Gaurav Patil, một người Ấn Độ đã sống và làm việc tại Việt Nam suốt 10 năm qua, đã không ngần ngại giới thiệu với bạn bè và người thân ở quê nhà về việc tổ chức 'ngày hạnh phúc trăm năm' ở Việt Nam.

"Xét về mặt chi phí, việc tổ chức đám cưới tại các khu nghỉ dưỡng cao cấp ở Việt Nam có giá rẻ hơn so với những resort hoặc khách sạn tương đương ở Ấn Độ. Tất cả các dịch vụ đều xứng đáng đồng tiền bát gạo. Tất cả các nhân viên người Việt đều có thể nói tiếng Anh. Do đó, việc giao tiếp không thành vấn đề", Patil, chàng trai gốc Madhya Pradesh, miền Trung Ấn Độ, cho biết.

{keywords}
Những khu nghỉ dưỡng hạng sang ở Phú Quốc là địa điểm lý tưởng để tổ chức các đám cưới xa hoa

Bản thân Patil cũng đã tổ chức đám cưới với một nữ đồng nghiệp người Việt tại một khu nghỉ dưỡng ở thị trấn ven biển miền Trung, Quy Nhơn hồi cuối năm 2019.

Tuy nhiên, theo anh một hạn chế khi lựa chọn tổ chức đám cưới ở nước ngoài là phải cân nhắc danh sách khách mời kỹ lưỡng hơn. Vì đa phần, đám cưới của người Ấn Độ thường có số lượng khách rất nhiều.

{keywords}
Số lượng khách mời trong các đám cưới của người Ấn Độ thường rất lớn

Đám cưới của Patil ở Việt Nam có khoảng 300 khách và tiêu tốn khoảng 60.000 USD. Tuy nhiên, theo ước tính một buổi lễ tương tự nếu tổ chức ở Ấn Độ sẽ có số lượng khách gấp đôi và chi phí cũng nhân lên gấp đôi.

Trong tháng 12/2021, các quan chức ngành du lịch của Việt Nam và Ấn Độ đã tổ chức một hội nghị trực tuyến để quảng bá Phú Quốc, hòn đảo lớn nhất của Việt Nam và Kerala, một đảo quốc ven biển phía tây nam Ấn Độ, như hai điểm đến lý tưởng để các cặp đôi tổ chức đám cưới.

Phú Quốc được đánh giá là 'trụ cột' trong nỗ lực vực dậy ngành du lịch của Việt Nam. Theo số liệu chính thức, doanh thu du lịch của 'Đảo Ngọc' chiếm khoảng 10% GDP của cả nước trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Tháng 11 năm ngoái, Phú Quốc, nơi có những bãi biển đẹp như tranh, những rạn san hô và thác nước đầy nguyên sơ, chính thức chào đón hơn 200 du khách Hàn Quốc, những người nước ngoài đầu tiên đặt chân đến Việt Nam sau gần hai năm áp dụng các lệnh hạn chế đi lại vì ảnh hưởng của đại dịch.

{keywords}
Những du khách Hàn Quốc đầu tiên đặt chân tới Phú Quốc hồi tháng 11 vừa qua

Sau hơn một tháng mở cửa, hòn đảo lớn nhất Việt Nam đã đón hơn 1.000 du khách nước ngoài đến từ các quốc gia như Thái Lan, Lào, Uzbekistan và Kazakhstan. Tuy nhiên, đây chỉ là một con số hết sức khiêm tốn so với năm 2019, khi có 5,3 triệu lượt khách tới thăm Phú Quốc, dù đa phần vẫn là các khách nội địa.

Cùng năm đó, ngành du lịch thu về 32,8 tỷ đô la Mỹ. Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, tính từ năm 2014 tới năm 2019, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản là những quốc gia có du khách tới thăm Phú Quốc nhiều nhất. Trong những năm gần đây, chỉ riêng khách Trung Quốc đã chiếm khoảng một phần ba lượng khách du lịch trong nước, trong khi khách đến từ Ấn Độ chỉ chiếm chưa đến 1%.

