{keywords}
{keywords}
{keywords}

Bê bối rò rỉ dữ liệu người dùng của Facebook liên quan đến Cambridge Analytica tiếp tục nóng lên trong tuần này. Nhiều thông tin cho thấy, ít nhất 87 triệu người dùng Facebook bị thu thập dữ liệu.

Con số đã tăng 37 triệu so với 50 triệu người dùng bị rò rỉ dữ liệu được phanh phui hôm 17/3.

Trong số đó, 10 quốc gia có số tài khoản Facebook bị thu thập dữ liệu nhiều nhất là Mỹ, Philippines, Indonesia, Anh, Mexico, Canada, Ấn Độ, Brazil, Việt Nam và Australia. Việt Nam có 427.446 tài khoản người dùng bị thu thập dữ liệu.

{keywords}

Mạng xã hội lớn nhất thế giới thừa nhận, con số này cao hơn nhiều so với những gì được biết đến từ trước tới nay, trên một bài viết của Mike Schroepfer, Giám đốc Công nghệ của Facebook.

Facebook cho biết họ cũng sẽ kết thúc tính năng cho phép người dùng tìm kiếm hồ sơ bằng cách sử dụng số điện thoại hoặc email cá nhân do các phần tử xấu có thể đã lạm dụng tính năng này và lấy được thông tin cá nhân từ các tài khoản.

Schroepfer đã viết: "Với quy mô và độ phức tạp của các hoạt động mà chúng tôi đã thấy, chúng tôi tin rằng đa số người dùng Facebook có thể đã có toàn bộ hồ sơ công khai bị nạo sạch dữ liệu bằng cách này. Vì thế, chúng tôi giờ đã vô hiệu hoá tính năng này."

Như vậy, số người dùng bị nạo sạch dữ liệu không rõ chính xác sẽ là bao nhiêu.

{keywords}

Cambridge Analytica là một công ty tư nhân chuyên về khai thác dữ liệu, môi giới và phân tích dữ liệu với truyền thông chiến lược chuyên dụng cho quá trình bầu cử.

Vào tháng 6/2014, một nhà nghiên cứu tên là Aleksandr Kogan đã phát triển một ứng dụng trắc nghiệm về tính cách con người trên Facebook. Khoảng 270.000 người đã cài đặt ứng dụng của Kogan trên tài khoản Facebook của họ.

Kogan đã cung cấp cơ sở dữ liệu chứa thông tin của 50 triệu người dùng Facebook cho công ty xác lập hồ sơ cử tri là Cambridge Analytica. Cambridge Analytica sử dụng nó để tạo ra hồ sơ “đồ họa tâm lý” của các cử tri.

{keywords}

Vụ bê bối dữ liệu người dùng được Christopher Wylie, một cựu nhân viên của Cambridge Analytica, đã nghỉ việc tại đây từ năm 2014, phanh phui việc công ty này đã thu thập dữ liệu của ít nhất 50 triệu người dùng Facebook.

Theo Wylie, công ty đã khai thác lỗ hổng của Facebook để thu thập dữ liệu hàng triệu tài khoản, và xây dựng những mô hình cho phép khai thác tất cả những điều chúng tôi đã biết về người dùng và nhắm đúng tâm lý của họ. Đó là cơ sở để công ty duy trì hoạt động.

Dữ liệu được thu thập nhằm mục tiêu quảng cáo cho khách hàng của Cambridge Analytica, bao gồm cả chiến dịch tranh cử tổng thống của Donald Trump.

{keywords}

Sau khi vụ bê bối dữ liệu người dùng Facebook vỡ lở, một làn sóng người dùng giận dữ và tẩy chay mạng xã hội lớn nhất hành tinh nổ ra.

Từ khoá #DeleteFacebook được chia sẻ rầm rộ trên Twitter và nhiều mạng xã hội khác. Từ khóa “Delete Facebook” (Xoá Facebook) được tìm kiếm kỷ lục theo Google Trends.

Ngay cả đồng sáng lập Brian Acton của WhatsApp, công ty mà Facebook bỏ 19 tỷ USD ra mua lại năm 2014, cũng kêu gọi bạn bè xóa Facebook.

Theo một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos, hơn một nửa người Mỹ được hỏi đang mất niềm tin vào mạng xã hội lớn nhất hành tinh.

{keywords}

CEO Mark Zuckerberg thừa nhận rằng Facebook đã mắc sai lầm và công ty của ông đã thất bại trong việc bảo vệ dữ liệu của khách hàng, đánh mất niềm tin của người dùng.

"Chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ dữ liệu của các bạn và nếu chúng tôi không thể làm điều đó, chúng tôi không xứng đáng được phục vụ các bạn.", Zuckerberg viết trong một bài đăng trên trang Facebook cá nhân sau bê bối.

