Mặc dù yêu cầu đầy tính nhân văn này có lẽ đúng là việc cần làm để chặn đứng đại dịch nhưng sẽ không thể xảy ra hoặc sẽ không xảy ra kể cả khi có thể.

{keywords}

Nam Phi và Ấn Độ đã đề xuất lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) việc miễn trừ giấy phép đối với các sáng chế trong trường hợp khẩn cấp quốc gia dựa trên Tuyên bố Doha về Hiệp định các khía cạnh thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS). 

Việc này sẽ cho phép các quốc gia buộc các công ty dược phải chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc-xin Covid-19 cho các công ty khác để việc sản xuất được triển khai rộng rãi. Đề xuất miễn trừ này cũng có nghĩa là các công ty đang sở hữu bằng sáng chế sẽ phải chia sẻ kiểu dáng công nghiệp, bản quyền và bí mật thương mại, chưa kể đến các điều khoản về máy thở, bộ dụng cụ chẩn đoán và trang thiết bị bảo hộ.

Đề xuất miễn trừ được đưa ra thảo luận vào tháng 10/2020 nhưng các bên đã không đạt được thỏa thuận nào về cách thức miễn trừ đối với các quy định trong Hiệp định TRIPS. 

Mỹ, Anh, EU, Nhật Bản và Thụy Sĩ đều phản đối bằng cách này hay cách khác. Sự miễn trừ chỉ được thông qua với điều kiện toàn bộ 164 quốc gia thành viên WTO bỏ phiếu tán thành. Đây có vẻ là một nhiệm vụ bất khả thi.

Mỹ tuyên bố ủng hộ về mặt nguyên tắc nhưng lại yêu cầu toàn bộ 164 nước thành viên đàm phán việc miễn trừ bằng phương thức thoả thuận bằng văn bản. Điều này có nghĩa là mỗi quốc gia phải đưa ra cam kết và mong muốn của mình bằng văn bản, sau đó các văn bản này được chia sẻ đến tất cả các thành viên còn lại cho đến khi toàn bộ 164 quốc gia đạt được một thoả thuận chung.

Các cuộc đàm phán bằng văn bản sẽ phải mất nhiều tháng trời, đôi khi phải nhiều năm. Kể cả nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, các nước thành viên cũng không thể đạt được sự đồng thuận trước tháng 11-12 năm nay khi các bộ trưởng Thương mại gặp nhau ở vòng đàm phán tiếp theo. Nhiều chuyên gia tin rằng, nếu có thể thì việc miễn trừ sẽ được thông qua sớm nhất là trong năm 2022.

{keywords}

Đề xuất miễn trừ của WTO được đưa ra trên cơ sở giả định là việc chia sẻ quyền sáng chế cho các nhà sản xuất khác ở các quốc gia khác sẽ là “giải pháp thần kỳ” cho vấn đề tiếp cận vắc-xin toàn cầu. Trên thực tế, việc chia sẻ bản quyền sáng chế hầu như không giải quyết được vấn đề gì.

Moderna là nhà sản xuất vắc-xin Covid-19 hàng đầu. Tháng 10/2020, Ấn Độ và Nam Phi đưa ra đề xuất miễn trừ và Moderna đã tuyên bố chia sẻ bản quyền sáng chế. Cho đến nay, chưa có nhà sản xuất nào tận dụng sự miễn trừ này.

{keywords}

Tại sao không? Bởi có quyền sở hữu trí tuệ chỉ là khâu đầu tiên trong sản xuất và phân phối vắc-xin, sau đó còn rất nhiều vấn đề khác cần phải được giải quyết.

Yếu tố đầu tiên cần tính đến là chuỗi cung ứng toàn cầu. Vắc-xin có chứa các thành phần không phổ biến trên thị trường. Những thành phần này phải được thu mua từ nhiều mắt xích khác nhau trong chuỗi cung ứng. Hầu hết các nhà sản xuất đều ký hợp đồng mua nguyên liệu thô từ các nhà cung cấp. Nhà sản xuất mới tham gia vào thị trường sẽ phải tạo các chuỗi cung ứng của mình.