{keywords}

Du lịch Việt Nam đã được quảng bá rộng rãi hơn đến du khách quốc tế khi một cặp đôi tỷ phú người Ấn Độ đã lựa chọn Phú Quốc trở thành địa điểm tổ chức một 'siêu đám cưới' hồi năm 2019. Đám cưới của Kaabia Grewal, người đồng sáng lập dòng trang sức thời trang cao cấp và Rushang Shah, con trai của người sáng lập kiêm Chủ tịch Ngân hàng Quốc gia Ấn Độ có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã nhận được nhiều sự chú ý và tán dương của giới truyền thông.

{keywords}
Đám cưới xa hoa của hai tỷ phú Ấn Độ tại Phú Quốc hồi năm 2019

Sự kiện có khoảng 700 khách mời và hơn 100 nghệ sĩ quốc tế tới biểu diễn này được mô tả như một "đám cưới siêu bự", theo cách nói của người Ấn Độ. Thời điểm đó, đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, ông Phạm Sanh Châu là người đã góp phần thuyết phục cặp đôi tỷ phú lựa chọn Phú Quốc để tổ chức ngày trọng đại.

{keywords}
Gia đình đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu (ngoài cùng bên phải) tham dự đám cưới 'thế kỷ'

Jyoti Mayal, chủ tịch Hiệp hội Đại lý Du lịch Ấn Độ, một trong những hiệp hội lâu đời nhất quốc gia tỷ dân, đã tham gia hội nghị trực tuyến hồi tháng trước, cho biết các công ty ở Ấn Độ coi tổ chức đám cưới là một công việc kinh doanh quanh năm. Đồng thời, ông cũng nói thêm rằng xu hướng tổ chức đám cưới ở nước ngoài có thể coi là "một hình thức thúc đẩy thương mại du lịch giữa hai nước”.

Ông Mayal cho biết hiệp hội của mình “rất vui mừng khi có thể cùng các đối tác lâu năm quảng bá Việt Nam như một điểm đến tổ chức đám cưới thuận lợi nhất” nhờ “cơ sở hạ tầng phát triển tốt, các bãi biển và hệ thống các điểm du lịch khác”. Ngoài ra, ngài Chủ tịch cũng so sánh Việt Nam như quê hương thứ hai của người Ấn Độ.

{keywords}

Manvir Singh, Giám đốc điều hành của Shanqh Luxury Events, một công ty tổ chức tiệc cưới có trụ sở tại New Delhi, chuyên phục vụ các cặp đôi Ấn Độ muốn kết hôn tại Việt Nam, cho biết Phú Quốc là “một điểm đến hấp dẫn để tổ chức các đám cưới”.

{keywords}
Các đơn vị tổ chức đám cưới tại Ấn Độ mong nhận thêm nhiều hỗ trợ hơn từ phía Việt Nam

Ông nói: “Việt Nam đang dần là điểm đến phổ biến với các cặp đôi Ấn Độ muốn tổ chức đám cưới ở nước ngoài. Sau khi vượt qua những ảnh hưởng của đại dịch, hy vọng trong tương lai việc hợp tác du lịch giữa hai nước sẽ tươi sáng hơn".

Công ty của Singh là đơn vị nhận tổ chức tiệc cưới trọn gói tại các khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp nhất Việt Nam, đồng thời cung cấp cho khách hàng các dịch vụ được thiết kế riêng theo yêu cầu và chế độ ăn uống của người Ấn Độ. Tuy nhiên, anh chia sẻ rằng công ty mình chưa nhận được nhiều sự giúp đỡ của giới chức địa phương.

{keywords}
Thông qua việc tổ chức các đám cưới, Việt Nam sẽ có cơ hội nhận được nhiều đầu tư hơn từ phía các doanh nghiệp Ấn Độ

“Hiện chúng tôi vẫn chưa nhận được nhiều sự giúp đỡ của giới chức địa phương. Ở những quốc gia như Bahrain, chính phủ hỗ trợ chúng tôi rất nhiều", CEO của Shanqh Luxury Events cho biết.

Đỗ An (Theo SCMP)