{keywords}

Trả lời phỏng vấn độc quyền của CNN (tối 21/3 - giờ Mỹ), Mark Zuckerberg đã chính thức nhận lỗi: "Đây là một sự vi phạm nghiêm trọng về lòng tin và tôi thực sự xin lỗi vì những gì đã xảy ra".

Mark Zuckerberg đã thuê quảng cáo nguyên trang trên các báo Anh để xin lỗi về bê bối liên quan tới an ninh của Facebook.

Trong bài viết khá dài trên trang Facebook cá nhân, Zuckerberg cũng đưa ra một số mốc thời gian về bê bối dữ liệu Cambridge Analytica và hứa sẽ sớm khắc phục sự cố.

 

 

CEO Facebook cũng cho biết công ty sẽ điều tra tất cả các ứng dụng có "quyền truy cập vào số lượng lớn thông tin", đồng thời tiếp tục hạn chế việc các nhà phát triển truy cập vào dữ liệu của người dùng trong thời gian tới.

Một số chính sách cũng sẽ được phát triển giúp người dùng dễ dàng từ chối các nhà phát triển bên thứ ba thu thập thông tin cá nhân.

Tuy nhiên, Zuckerberg cho biết, để xử lý vấn đề bảo mật người dùng, Facebook phải cần đến vài năm nữa. “Tôi ước gì tôi có thể giải quyết tất cả những vấn đề này trong ba tháng hoặc sáu tháng, nhưng thực tế, cần cả một khoảng thời gian dài”, Mark Zuckerberg chia sẻ với trang Vox trong bài phỏng vấn mới đây.

{keywords}

Ngoài tất cả các thông tin được yêu cầu khai báo khi sử dụng các dịch vụ của Facebook, công ty này có thể đã âm thầm lưu trữ nhiều thông tin cá nhân của người dùng.

Sau bê bối, nhiều người đã phát hiện ra rằng, vấn đề dữ liệu cá nhân không chỉ gói gọn trong scandal Cambridge Analytica.

Tất cả những thao tác "thích", "bình luận", "chia sẻ" hay những "tự khai" (khoe với bạn bè) rằng bạn đang ở đâu, đang làm gì..., kể cả các nội dung được bạn đưa lên, trả lời bạn bè trên Facebook cũng lưu lại chi tiết. Cộng thêm các dữ liệu mà bạn đã cung cấp khi đăng ký vào mạng trước đó như tên, ngày sinh, số điện thoại, địa chỉ, đã học ở đâu, đang làm gì,... mà Facebook cố tình yêu cầu.

Không những thế, một số người dùng đã vô tình tìm thấy dữ liệu lịch sử cuộc gọi và tin nhắn thoại của họ suốt nhiều năm trong file dữ liệu Facebook khi tải về máy tính.

Nhiều người còn phát hiện, Facebook lén lưu trữ video riêng tư, dù rằng video đó chưa từng được đăng tải lên trang cá nhân.

Mới đây, Facebook cũng lên tiếng thừa nhận rằng họ đã quét nội dung các cuộc trò chuyện của người dùng trên ứng dụng Messenger để đảm bảo rằng nội dung đó đáp ứng được "các tiêu chuẩn cộng đồng". Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa Facebook đang "đọc trộm" các nội dung người dùng Messenger trao đổi với nhau.

{keywords}

Mất mát lớn nhất mà Facebook gánh chịu có lẽ như lời Mark Zuckerberg đó là lòng tin của người dùng.

Ngay khi scandal Cambridge Analytica được phanh phui, cổ phiếu Facebook liên tục lao dốc khiến thiệt hại vốn hoá của công ty này lên đến hàng trăm tỷ USD. Tài sản của CEO Mark Zuckerberg cũng vì thế mà tổn thất hàng chục tỷ USD.

{keywords}

Hàng loạt các công ty quảng cáo lớn trên thế giới tẩy chay mạng xã hội lớn nhất hành tinh. Những cái tên đình đám trong làng quảng cáo như ISBA, WPP, M&C Saatchi, Commerzbank, Mozilla, Sonos,... đều có những động thái rút lui hoặc xem xét việc có tiếp tục đặt quảng cáo trên Facebook hay không.

Trong một diễn biến mới nhất, CEO Facebook sẽ ra điều trần trước Ủy ban Năng lượng và Thương mại Mỹ vào 10h sáng 11/4 (giờ Mỹ) tới đây.

Uỷ ban Thương mại Liên bang (FTC) xác nhận rằng họ đang điều tra Facebook về vấn đề bảo mật quyền riêng tư sau bê bối công ty này. Nếu FTC kết luận Facebook sai phạm, công ty này có thể bị phạt tới lên tới hàng nghìn tỷ USD.

Hải Nguyên