{keywords}
{keywords}

Các phụ huynh mong muốn dịch bệnh được kiểm soát, con sớm được trở lại với trường lớp, thầy cô.

Thế nhưng, khi có cơ hội cho trẻ trở lại trường, thì cũng chính phụ huynh là những người chưa sẵn sàng. Ngoài việc lo ngại về dịch bệnh, thì theo nhiều gia đình, việc học trực tuyến của con đã dần đi vào nề nếp.

{keywords}

Trở lại với ngôi trường Trần Nhân Tông, bà Phạm Thị Kiều Oanh, Phó Hiệu trưởng cho biết trong trường hợp số học sinh đến trường tiếp tục ít và thậm chí không có em nào, giáo viên vẫn lên lớp, chuyển sang dạy trực tuyến ngay tại lớp học.

Mô hình dạy học này hiện cũng đang được áp dụng rộng rãi tại Bắc Giang – địa phương từng là một trong những ổ dịch lớn nhất của cả nước trong năm qua.

{keywords}

Đây chỉ là một dẫn chứng cho thấy sự thích ứng một cách nhanh chóng của các nhà trường và giáo viên trong một năm học mà việc dạy và học trực tuyến đã lan rộng ra toàn quốc.

Có người đã ví von điều này như một cuộc thay đổi ngoạn mục, học online không thể khiến nhiều người ngồi yên được nữa. Để có bài giảng tốt nhất cho học trò, giáo viên buộc phải làm mới mình. Và không chỉ ở các thành phố lớn, nơi được coi là đủ đầy hơn về trang thiết bị, hạ tầng mạng..., sự hứng khởi với một hình thức dạy học mới đã lôi cuốn cả những thầy cô ở nhiều miền quê.

Nhiều giáo viên phấn khởi khoe thành quả trên mạng xã hội, hóa ra khi phải tạm rời phấn trắng, bảng đen, nếu chịu khó mày mò, họ hoàn toàn có thể tạo nên những tiết học sinh động bởi bài giảng được tích hợp rất nhiều nội dung, tính năng. Tài nguyên giảng dạy thì vô cùng phong phú, đa dạng, dễ chia sẻ.

Không ít giáo viên chia sẻ sau thời gian đầu còn lúng túng, hiện nay việc dạy học trực tuyến của họ đã vào nề nếp. Các thầy cô cũng trong tâm thế chủ động với việc dạy học on – off ở bất kỳ thời điểm nào.

Chắc chắn trong thời gian sắp tới, trường học trong cả nước sẽ từng bước được mở cửa trở lại. Nhưng đối với giáo viên đứng lớp hay cán bộ quản lý trực tiếp ở cơ sở, họ đã nhìn ra tương lai của học trực tuyến và khẳng định phương thức học này sẽ không hoàn toàn dừng mà sẽ linh hoạt hơn.

{keywords}

Nhìn nhận ở góc độ người làm nghiên cứu, PGS.TS Chu Cẩm Thơ (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cho rằng, đằng sau điều kỳ diệu về học online ở Việt Nam, thì còn nhiều bất cập của việc học trực tuyến.

Thứ nhất là yếu tố ngoại cảnh là hạ tầng, cơ sở vật chất (đường truyền, máy tính,...) thiếu thốn.

{keywords}

Thứ hai là thiếu một hệ thống để dạy học trực tuyến đầy đủ, trong đó hỗ trợ bài toán quản trị, dạy học ứng dụng công nghệ và có thể đánh giá trong quá trình dạy học. Hiện nay có nhiều phần mềm, ứng dụng được sử dụng cho việc học trực tuyến, tuy nhiên, đang mới dừng lại đúng tính chất là “meeting” để ứng dụng cho lớp học ảo, và những công cụ còn rời rạc để hỗ trợ những hoạt động khác nhau của quá trình dạy học, chứ chưa đúng nghĩa là hệ thống công nghệ để dạy học trực tuyến.

Hệ thống dạy học trực tuyến đầy đủ phải phải đảm bảo một số điều kiện về chức năng giáo dục bên trong, ngoài điều kiện bên ngoài về cơ sở vật chất như đường truyền, máy tính,…

Thứ ba là kỹ năng dạy của giáo viên và kỹ năng học của học sinh và cả kỹ năng đồng hành của phụ huynh...

Theo bà Thơ, hiện nay, tất cả việc giảng dạy đều được bê nguyên lên trên lớp học trực tuyến như trực tiếp. Rõ ràng “không gian ảo” không hề phù hợp với việc dạy học các kỹ năng ở mức độ nhận biết,... Do đó, mọi người phàn nàn học sinh không đáp ứng được là điều đương nhiên.

Nếu “bê nguyên” thời gian học trực tiếp lên trực tuyến thì dẫn đến việc học sinh phải làm việc khoảng 6 tiếng mỗi ngày trên máy tính và về lâu dài rất ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm sự chú ý của các em trong học tập.

Người thầy cũng thêm vai trò như là một huấn luyện viên khi dẫn dắt, hướng dẫn kỹ năng công nghệ cho học sinh. Trong môi trường công nghệ, người thầy phải thêm vai trò huấn luyện. Nhưng để làm được điều này, giáo viên cũng phải có hiểu biết về sử dụng công nghệ (giao tiếp, biểu đạt thông tin, thiết kế bài học,...). Nếu không, thì vừa làm mệt vừa phản ứng ngược.

Bên cạnh đó, các giáo viên cũng cần có thêm tư duy công dân số và an toàn số. Đã xác định dạy học trên trường học công nghệ, không gian thế giới phẳng, thì cần hòa nhập cộng đồng và học cách chịu nhiều sự giám sát hơn so với lớp học an toàn trên trường học trực tiếp.

{keywords}

Trả lời chất vấn Quốc hội hồi tháng 11 vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết chưa thể có một đánh giá toàn diện về học online ở thời điểm này. Dù vậy, ông Sơn khẳng định, với sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thì “trong ứng phó với nguy thì có cơ”.

Khi chuyển đổi trạng thái nền giáo dục từ bình thường sang ứng phó dịch bệnh, từ trực tiếp sang trực tuyến thì đây chính là một cơ hội quan trọng để đổi mới, thay đổi thói quen cũ.

“Chúng ta đang tiến hành đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo theo Nghị quyết 29. Có nhiều việc đã làm được, có những việc dù có dịch hay không thì vẫn quyết tâm làm. Nhưng những vấn đề thói quen, thay đổi, kỹ năng thì nhân dịp này phải chuyển đổi” – ông Sơn nói.

Theo thống kê chung, hiện toàn quốc có 28 tỉnh thành đang tổ chức cho học sinh học trực tiếp, số còn lại chỗ trực tiếp, chỗ trực tuyến. Số lượng học sinh đang học trực tuyến lên tới 6,7 triệu em.

{keywords}

Phương Chi