{keywords}
{keywords}

Theo Bộ trưởng Tô Lâm, việc xây dựng, tổ chức bộ máy CAND là quá trình vận động không ngừng, có tính lịch sử. Lực lượng CAND đã có 72 năm hoạt động và trưởng thành, trong đó 36 năm có cấp tổng cục, và 36 năm không có cấp tổng cục.

Đã có rất nhiều lần cải cách, với mục tiêu đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ chính trị của ngành công an và phù hợp với sự phát triển của đất nước.

Quyết định đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của lực lượng CAND lần này nằm trong chủ trương lớn của Đảng, được thực hiện một cách bài bản, khoa học, thận trọng, khách quan.

XEM CLIP:

{keywords}

Nói đến tinh gọn bộ máy là “cắt ghế, giảm người”, cụ thể ở đây là bỏ 6 Tổng cục, không còn 6 Tổng cục trưởng và mấy chục Tổng cục phó nữa. Vậy Đảng ủy Công an TƯ, lãnh đạo Bộ Công an đã có giải pháp gì để an lòng cán bộ, chiến sĩ, nhất là đối với những người chịu tác động trực tiếp khi sắp xếp lại bộ máy, thưa Bộ trưởng?

Phải nói rằng việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tuy không ảnh hưởng tới chức năng, nhiệm vụ của lực lượng CAND nhưng có những tác động nhất định và khó khăn trong bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy và thực hiện chế độ chính sách, tư tưởng, tâm tư tình cảm cho cán bộ, chiến sĩ tại những đơn vị giải thể, sáp nhập.

{keywords}

Đảng ủy Công an TƯ, Bộ Công an luôn tuân thủ nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng CAND, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công tâm.

Chúng tôi luôn lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp xác đáng của cán bộ lãnh đạo chủ chốt, các thế hệ cán bộ lão thành, đồng thời hành động quyết liệt, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn.

Cùng với đó là tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về mục tiêu sắp xếp tổ chức bộ máy.

Lãnh đạo Bộ luôn động viên cán bộ, chiến sĩ nêu cao tinh thần gương mẫu, hy sinh một phần quyền lợi cá nhân vì lợi ích chung.

{keywords}

Song song với đó là chủ động tham mưu, đề xuất áp dụng, thực hiện chế độ, chính sách bảo đảm không để ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của số cán bộ chịu sự tác động trực tiếp trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.

Những ngày đầu, khi mới có chủ trương bỏ cấp trung gian, ý kiến của cán bộ, chiến sỹ trong Bộ như thế nào, nhất là những người bị ảnh hưởng trực tiếp?

Lúc đầu, đa số anh em đồng ý nhưng cũng có nhiều ý kiến còn băn khoăn. Đặc biệt, một số cán bộ hưu trí, cán bộ lão thành có những người cả cuộc đời gắn bó với tổng cục, có rất nhiều tình cảm, kỷ niệm khi nghe không còn tổng cục nữa cũng băn khoăn.

{keywords}

Vì vậy, chúng tôi tổ chức những “hội nghị Diên Hồng” để trưng cầu ý kiến, đóng góp, phân tích, đồng thời có điều kiện để giải thích, nói rõ những quan điểm, chủ trương để tạo sự đồng tình.

Cuối cùng các cấp đều ủng hộ, đặc biệt Đảng uỷ Công an TƯ, trong tập thể bỏ phiếu, phát biểu ý kiến, từ lãnh đạo tập trung lan toả đến cán bộ chiến sỹ. Cho đến nay, mọi người đều thấy đây là việc làm đúng và có hiệu quả, cán bộ chiến sỹ đồng tình ủng hộ.

{keywords}

Bộ trưởng đánh giá thế nào về những cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi hay đang ở vị trí cao lại xuống giữ chức vụ thấp hơn?

{keywords}

Tôi cho rằng đấy là một sự hy sinh. Chúng tôi đánh giá cao những đóng góp, hành xử, quyết định ấy của các đồng chí.

Chúng tôi cũng đề xuất với TƯ duy trì chính sách, chế độ của các đồng chí. Người ta hy sinh như vậy rất cần được tôn trọng và Đảng, Nhà nước cần có chính sách hài hoà, góp phần làm ổn định tư tưởng.

{keywords}

Trong quá trình sắp xếp bộ máy, Bộ trưởng có nhận được những tin nhắn, cuộc gọi góp ý hay chia sẻ động viên không?

Cũng có nhiều bác động viên, thậm chí có ca ngợi. Chúng tôi nghĩ đây mới là kết quả bước đầu. Còn để tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả đòi hỏi phải có thời gian va chạm thực tiễn thì mới có đánh giá kết luận được.

Thậm chí có những bác ca ngợi quá, thấy đóng góp này đúng là sự thay đổi phù hợp. Có những ý kiến phê phán lại việc tổ chức bộ máy cũ, trách nhiệm của các đồng chí cũ.

Tuy nhiên đánh giá về bộ máy thì từng thời kỳ đều rất phù hợp và mỗi giai đoạn đều hoàn thành tốt sứ mạng lịch sử của mình. Bây giờ tình hình mới, nhiệm vụ mới, chủ trương của Đảng có những đổi mới thì phải thực hiện, không thể gọi là để phê phán lại lịch sử.

{keywords}
{keywords}

Một trong những lo ngại dư luận đặt ra khi sắp xếp bộ máy là tình trạng “chạy chức, chạy ghế”. Bộ Công an đã có những giải pháp gì để tránh tình trạng này?

Ngay giữa năm 2017, Đảng ủy Công an TƯ, Bộ Công an đã thực hiện nghiêm túc việc dừng bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong toàn lực lượng.

Bộ cũng siết chặt kỷ cương, kỷ luật, xây dựng khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí bố trí cán bộ công an các cấp…

{keywords}

Việc sắp xếp được thực hiện khẩn trương ngay khi Chính phủ ban hành Nghị định 01. Anh em cũng nói đùa là triển khai ngay thế này thì làm gì có thời gian để “chạy”.

Nói một câu rất đơn giản, tổ chức bộ máy là có hiệu lực thi hành ngay, là việc nếu không chuẩn bị kỹ thì rất khó khăn.

Nhất là đối với công an còn là cơ quan tư pháp, không một ngày, một giờ nào để trống được các hoạt động của tư pháp, của pháp luật mà không được bảo đảm thực hiện.

Ví dụ như cơ quan điều tra không thể không có thủ trưởng, điều tra viên được. Vụ án xảy ra mà bảo không có người để thực hiện theo trình tự tố tụng, không khởi tố vụ án là vi phạm luật ngay. Bộ máy, con người phải hoàn thiện ngay.

Hay như các đơn vị hành chính như cấp CMND, hộ chiếu, cũng không để một giờ, một ngày nào nhân dân không được phục vụ.

Ngoài ra, Bộ đã xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể đối với từng cấp ủy, tổ chức Đảng, Công an các đơn vị, địa phương và người đứng đầu phải nêu gương… Từ đó tránh mức thấp nhất những hiện tượng tiêu cực mà xã hội thường chú ý, phản ánh.

Tuy nhiên, đây mới là một quá trình mở đầu, thời gian tới còn nhiều việc phải tiếp tục làm, tiếp tục đánh giá hiệu quả để hoàn thiện.

{keywords}
{keywords}

Thu Hằng - Hiền Anh - Ảnh: Phạm Hải - Thiết kế: Trần Hằng