{keywords}

Triều đại vua Lê Thánh Tông, gắn với niên hiệu Quang Thuận (1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497) đã để lại những di sản đặc biệt quý báu về xây dựng pháp luật và quản trị quốc gia. Trong thời trị vì của Vua Lê Thánh Tông, nước Đại Việt đã phát triển rực rỡ về mọi mặt, từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục đến quân sự.

Trong số những thành tựu đặc sắc của Triều Vua Lê Thánh Tông phải kể đến những thành công của công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính, xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước để quản lý thống nhất quốc gia.

Những giá trị và kinh nghiệm trong cải cách pháp luật và xây dựng bộ máy nhà nước dưới triều vua Lê Thánh Tông đã gợi mở nhiều bài học trong quá trình hiện thực hóa chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

{keywords}

Tại một Hội thảo khoa học quốc gia “Cải cách pháp luật và xây dựng bộ máy nhà nước dưới triều vua Lê Thánh Tông - Những giá trị lịch sử và đương đại” tổ chức nhân kỷ niệm kỷ niệm 520 năm ngày mất của vua Lê Thánh Tông, nhiều vị đại biểu Quốc hội, nhà nghiên cứu, khoa học pháp lý đã phân tích: ngày nay những quy định về tố tụng hình sự trong Bộ luật Hồng Đức vẫn còn giá trị thời sự, cần được soi chiếu và nghiên cứu thấu đáo.

{keywords}

Bộ Luật Hồng Đức (hay còn gọi Quốc triều hình luật; Lê Triều hình luật) là sản phẩm của một thời kỳ phát triển cực thịnh của chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam.

Nhiều nhà khoa học chỉ ra, trong quá trình soạn thảo Bộ luật Hồng Đức, nhà Lê đã kế thừa pháp luật bên ngoài, kế thừa hình thư đời Lý, đời Trần một cách sáng tạo cho phù hợp điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam thời kỳ đó. Có thể nói, xu hướng hưng thịnh của chế độ phong kiến nhà Lê, lòng nhân ái của các vị vua lỗi lạc như Lê Thánh Tông và quần thần của một triều đại đang lên cũng là yếu tố làm cho những quy định về luật tố tụng hình sự trong Bộ luật Hồng Đức mang trong mình nhiều yếu tố tiến bộ.

{keywords}

Những tài liệu nghiên cứu lịch sử cho thấy, Vua Lê Thánh Tông khẳng định với quần thần: Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các người phải cùng tuân theo, và đặt luật để trừ kẻ gian, sao dung được bọn coi thường pháp luật. Các tài liệu nghiên cứu trình bày tại cuộc hội thảo khoa học vừa qua khẳng định điều đó không chỉ được thể hiện trong cách thức tổ chức của bộ máy nhà nước, trong tuyển bổ quan lại, trong thực hiện quản lý nhà nước mà còn thể hiện rất rõ qua các văn bản pháp luật, đặc biệt thể hiện qua Quốc triều hình luật. Theo ngôn ngữ hiện đại, có thể thấy tinh thần "thượng tôn pháp luật" đã hình thành từ rất sớm trong lịch sử phát triển của Việt Nam.

Không chỉ là bộ luật chính thức của Việt Nam dưới thời Lê mà các triều đại sau này, cho đến hết thế kỷ thứ 18 vẫn lấy Bộ Luật Hồng Đức làm quy tắc mẫu mực, chỉ sửa đổi, bổ sung thêm một số điều khoản phụ cho thích hợp với hoàn cảnh xã hội đương thời.

{keywords}

Nghệ thuật cai trị của vua Lê Thánh Tông là sự kết hợp hài hòa giữa đức trị và pháp trị.

Trong khi coi "pháp luật là phép công của nhà nước, ta cùng các ngươi đều phải tuân theo", thì đồng thời ông cũng nói: Người ta khác với loài cầm thú là vì có lễ để làm khuôn phép giữ gìn".

Ông dùng pháp luật để bảo vệ thuần phong mỹ tục và dùng thuần phong mỹ tục để đưa con người hướng về chữ nhân, chữ nghĩa, biết phục tùng và sống theo pháp luật. 

Ông yêu cầu đội ngũ quan lại phải "lấy chữ lễ, nghĩa, liêm, sĩ mà dạy dân, khiến cho dân hướng về chữ nhân, chữ nhường, bỏ hết lòng gian phi, để cho dân được an cư, lạc nghiệp, giàu có và đông đúc".

{keywords}

Không chỉ răn dạy quan lại, bản thân ông cũng là tấm gương về đạo đức cho đội ngũ quan lại và thần dân noi theo. Tuy làm vua nhưng ông luôn tự khép mình theo kỷ cương phép nước, không cho phép mình đứng trên pháp luật, làm trái pháp luật.

Nhà vua luôn đề cao vai trò của pháp luật, chú trọng xây dựng và thực hiện pháp luật. Ông cho rằng: "Trị nước phải có pháp luật, không có pháp luật thì sẽ loạn. Đặt ra pháp luật là trên để răn dạy quan lại, dưới là để dân chúng trăm họ biết mà thực hiện. Mọi rối loạn đều bắt đầu từ sự rối loạn kỷ cương".

Căn cứ vào các văn bản luật, ông kiểm tra, giám sát, khen thưởng và xử phạt quan lại chính xác, hiệu quả.

Bộ máy kiểm tra, giám sát thường xuyên do các cơ quan chức năng như Ngự sử đài, Đô sát viện, Bộ hình, Lục tự... thực hiện. Khi ở một địa phương nào đó có tham nhũng hay những "vấn đề nóng" ông phái ngay những đoàn "Kinh lược đại sứ" của triều đình đến để xem xét, giải quyết. Những người dẫn đầu các đoàn "Kinh lược đại sứ" này đều là những người có uy tín, thường là rất công minh và nghiêm khắc.

{keywords}

Thực tiễn cuộc sống cho thấy, việc sắp xếp, cải tiến bộ máy, tinh giản biên chế không phải là vấn đề mới nhưng chưa bao giờ dễ dàng. 

Tuy nhiên, như tại Hội thảo nói trên, các đại biểu tham dự đã đúc kết về những giá trị, kinh nghiệm trong cải cách pháp luật và xây dựng bộ máy nhà nước dưới triều vua Lê Thánh Tông. Điều này góp phần gợi mở một số bài học trong quá trình hiện thực hóa chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. 

{keywords}

Theo đó, cần tiếp tục khẳng định và tuân thủ nguyên tắc “thượng tôn pháp luật” trong toàn bộ công việc quản trị quốc gia, từ xây dựng chính sách, pháp luật đến thi hành chính sách, pháp luật.

Từ xa xưa, ông cha ta đã xác định vai trò của thượng tôn pháp luật, không một ai nằm ngoài pháp luật, đứng trên pháp luật, nhất là cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước. Pháp luật không chỉ là công cụ quản lý xã hội của Nhà nước, quản trị quốc gia mà còn là công cụ để nhân dân làm chủ, giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước…

Học hỏi người đi trước, pháp luật hiện đại cần phải đáp ứng nhu cầu đổi mới, xây dựng đất nước, kiến tạo xu thế hội nhập với bên ngoài.

Kiều Oanh
Ảnh: Diệu Bình
Video: Thu Hằng HP, Ngọc Trang, Quang Thậm

18/12/2021 05:00 (GMT+07:00)