Các phương tiện truyền thông - phát thanh truyền hình, thông tấn, báo in, báo điện tử và truyền thông xã hội - ngập tràn những bài viết theo phong cách tự sự báo chí, cả cực tả và cực hữu, thúc đẩy tầm nhìn mà phe của họ đưa ra cho nước Mỹ. Cả hai phe cánh tả và cánh hữu đều đang rắp tâm giành bá chủ bằng cách lan toả thông tin sai lệch, sai sự thật và thiên kiến. 

Hãy cùng điểm qua một số nội dung đang chiếm sóng truyền thông trong vài tuần qua. Những bài tự sự báo chí của phe cánh tả chiếm ưu thế vượt trội, nhưng lý do đơn thuần là vì lực lượng truyền thông cánh hữu có số lượng ít hơn. 

{keywords} 

Một đề tài yêu thích của truyền thông là so sánh hiệu suất của Tổng thống đương nhiệm với những người tiền nhiệm. Tổng thống Donald Trump được so sánh với cựu Tổng thống Barack Obama - kết quả là ông Trump luôn ở mức tiêu cực: 90-95% bài báo về ông là tiêu cực, theo một số nghiên cứu đáng tin cậy. 

Hiện giờ, Tổng thống Joe Biden đang được so sánh với cựu Tổng thống Trump theo một cách hoàn toàn ưu ái. Vấn đề ở chỗ, sự so sánh đó mang tính thiên kiến bởi báo chí không đặt các con số trong bối cảnh. 

Gần như mọi phương tiện truyền thông đều đưa tin ông Biden (tỷ lệ ủng hộ: 52%) làm tốt hơn ông Trump (tỷ lệ ủng hộ: 42%) trong 100 ngày đầu tiên nắm quyền.

Báo chí cánh tả cho rằng đây là một kết quả tuyệt vời đối với ông Biden, một kết quả chưa từng thấy kể từ thời Tổng thống Franklin Roosevelt vào những năm 1930-40. Tuy nhiên, khi lấy tỷ lệ đó so sánh với cựu Tổng thống Ronald Reagan (tỷ lệ ủng hộ: 73%), Bill Clinton (59%) và Barack Obama (69%), chúng ta sẽ có một cách nhìn khác về hiệu suất thực sự. 

Tiếp đến là xếp hạng Thông điệp Liên bang của ông Biden và ông Trump. Báo chí đưa tin, theo khảo sát của đài CBS, Thông điệp liên bang của ông Biden nhận được 85% tỷ lệ ủng hộ, cho rằng đây là một trong những bài phát biểu tuyệt vời nhất của một Tổng thống. Tuy nhiên, thực tế là đa số người được hỏi trong khảo sát này của CBS là người theo Dân chủ.

Trong một khảo sát của đài CNN, với cách chọn mẫu không thiên kiến, kết quả cho thấy Thông điệp Liên bang của ông Trump đạt tỷ lệ 57% ủng hộ trong khi của ông Biden là 52%. 

{keywords} 

Dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump, báo Washington Post (WaPo) đã thiết lập một đơn vị với nhân sự hùng hậu chịu trách nhiệm kiểm chứng thông tin để lọc ra các tuyên bố gây hiểu lầm hoặc sai sự thật của ông Trump đưa ra trên Twitter và các phương tiện truyền thông khác.

WaPo đã kiểm được 30.573 tuyên bố sai của ông Trump trong cả nhiệm kỳ 4 năm, riêng trong 100 ngày đầu tiên đã có 511 tuyên bố mang thông tin sai lệch, theo WaPo. 

Ngược lại, ông Biden chỉ cố ý đưa ra 67 tuyên bố sai hoặc gây hiểu lầm trong 100 ngày đầu tiên của mình. Nhưng các phương tiện truyền thông lại không đề cập đến lý do của sự chênh lệch giữa hai Tổng thống: Ông Biden hiếm khi xuất hiện trên Twitter, chỉ xuất hiện trong một cuộc họp báo duy nhất, ít xuất hiện trước công chúng và chỉ đưa ra những bình luận có kịch bản được chuẩn bị trước. 

{keywords}

Tháng 4, WaPo tuyên bố ngừng “kiểm chứng thông tin” đối với ông Biden vì số lượng tuyên bố ông ấy đưa ra quá nhỏ để phân tích. Các tờ báo bảo thủ lập tức chạy hàng tít không chính xác khi nói rằng WaPo ngừng kiểm chứng thông tin vì ông Biden luôn chỉ nói sự thật. 

Các nghiên cứu độc lập phát hiện ra rằng các tổ chức “kiểm chứng thông tin” về cơ bản đều mang thành kiến với phe bảo thủ và nhiều khả năng họ đã không kiểm chứng các quan điểm của phe tự do. 

{keywords} 

Mới đây, một cảnh sát ở thành phố Columbus, tiểu bang Ohio, vừa kịp có mặt tại hiện trường vụ ẩu đả khi một nữ thanh niên chuẩn bị đâm dao vào một người khác. Viên cảnh sát đã nổ súng, giết chết kẻ tấn công và cứu thoát nạn nhân. Người cầm dao bị bắn chết là người da đen, sĩ quan cảnh sát là người da trắng. 

Ngay lập tức, báo chí đăng tải đoạn video về vụ nổ súng được quay từ camera cá nhân của sĩ quan cảnh sát. Đài NBC News đã biên tập lại đoạn video, cắt bỏ đoạn khuôn hình có con dao rơi xuống đất. Đồng thời họ cũng biên tập lại đoạn băng ghi âm cuộc gọi khẩn cấp của gia đình nạn nhân đến đường dây nóng của cảnh sát. 

