{keywords}
{keywords}

Giai đoạn 1976 tới giữa những năm của thập niên 1980 của thế kỷ trước, thực tiễn tình hình đất nước gặp rất nhiều khó khăn. Đại hội lần thứ V họp trong 5 ngày (từ 27 đến 31/3/1982) tuy có một vài sửa đổi về chủ trương cụ thể nhưng vẫn kiên trì 4 mục tiêu mà Đại hội IV đã đề ra.

{keywords}

Nhưng tình hình đất nước những năm 1980 tiếp tục rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Khi đó đất nước ở vào giao đoạn vô cùng khó khăn, đòi hỏi Đảng phải đổi mới tư­ duy, thay đổi nội dung và phương thức lãnh đạo cho phù hợp với tình hình mới.

Mãi tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (diễn ra từ ngày 15-18/12/1986) mới thực sự trở thành cột mốc đổi mới toàn diện đất nước.

Dự Đại hội có 1129 đại biểu thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viên trong toàn Đảng. Đến dự Đại hội có 32 đoàn đại biểu quốc tế.

Đại hội nhận định: Năm năm qua là một đoạn đường đầy thử thách đối với Đảng và nhân dân ta. Cách mạng nước ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước có những thuận lợi cơ bản, nhưng cũng có nhiều khó khăn phức tạp. Thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu do Đại hội thứ V đề ra, nhân dân ta đã anh dũng phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, giành những thắng lợi to lớn trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.

Văn kiện đại hội chỉ rõ, sau khi thống nhất đất nước, do chưa nhận thức đầy đủ về thời kỳ quá độ và do tư tưởng chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết, Đai hội IV chưa xác định những mục tiêu của chặng đường đầu tiên.

“Trước hết cơ cấu đầu tư thường chỉ xuất phát từ lòng mong muốn đi nhanh, không tính tới điều kiện và khả năng thực tế, không kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu công nghiệp với nông nghiệp thành một cơ cấu hợp lý, chưa sử dụng có hiệu quả những khả năng mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài” - trích theo văn kiện Đại hội VI.

Nguyên nhân dẫn đến tình hình trên, do trong những năm qua việc nhìn nhận, đánh giá tình hình cụ thể về các mặt kinh tế, xã hội của đất nước đã có nhiều thiếu sót. Do vậy đã dẫn đến nhiều sai lầm “trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế”.

Đại hội thẳng thắn cho rằng: “Những sai lầm nói trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”, đặc biệt là bệnh chủ quan duy ý chí, lạc hậu về nhận thức lý luận.

{keywords}

Từ những phân tích thực tế, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đã nhận định: “đối với nước ta đổi mới đang là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn”.

Trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế (cơ cấu công – nông nghiệp; cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp; ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng; cơ cấu kinh tế huyện).

{keywords}

Thực hiện ba chương trình kinh tế bao gồm chương trình lương thực, thực phẩm; chương trình hàng tiêu dùng; chương trình hàng xuất khẩu.

Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế.

Đại hội VI đã đưa ra quan điểm mới về cải tạo xã hội chủ nghĩa dựa trên 3 nguyên tắc: Nhất thiết phải theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất để xác định bước đi và hình thức thích hợp. Phải xuất phát từ thực tế của nước ta và là sự vận dụng quan điểm của Lenin coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa phải xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cả 3 mặt xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa.

Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa; thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chính sách xã hội, kế hoạch hoá dân số và giải quyết việc làm cho người lao động. Chăm lo đáp ứng các nhu cầu giáo dục, văn hoá, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của nhân dân.

Trên lĩnh vực đối ngoại nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta là ra sức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu giữ vững hoà bình ở Đông Dương, góp phần tích cực giữ vững hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý đã được Đại hội lần thứ VI xác định là “cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội”. Phương thức vận động quần chúng phải được đổi mới theo khẩu hiệu: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Đó là nền nếp hàng ngày của xã hội mới, thể hiện chế độ nhân dân lao động tự quản lý nhà nước của mình.

{keywords}

Chính sách đổi mới năm 1986 đã mở đầu cho quá trình Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế  giới và triển khai những chính sách quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nhờ đó sản xuất lúa gạo của Việt Nam tăng lên nhanh chóng.

