{keywords}{keywords}
{keywords}
{keywords}

Trên thế giới, lịch sử của nhiều quốc gia cũng cho thấy họ đã từng trăn trở để hoà hợp dân tộc, thống nhất lòng người. Ví dụ câu chuyện của Hoa Kỳ hồi chiến tranh Nam - Bắc, để cuối cùng họ có một nghĩa trang chung.

Nhưng, theo nhà ngoại giao kỳ cựu Võ Văn Sung, "trên thế giới không có nhiều trường hợp giống như ở Việt Nam".

Lật giở lại lịch sử, trong một cuộc trả lời phỏng vấn của VietnamNet cách nay hơn 10 năm, nhà ngoại giao kỳ cựu phân tích, câu chuyện ở Hoa Kỳ có hai việc: nội chiến Nam-Bắc và da màu. Đối với nội chiến Nam - Bắc đến nay có thể nói là xong, trở thành chuyện lịch sử. Song cần nhớ rằng, ngay cả trong nội chiến Nam - Bắc của họ cũng có vấn đề da màu. 

Những sự kiện xảy ra ở Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua là rất đặc thù. Bản chất cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua không phải là một cuộc nội chiến như đã từng xảy ra ở Mỹ, dù rằng có lúc đã có hàng triệu người Việt Nam đối đầu nhau từ hai phía." 

{keywords}

Ngày 30/4 đã là ngày lịch sử của dân tộc. Xét về quan hệ quốc tế chúng ta được chứng kiến một nước Việt Nam đã "hòa giải" tốt đẹp với các đối thủ cũ là Nhật và Pháp và hôm nay quan hệ với Hoa Kỳ cũng đang ngày càng thân thiện.

Cả ba nước đã và đang trở thành đối tác chiến lược và đối tác hàng đầu của Việt Nam. Đó là thiện chí của tất cả các phía, nhưng cũng là minh chứng cho truyền thống hòa hiếu cao thượng của dân tộc Việt Nam.

Trong hoàn cảnh chung như vậy, những người Việt Nam ở các nước đó đang giữ mối liên hệ rất gắn bó với bà con mình trong nước và họ đang đầu tư bằng nhiều cách về cho gia đình và cho đất nước.

{keywords}

Đối với tâm lý của nhiều người trong thế hệ trước, điều này không dễ dàng chút nào, nhưng tấm lòng bao dung, độ lượng sẽ làm tan đi băng giá của quá khứ.

Từ trải nghiệm của nhà ngoại giao có nửa thế kỷ gắn bó với Việt kiều, ông Võ Văn Sung tin chắc rằng sâu thẳm trong mỗi con người, hầu hết chúng ta đều có tấm lòng với đất nước, mong cho quê hương được hòa bình và gia đình được hạnh phúc.

Bởi, theo ông Võ Văn Sung, "đây chính là mẫu số chung của những người con dân Việt Nam và cùng với tấm lòng bao dung, độ lượng, đó sẽ là cơ sở vững chắc cho đại đoàn kết dân tộc. Lúc này nếu ai đó trong chúng ta dù từng đứng từ phía nào mà vẫn nuôi lòng thù hận sẽ dần trở nên lạc lõng và thật sự có tội với tương lai của chính con cháu mình".

{keywords}

Người dân Việt Nam luôn tự hào là dân tộc có tín niệm sâu sắc về giống nòi, tổ tiên. Các truyền thuyết về bọc trăm trứng, về dòng máu Lạc Hồng không chỉ gắn liền với chiều dài lịch sử của dân tộc, mà còn là biểu hiện sâu sắc nhu cầu gắn kết cộng đồng, khát vọng tình cảm hướng tới sự đoàn kết quốc gia, được kết tinh trong 2 chữ “đồng bào”.

Hòa hiếu, đại độ bao dung là truyền thống ngàn năm của ông ta cha. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn cảm thông sâu sắc nỗi đau của những gia đình bị mất con em dù ở phía nào đi nữa. 

{keywords}

Trong thư gửi đồng bào Nam Bộ trước khi lên đường sang thăm nước Pháp và dự Hội nghị Phông-ten-nơ-blô ngày 31-5-1946, Bác viết: “Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang”.

Tinh thần nhân văn và cao cả đó của Hồ Chủ tịch có cội rễ từ truyền thống khoan dung, hòa hiếu, nhân nghĩa được hun đúc từ ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam. Tinh thần đó cũng thấm sâu vào các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta sau này. 

Khánh Hòa
Ảnh: Hoài Bắc
Video: Vân Anh, Bạch Hân, Lan Anh

06/12/2021 05:12 (GMT+07:00)