Ngay cả khi việc này có thể thực hiện thì chuỗi cung ứng đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch và trong nhiều trường hợp đang rất có vấn đề. Ấn Độ, nhà sản xuất vắc-xin hàng đầu của thế giới, đã phải nhập khẩu nguyên liệu khan hiếm từ Mỹ để có thể tiếp tục sản xuất. Điều này khiến chúng ta nhớ đến một vấn đề tương tự về sự khan hiếm của chip máy tính. Việc cố gắng tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu vào lúc này có thể sẽ khiến tình hình trở nên lộn xộn hơn nữa.

Một vấn đề khác đặt ra là việc sản xuất vắc-xin bao gồm hàng trăm công đoạn và việc giám sát kiểm soát chất lượng bao gồm hàng ngàn điểm kiểm tra. Khâu đang thiếu hiện nay trong sản xuất vắc-xin là đội ngũ chuyên gia có trình độ tay nghề và máy móc thiết bị.

Pfizer, nhà sản xuất vắc-xin hàng đầu, đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trong tuyển dụng lực lượng lao động có tay nghề cao để đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Chuỗi cung ứng và năng lực sản xuất sẽ là rào cản lớn đối với các nỗ lực mở rộng khả năng tiếp cận vắc-xin Covid-19 toàn cầu.

{keywords}

Ngay cả khi các chính phủ có thể ép buộc được các công ty dược chia sẻ quyền sở hữu trí tuệ và các vấn đề về chuỗi cung ứng, năng lực sản xuất có thể được giải quyết, vẫn có những lý do chính đáng để WTO không thông qua việc miễn trừ.

Việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đồng nghĩa với việc các công nghệ mới sẽ được trao vào tay các quốc gia có mục đích khai thác bất chính. Các nước muốn “hất cẳng” Mỹ khỏi vị thế hiện tại và các nước phát triển khác trong lĩnh vực kinh doanh vắc-xin và công nghệ sinh học vốn đã luôn muốn có được quyền sở hữu trí tuệ và quy trình sản xuất vắc-xin. Một khi quyền này rơi vào tay họ thì việc sản xuất vắc-xin và thuốc generic sẽ không cần phải chờ đợi lâu.

Nhiều người cũng tin rằng việc này sẽ có thể dẫn đến việc sản xuất vắc-xin giả khi công nghệ này được phổ biến rộng rãi.

{keywords}

Ở phương diện nội bộ nước Mỹ, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã đưa ra cam kết chính sách Nước Mỹ trên hết. Đó là chính sách phát triển và sản xuất công nghệ ở phạm vi nội địa thay vì xuất khẩu. Chia sẻ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc-xin Covid-19 đồng nghĩa với vi phạm lời hứa mà chính quyền ông Biden đã cam kết với ngành công nghiệp Mỹ.

Nhiều người khác thì cho rằng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ kìm hãm sự đổi mới vì các công ty sẽ không có động lực để đầu tư phát triển các sản phẩm mà sau đó họ không được giữ quyền sở hữu. 

Ví dụ, hiện nay, các nhà sản xuất vắc-xin đang nghiên cứu để đưa ra mũi tiêm nhắc lại và thuốc điều trị tiếp nối để tăng khả năng miễn dịch với Covid. Liệu họ có tiếp tục làm việc đó hay không nếu những gì họ phát minh ra sẽ được trao vào tay người khác? Liệu họ có tiếp tục phát triển vắc-xin cho các đại dịch khác trong tương lai hay không nếu những phát minh của họ sẽ phải chia sẻ?

Sự phát triển kinh tế phụ thuộc vào quyền sở hữu trí tuệ. Việc miễn trừ đặt ra một tiền lệ nguy hiểm cho việc chính phủ có thể can thiệp và nắm giữ quyền “sở hữu” đối với các phát minh. Một số chuyên gia lo ngại rằng đại dịch sẽ thúc đẩy một số chính phủ "xã hội hóa" các phát minh đổi mới mà không mang lại điều gì tốt đẹp hơn.