{keywords}

Năm 1989, Việt Nam lần đầu tiên xuất khẩu gạo, chấm dứt thời kỳ thiếu gạo và chuyển sang xuất khẩu. Trải qua hơn 30 năm (1989-2021), đến nay, hạt gạo Việt Nam đã có mặt ở hơn 172 nước/vùng lãnh thổ. Xuất khẩu gạo của Việt Nam có xu hướng tăng lên cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được 1,37 triệu tấn gạo, trị giá 310 triệu đôla vào năm 1989.

Sản lượng gạo xuất khẩu tăng lên 2 triệu tấn vào năm 1995, 3 triệu tấn vào năm 1996, 4 triệu tấn vào năm 1999, 5 triệu tấn vào năm 2005, 6 triệu tấn vào năm 2009 và 7 triệu tấn vào năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đã để lại những dấu ấn khi đạt mốc 1 tỷ đôla vào năm 1998, 2 tỷ đôla vào năm 2008 và 3 tỷ đôla vào năm 2010. Gạo hiện là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Năm ngoái, Việt Nam xuất khẩu 6.249,114 nghìn tấn gạo với kim ngạch xuất khẩu đạt 3.120,163 triệu đôla, chiếm 12,75% thị phần xuất khẩu gạo thế giới, đứng sau Ấn Độ (35,61%) và Thái Lan. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam và của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), xét theo kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam hiện là 1 trong số 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới kể từ năm 2001. 

{keywords}

Chủ trương đối ngoại của Việt Nam được khẳng định tại Ðại hội VII (1991), theo đó Việt Nam muốn là bạn, là đối tác với các nước trên thế giới và mở rộng, đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại. Thế giới quan mới về thời đại và cục diện thế giới, đã mở đường, tạo điều kiện để Việt Nam phá thế bao vây cô lập, phát triển rộng rãi quan hệ đối ngoại. Việt Nam, đã lần lượt bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1991, với Mỹ năm 1995, thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng, khu vực, các nước quan trọng trên thế giới và gia nhập ASEAN năm 1995.

{keywords}

Với chủ trương đường lối và quyết sách đúng đắn của Đảng, đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo ra tiền đề cần thiết cho giai đoạn phát triển mới của đất nước. Các xu thế hòa bình, toàn cầu hóa, dân chủ hóa của thời đại ngày càng được củng cố và tăng cường, là một trong những nước nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển năng động với tốc độ cao.

Tới nay, nước ta đã có những bước phát triển cả chiều rộng, chiều sâu với các quan hệ song phương, các tổ chức đa phương toàn cầu và khu vực.

Việt Nam đã tham gia Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA) và ký Hiệp định thương mại song phương với Mỹ năm 2001, gia nhập một loạt các cơ chế đa phương quan trọng như Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1996, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1998, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007. Việt Nam luôn tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 và hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo cam kết WTO. Đến nay, đã có 71 quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam.

Việt Nam cũng là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm cao trong các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), các tổ chức của Liên hợp quốc… đóng góp tích cực và đang trở thành nước có vị thế và vai trò ngày càng cao ở khu vực, được cộng đồng quốc tế tôn trọng.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc, như: Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016, Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO nhiệm kỳ 2013-2017, Hội đồng Kinh tế-Xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016-2018.

Đặc biệt, năm 2020, Việt Nam cùng lúc đảm nhận 3 trọng trách: Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch AIPA, trong bối cảnh vô cùng khó khăn của đại dịch COVID-19 và những thiệt hại nặng nề do thiên tai bão lũ… song Việt Nam đã hoàn thành tốt cả ba trọng trách, góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Từ những thành tựu có được từ quyết định đổi mới toàn diện đất nước năm 1986 đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo. Sự nghiệp Đổi mới của chúng ta bắt đầu từ vượt khó, rồi giai đoạn bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình, và giờ thì xác định mục tiêu vươn tới thịnh vượng.

Từ Ðại hội XI (2011) đã nâng tầm từ hội nhập kinh tế sang "chủ động và tích cực hội nhập quốc tế" một cách toàn diện. Tư duy đối ngoại đa phương có bước chuyển quan trọng với Chỉ thị 25-CT/TW của Ban Bí thư năm 2018 về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, chuyển mạnh từ "tham dự" sang "chủ động tham gia" và phát huy vai trò "nòng cốt", dẫn dắt của Việt Nam.

Giao Linh
Ảnh: Hoài Bắc
Video: Tuấn Anh, Thành Huế, Nguyễn Lâm