn tỷ đồng (tương đương 552,86 triệu USD), trong đó vay Trung Quốc là hơn 400 triệu USD.

8 năm sau, vào năm 2016, do thay đổi thiết kế, chậm giải phóng mặt bằng… dự án được điều chỉnh lên hơn 18 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 9,2 nghìn tỷ đồng so với tổng mức ban đầu.

Trong đó, phần vốn vay của Trung Quốc cũng lên con số 13,8 nghìn tỷ đồng (tương đương trên 669 triệu USD), tăng 7,2 nghìn tỷ đồng (tương đương 250,62 triệu USD).

Bài: Vũ Điệp - Ảnh: Phạm Hải - Đức Yên

Tổng thầu Trung Quốc chạy tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông trước khi vận hành thử

Tổng thầu Trung Quốc chạy tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông trước khi vận hành thử

Để Tư vấn Pháp đánh giá có đủ điều kiện an toàn đưa vào khai thác hay không, đoàn tàu dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ vận hành thử trong vòng 20 ngày.