Lý do cuối cùng là các công ty dược phát triển các sản phẩm được cấp bằng sáng chế mang lại lợi nhuận vượt mức để họ có đủ khả năng hạ giá thành của các sản phẩm khác cho người tiêu dùng và có ngân sách đầu tư vào nghiên cứu phát triển sản phẩm. 

Cụ thể như, các công ty dược áp mức giá cao đối với người tiêu dùng Mỹ để có thể phân phối cùng loại sản phẩm đó với giá thành thấp hơn cho các quốc gia thu nhập thấp. Họ lấy lợi nhuận để bù đắp cho chi phí nghiên cứu phát triển. Việc miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ sẽ gây tác động xấu đến thị trường, lợi nhuận doanh nghiệp và hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm.

{keywords}

Một số ý kiến cho rằng. các vấn đề nêu trên có thể được giải quyết thông qua một Chiến dịch vắc-xin thần tốc mới, kế thừa chính sách của Tổng thống Donald Trump thực hiện trước đó để sản xuất vắc-xin Covid an toàn, khả thi trong vòng chưa đầy 1 năm, thay vì 4-10 năm như quy trình thông thường.

Đây là một ý tưởng hay, nhưng không khả thi. Mỹ đã chi hàng tỷ USD để đảm bảo các công ty dược sẽ nhận được khoản tài trợ của chính phủ kể cả trong trường hợp họ không sản xuất được loại vắc-xin hiệu quả. Nước này cũng huy động cả năng lực quân sự để đảm bảo vắc-xin được phân phối toàn quốc. Cùng với đó, các tổ chức cả khu vực công và tư nhân đã được thành lập để triển khai tiêm phòng cho các nhóm dân dễ tổn thương. Cho đến nay, chưa một quốc gia nào khác có thể nhân bản mô hình này.

Ngoài ra, WHO đã triển khai Chương trình COVAX để phân phối vắc-xin cho các quốc gia toàn cầu. Các nước phát triển tặng vắc-xin và cấp viện trợ để giúp tăng cường khả năng tiếp cận vắc-xin. Chương trình này đã không đáp ứng được nhiều như mong đợi. Các khoản tài trợ và lượng vắc-xin đã hứa vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Do đó, khó có khả năng các quốc gia toàn cầu triển khai được Chiến dịch vắc-xin thần tốc mới trong khi Chương trình COVAX vẫn còn đang đình trệ.

{keywords}

Thực tế cho thấy rằng kể cả nếu WTO miễn trừ giấy phép đối với các sáng chế trong trường hợp khẩn cấp quốc gia dựa trên Tuyên bố Doha về Hiệp định TRIPS thì cũng không có nghĩa là vấn đề tiếp cận vắc-xin toàn cầu sẽ được giải quyết bất chấp những nỗ lực có thiện chí của các bên.

Nhưng kể cả trong trường hợp có một phép màu nào đó khiến các vấn đề đều được giải quyết thì dòng chảy vắc-xin cũng không thể có đủ thời gian để đến kịp tay người cần trong nỗ lực ngăn chặn đại dịch.

Đây quả thực là một điều vô cùng đáng lo ngại và đầy nghịch lý vì nếu để các nước có thu nhập thấp và trung bình rơi vào tình trạng tương tự như làn sóng Covid thứ hai hoặc thứ ba đang càn quét toàn cầu, các nước này sẽ làm bùng lên một làn sóng mới bởi họ không có phương cách nào để ngăn chặn đại dịch.

Tiến sỹ Terry F. Buss - Chuyển ngữ: Đào Thúy

Thiết kế: Lã Hồng

Chủ nghĩa dân tộc vắc-xin

Chủ nghĩa dân tộc vắc-xin

Chủ nghĩa dân tộc vắc-xin trở thành đáng báo động, khi các chính trị gia dù trước đó chỉ trích Tổng thống Mỹ thứ 45 về chủ thuyết “nước Mỹ trên hết”, tập trung cho việc có vắc-xin và tiêm chủng cho dân chúng của mình.