Đài NBC đã cắt bỏ đoạn ghi âm khi người gọi nói về việc tấn công bằng dao đang xảy ra. Mục đích của việc biên tập này là: vẽ ra một câu chuyện tự sự báo chí rằng các sĩ quan cảnh sát người da trắng đang ra tay giết hại những người da đen phi vũ trang. 

Để tạo hình ảnh có lợi cho kẻ tấn công trong vụ việc này, báo chí cánh tả mô tả nữ thanh niên đó là một người tốt, hôm đó chỉ đơn giản là một ngày tồi tệ của cô ta và con dao thì rất nhỏ. Viên cảnh sát qua lăng kính của báo chí trở thành một kẻ phân biệt chủng tộc “hung hãn”. 

Một ví dụ khác là bà Stacy Abrams, một nhà hoạt động người da đen đã quyên góp được hàng triệu USD để ủng hộ việc xóa bỏ thiên kiến trong bầu cử đối với cử tri da đen. Khi tiểu bang Georgia thông qua luật bầu cử mới giúp việc bỏ phiếu dễ tiếp cận hơn và ít bị gian lận hơn, bà Abrams đã vận động một chiến dịch trừng phạt Georgia vì đã ban hành luật này. Thực tế, luật này chỉ tương tự như luật hiện hành tại 30 tiểu bang khác ở Mỹ và luật này giúp tăng lượng người da đen đi bỏ phiếu. 

Bà Abrams đã gặp người đứng đầu Liên đoàn Bóng chày Mỹ và thuyết phục (hoặc theo cách nhìn của các nhà phê bình là đe dọa), yêu cầu Liên đoàn phải rút toàn bộ các trận đấu All Stars khỏi Atlanta. Atlanta là thành phố có hơn một nửa dân số là người da đen và luôn tự hào có nền kinh tế sôi động nhất của các doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nhân và các nhà đầu tư.

Hậu quả của việc này là Atlanta thiệt hại 100 triệu USD doanh thu liên quan đến các trận đấu, mà phần lớn doanh nghiệp bị ảnh hưởng là của người da đen. 

Khi nhìn thấy những thiệt hại của việc này, USA Today, một tờ báo mang khuynh hướng cấp tiến, đứng đầu ở Mỹ về số lượng phát hành, đã cho phép bà Abrams cắt sửa lại tuyên bố đầy tự đắc trước đó về việc đã phá hoại được các trận đấu All Stars và rằng bà không có trách nhiệm gì với hậu quả xảy ra. Tờ USA Today vẫn đăng tải bản sửa như đây là bài báo gốc. 

{keywords} 

Thượng nghị sĩ Tim Scott, một đảng viên Cộng hòa người da đen, đại diện cho tiểu bang Nam Carolina, đã có bài phát biểu trên truyền hình toàn quốc, phản bác lại quan điểm trong Thông điệp Liên bang của ông Biden. Ông Scott cho rằng ở Mỹ có một số người còn mang tư tưởng phân biệt chủng tộc, nhưng nước Mỹ đã thoát khỏi quá khứ phân biệt chủng tộc, đồng thời thừa nhận đất nước vẫn còn nhiều việc phải làm. 

Ngay ngày hôm sau, cả Tổng thống Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris đều tuyên bố nước Mỹ không phải là một quốc gia phân biệt chủng tộc, giống như tuyên bố của thượng nghị sĩ Scott. 

Không một tờ báo nào đưa ra bình luận tiêu cực gì về tuyên bố của ông Biden và bà Harris. Trong khi đó, ông Scott đã phải hứng chịu một cuộc tấn công đa phương tiện từ các cơ quan truyền thông cánh tả lớn bao gồm cả trên Twitter. 

Những bài báo công kích gọi ông là người biện giải cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa da trắng cực đoan. Những kẻ công kích còn gọi ông bằng những biệt danh kinh khủng mang tính phân biệt chủng tộc. Twitter đã cho phép cho các cuộc tấn công chủng tộc trở thành một trào lưu lan rộng trên nền tảng này trong suốt 11 giờ trước khi quyết định đóng. 

Ông Scott hoàn toàn không phải là một nhân vật giữ vị trí chiếu lệ, tượng trưng cho sự hiện diện của người da đen trong phe Cộng hoà. Ông được đánh giá là một trong những ứng cử viên nặng ký cho chiếc ghế Tổng thống Mỹ năm 2024.

Các phương tiện truyền thông không chỉ “xoá sổ” những người không cùng quan điểm với họ mà còn xoá sổ ngay chính những phóng viên của các cơ quan báo chí khác nhau.

Tờ báo mang quan điểm cực tả New York Times đã sa thải James Bennett, biên tập viên của mục Ý kiến, vì đã dám đăng tải bài viết của thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Tom Cotton kêu gọi quân đội dập tắt các cuộc bạo loạn vào mùa hè năm 2020 ở các thành phố khắp nước Mỹ. 

Các nhà quản lý cấp cao khác cũng bị sa thải. Tại sao? Những phóng viên trẻ cho rằng ý kiến của người quản lý khiến họ thấy “không an toàn” trong môi trường làm việc.

* Phần 2: Báo chí và nền dân chủ Mỹ đang thực sự gặp rắc rối

Tiến sỹ Terry F. Buss - Chuyển ngữ: Đào Thúy

Thiết kế: Huệ Nguyễn

Big Tech đang tiếp quản nước Mỹ và thế giới

Big Tech đang tiếp quản nước Mỹ và thế giới

Tiếp theo thành công về mặt thương mại, Big Tech bắt đầu tác động đến nhận thức, thái độ, hoạt động chính trị, và hành vi bỏ phiếu của người dùng bằng cách sử dụng các thuật toán tinh vi.