- Ladakh là khu vực bí ẩn của Ấn Độ, được biết đến với không khí trong lành, bầu trời xanh thẳm và cảnh sắc vô cùng kỳ thú. Những ai từng đặt chân đến đây đều có những trải nghiệm khó quên.
Đường qua đèo cao nhất thế giới Khardungla
Ladakh là một vùng đất với nhiều mảng kiến tạo địa chất được bao quanh bởi hai dãy núi hùng vĩ nhất, dãy Himalaya vĩ đại và dãy Karakoram, với cảnh quan núi non hoang vắng và xa xôi.
Cảnh đêm và sáng sớm ở Lakdakh
Ladakh từng là một trong những khu vực khó có thể tiếp cận và bị ngăn cấm. Khi nhắc về nơi này, dường như vẻ đẹp thuần khiết của vùng đất ít được nói đến hơn là những con đường cao nhất trên thế giới.
Ladakh thuộc bang Jammu và Kashmir, Ấn Độ. Với khí hậu trong lành và vẻ đẹp nguyên sơ, Ladakh thu hút du khách bởi bầu trời trong xanh, núi băng trắng và những cơn gió lạnh.
Trong quá khứ đây là vùng đất được tìm kiếm nhiều nhất do vị trí chiến lược đáng thèm muốn và thường được gọi là Kim cương Trung Á, nó còn mang tên khác là Little Tibet (Tiểu Tây Tạng).
Hồ Pangon, một trong những hồ cao nhất thế giới
Lịch sử của Ladakh mang đầy sự thú vị và đa dạng như chính vị trí địa lý của mình. Đối với nhiều quốc gia, Ladakh được sử dụng như một tuyến thương mại giữa Punjab (khu vực biên giới với Pakistan) và các thị trấn Trung Á của Yarkand và Khotan (thuộc tỉnh Tân Cương của Trung Quốc).
Các mặt hàng chính ở Ladakh bao gồm khăn choàng pashmina, gia vị, nghệ tây, tơ thô, thảm, đá quý…
Các tu sĩ bên hồ Pangon
Phần lớn người ta tin rằng những người định cư đầu tiên ở Ladakh là những tộc người sinh sống tại thung lũng Indus và Drass.
Cuộc sống ở Lakdakh ngày nay không còn quá biệt lập như trước kia
Chính sự phức hợp văn hóa từ các chủng tộc khác nhau đã để lại dấu ấn đậm nét và hình thành nên sự pha trộn thú vị trong văn hóa cũng như tôn giáo hiện tại, bao gồm Tây Tạng - Phật giáo, Hồi giáo và Kitô giáo.
Nhưng vì các rào cản địa lý của nó, Ladakh đã từng tách biệt về mặt đời sống và kinh tế. Chỉ sau năm 1962 khi đường cao tốc nối Srinagar và Leh - (thủ phủ) được xây dựng, sự mở rộng văn hóa và kinh tế mới thực sự bắt đầu.
Sau đó vào năm 1974, khu vực này mở cửa cho du lịch với những địa danh nổi bật nên thu hút một số lượng lớn du khách.
Sự mở cửa của một số khu vực hạn chế trước đây như thung lũng Nubra, mạch Dah-Hanu, hồ Pangong Tso và khu vực Rupshu vào năm 1994 cũng đã làm cho Ladakh ngày càng dễ tiếp cận hơn.
Lakdakh ngày nay là điểm du lịch hấp dẫn không chỉ bởi phong cảnh đẹp hùng vĩ mà còn do sự phức hợp về văn hóa từ các chủng tộc khác nhau
Biết và được khám phá Ladakh nhưng nhiều người trong số các du khách cũng có thể chưa từng được nghe về thảm họa lũ lụt đã từng xảy ra tại thủ phủ Leh vào tháng 8/2010.
Khi đó, một khối mây khổng lồ mang theo mưa khủng khiếp xảy ra trên Leh và vùng lân cận, vào tối ngày 5/8/2010, kéo theo một trận lũ cuốn trôi 71 ngôi làng, 255 người chết và hơn hai trăm người mất tích, gây thiệt hại nghiêm trọng cho toàn bộ khu vực.
Lũ lụt đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế của Ladakh trong năm 2010, đặc biệt tháng 8 là mùa du lịch cao điểm.
Cảnh đêm ở Lakdakh
Lũ lụt khủng khiếp tháng 8/2010 khiến lượng mưa tăng ở Ladakh trong vài năm nay. Các trận lũ nhỏ đã trở thành những sự cố thường xuyên gây sạt lở các tuyến đường liên thông trong khu vực.
Khí hậu ở Ladakh từ xa xưa là lạnh và khô, lượng mưa cực hiếm nên những ngôi nhà truyền thống của người dân nơi đây được làm từ những vật liệu đơn giản là gạch và bùn khô vẫn tồn tại được theo năm tháng.
Tuy nhiên, hiện nay, vật liệu này không chống chịu được lượng mưa đang tăng hàng năm do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, gây ra nhiều khó khăn trong việc bảo tồn.
Lý do cho sự thay đổi khí hậu này vẫn chưa rõ ràng, nhưng dù sao một thực tế phải được chấp nhận rằng Ladakh không còn là nơi khô ráo nhất trên thế giới nữa.
Tác giả Đặng Bình (thứ 2 từ phải sang) cùng nhóm bạn trong chuyến đi khám phá Lakdakh - Ấn Độ. Anh hiện là nhiếp ảnh gia tự do, thường xuyên cộng tác với nhiều tờ báo, tạp chí nước ngoài. Bộ ảnh vừa được anh thực hiện vào tháng 8/2018 trong chuyến đi kéo dài gần 1 tháng tại vùng Lakdakh.
Ảnh đẹp về cuộc sống thường ngày ở Hong Kong những năm 1970
Dưới đây là những bức ảnh của Keith Macgregor ghi lại những khoảnh khắc giản dị nhưng tuyệt đẹp về cuộc sống thường ngày ở Hong Kong những năm 1970.
Phú Yên đẹp như tranh qua ống kính nhiếp ảnh gia
Qua ống kính của Dương Thanh Xuân, miền biển Phú Yên đẹp đến nao lòng.
Ghé thăm ngôi làng đến từ quá khứ ở biên giới Ấn Độ - Tây Tạng
Không Internet, không điện thoại, không cột ATM, ngôi làng yên bình này khiến du khách cảm thấy như đang quay ngược về quá khứ của những thế kỷ trước.
Đặng Bình