Tại chùa Linh Ứng (quận Sơn Trà), chùa Quán Thế Âm (quận Ngũ Hành Sơn), Bồ Đề (quận Liên Chiểu)… hàng nghìn người đổ về đây lễ chùa, cầu bình an, xin lộc đầu năm... Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người dân đến tham quan tại chùa đều mang khẩu trang.

Đi chùa đầu năm là nét đẹp truyền thống của người Việt. Cửa chùa đất Phật là chốn yên bình, nơi thanh tịnh. Vì thế, với mong muốn tìm được sự bình an, gạt bỏ những muộn phiền, lo âu của năm cũ và cầu mong may mắn, hạnh phúc trong năm mới, nhiều người đã chọn lễ chùa trong hoạt động đầu xuân.

Tại các vườn hoa, đường hoa, không gian Tết ở hai bờ sông Hàn, đông đảo người dân chọn xuống đường dạo phố, vãn cảnh và ghi lại những khoảnh khắc đẹp bên người thân, bạn bè.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Các vườn hoa, đường hoa, không gian Tết ở hai bên bờ sông Hàn luôn tấp nập người dân tới vãn cảnh
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Thời tiết đẹp thuận lợi cho người dân Đà Nẵng tham quan đầu năm và ghi lại những khoảnh khắc đẹp bên người thân, bạn bè
{keywords}
Hình ảnh linh vật hổ ở bờ tây sông Hàn thu hút nhiều người check-in
{keywords}
 
{keywords}
Mùng 1 Tết Nguyên đán, hàng nghìn người dân đổ về những ngôi chùa lớn ở Đà Nẵng để cầu an
{keywords}
 
{keywords}
Đi chùa đầu năm là nét đẹp truyền thống của người Việt
{keywords}
Để đảm bảo phòng chống dịch mọi người đến chùa đều đeo khẩu trang
{keywords}
Tại sân chùa, nhiều gói muối, cành lộc được bày bán 
{keywords}
Người bán có thể báo giá hoặc người mua tuỳ tâm gửi tiền. Theo quan niệm của người xưa, mua muối ngày đầu năm có thể mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ
{keywords}
Tiết trời ngày đầu năm mới ở Đà Nẵng thuận lợi cho mọi người du xuân

Hồ Giáp

Làng cổ ở Quảng Trị đỏ lửa nấu thứ mứt đặc biệt cho ngày Tết

Làng cổ ở Quảng Trị đỏ lửa nấu thứ mứt đặc biệt cho ngày Tết

Cứ vào tháng 11, 12 âm lịch hàng năm, ai đi qua khu vực xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, Quảng Trị như bị níu bước chân bởi mùi thơm từ một loại mứt được người dân nơi đây chế biến phục vụ ngày Tết.